Phật học 14/05/2013 13:59 (GMT+7)
HT. Thích Thanh Từ
GN - Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, đa số ai cũng thuộc lòng như thế.
Ngày trước khi tôi còn trẻ, có một vị Phật tử thắc mắc hỏi:
- “Bạch Thầy, thường bài kệ phải đủ bốn câu, sao bài kệ này có hai câu, còn hai câu nữa ở đâu?”
Tôn tượng Đức Phật đản sinh
Sau này đọc kinh A-hàm, tôi mới giật mình thực tình mình dốt rõ ràng. Trong A-hàm có ghi bốn câu đàng hoàng, chớ không phải chỉ hai câu. Bốn câu đó nguyên văn chữ Hán là:
"Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử."
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử."
Chính bốn câu này mới nói lên hết ý nghĩa thâm trầm về câu nói của Đức Phật khi mới ra đời. Chúng ta sẽ thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển sai biệt ở chỗ nào? Gần đây Phật tử hay hỏi:
- “Đạo Phật là đạo vô ngã, tại sao Đức Phật mới ra đời một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói “Duy ngã độc tôn”, như vậy Ngài đề cao cái ngã quá mức rồi, thế thì việc này có mâu thuẫn với giáo lý vô ngã không?”.
Đó là vấn đề mà tất cả huynh đệ cần phải nắm cho vững. Tra cứu lại tôi thấy rõ ràng, nếu xét về bốn câu kệ đó với tinh thần Nguyên thủy thì dẫn đủ bốn câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có ta là hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất cả thế gian, ta đã vượt khỏi sanh già bệnh chết. Phật hơn tất cả thế gian vì Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết. Đó là cái hơn theo tinh thần Nguyên thủy. Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã.
Tại sao chư Tổ Việt Nam không dùng hết bốn câu, lại dùng hai câu thôi, có ý nghĩa gì? Đâu phải các Ngài không đọc qua bài kệ đó, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ có thể bị nghi ngờ ở điểm này. Bởi vì tinh thần Phật giáo Phát triển đi thẳng vào ngã của Pháp thân, chớ không phải cái ngã của thân này. Nên nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là chỉ cho ngã Pháp thân.
Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa gì nên giáo lý nói vô ngã. Vô ngã là vô cái ngã tứ đại ngũ uẩn, nhưng Pháp thân là thể bất sanh bất diệt, nó trên hết. Vì vậy Phật nói “Duy ngã độc tôn”. Trong kinh Kim cang có bài kệ:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
dĩ âm thanh cầu ngã,
thị nhân hành tà đạo,
bất năng kiến Như Lai”,
dĩ âm thanh cầu ngã,
thị nhân hành tà đạo,
bất năng kiến Như Lai”,
tức là nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai. Như vậy chữ Ngã này chỉ cho ngã gì? Ngã của Pháp thân nên không thể dùng sắc tướng, âm thanh mà cầu. Nếu ai dùng sắc tướng âm thanh mà cầu Pháp thân, đó là tà.
Giáo lý Phát triển đề cao ngã là cái ngã Pháp thân. Theo tinh thần Phật giáo Phát triển, chúng ta tu phải giác ngộ được Pháp thân, mới giải thoát sanh tử. Từ đó ta thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và tinh thần Phật giáo phát triển có chỗ khác nhau. Phật giáo Nguyên thủy nhắm vào điểm Phật đã vượt qua sanh tử của chúng sanh nên nói Ngài hơn hết. Phật giáo Phát triển nhắm vào Pháp thân của chúng ta, là cái không sanh không diệt nên nói hơn hết. Hiểu như vậy mới có thể trả lời câu hỏi trên của Phật tử mà không bị lúng túng.
Có một Phật tử hỏi chúng tôi:
- “Thưa Thầy, Phật tử tu theo đạo Phật, hiện tại bản thân, gia đình, xã hội có lợi ích gì?”.
Tôi thường dạy Phật tử tu là cốt chuyển đổi ba nghiệp thân, khẩu, ý. Cho nên nói tới tu là nói tới sự chuyển hóa, biến cái dở xấu trở thành cái hay tốt. Nói cụ thể hơn về tu ba nghiệp nghĩa là ngày xưa chưa biết tu vị đó sát sanh, trộm cắp, tà dâm v.v... Bây giờ biết tu rồi thì không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Nếu tích cực hơn, hồi xưa vị đó sát sanh, bây giờ biết tu rồi chuyển lại chẳng những không sát sanh mà còn phóng sanh, không phạm tội trộm cắp mà còn tập hạnh bố thí, không tà dâm mà còn khuyến khích những người chung quanh giữ hạnh trinh bạch.
Hồi xưa chưa biết tu ta nói dối, nói hai lưỡi, nói hung dữ, nói thêu dệt vô nghĩa. Bây giờ chặng đầu của sự tu là bớt nói dối, bớt nói hai lưỡi, bớt nói hung dữ, bớt nói thêu dệt. Qua chặng thứ hai phải tiến lên, khi xưa mình nói dối thì bây giờ luôn luôn nói lời chân thật; khi xưa nói hai lưỡi tức nói ly gián, bây giờ nói lời hòa hợp; khi xưa nói lời hung dữ ác độc, bây giờ nói lời hiền hòa nhã nhặn, khi xưa nói lời thêu dệt vô nghĩa, bây giờ nói lời hợp lý.
Ngày xưa tâm ý nhiều tham, nhiều sân, nhiều si, bây giờ bớt tham, bớt sân, bớt si, đó là chặng số một. Qua chặng thứ hai, chẳng những bớt tham mà còn tập thương người cứu vật, chia sẻ giúp đỡ kẻ cơ hàn. Chẳng những bớt sân mà còn tập trải lòng từ bi đến khắp mọi người. Chẳng những bớt si mà còn tập mở mang trí tuệ theo Chánh pháp. Như vậy thay vì tham sân si, bây giờ đổi lại thành bố thí, từ bi, trí tuệ. Đó là tu.
Lá Bồ đề
Nếu một Phật tử, bản thân không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, bớt tham sân si, như vậy có lợi ích chưa? Bản thân có lợi ích cụ thể rồi. Nếu một thành viên trong gia đình tốt như vậy, tự nhiên gia đình cũng an vui, xã hội cũng tốt theo. Rõ ràng việc tu có lợi ích thiết thực cho mọi người và xã hội.
Lúc tôi đi giảng ở Rạch Giá với thầy Huyền Vi, đề tài giảng là giáo lý Nhị thừa. Trong đó nói về tứ thiền, bát định cho tới tứ quả Thanh văn. Vì thuộc bài nên tôi giảng tương đối cũng rõ. Sau khi giảng xong, có một Phật tử quỳ thưa:
- “Thưa Thầy, Thầy giảng về tứ thiền, bát định và tứ quả Thanh văn, chúng con nghe hiểu rồi, nhưng xin hỏi thật trong các tầng thiền định và quả vị đó, Thầy đã chứng được cái nào rồi?”.
- “Đạo hữu quên rồi sao, trong kinh thường nói người tu chứng giống như kẻ uống nước nóng lạnh tự biết, làm sao nói cho đạo hữu nghe được”.
Chúng tôi cứ quen học hiểu, mà không có thì giờ tu. Một đêm nhiều lắm là tụng kinh đủ hai thời, đôi khi thiếu nữa. Nhất là làm giảng sư được quyền nghỉ để nghiên cứu bài vở, nên tu lếu lếu thôi, chẳng có tới đâu. Chừng khi giảng mình học bài kỹ, nói cho người ta nghe hiểu, Phật tử tưởng mình đã chứng khá khá rồi, khi hỏi lại mình chới với không giải quyết được. Gặp phải câu hỏi trên, lòng tôi bất an vô cùng, vì thấy mình giống như cái máy thâu thanh. Thu lời của những bậc thầy đi trước, rồi phát ra y như vậy, chớ bản thân chưa có gì hết. Do đó tôi thầm nguyện, lúc nào đủ duyên mình phải tìm chỗ tu để yên lòng một chút, chớ nói hay mà làm không được, thật khổ tâm quá. Đó là lý do sau này tôi tìm lên núi tu thiền.
Tôi kể lại những điều này cho Tăng Ni thấy bổn phận của một người Thầy không giản đơn như mình tưởng. Ta phải nói thế nào cho người hiểu, kế họ hỏi tới công phu tu hành mình cũng phải biết, không thể lúng túng được. Muốn thế chúng ta phải có tu. Tu thế nào? Trong các thời khóa tụng của nhà thiền, thường nhất là kinh Bát-nhã. Bát-nhã là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch trí tuệ, loại trí tuệ siêu xuất thế gian, chứ không phải trí tuệ thường. Muốn bước vào cửa thiền trước tiên phải thâm nhập lý Bát-nhã.
Lý Bát-nhã còn được gọi là cửa Không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại sao chúng ta tu thiền phải đi từ cửa Không? Vì nếu thấy thân này thật, đối với ngoại cảnh, từ con người cho tới muôn vật, chúng ta đều thấy thật hết thì tâm sẽ chạy theo nó. Bây giờ, muốn tâm không chạy theo, chúng ta phải quán sát kỹ tất cả sự vật ở ngoài cũng do duyên hợp, không thật. Cái nhà từ khoảnh đất trống, ta dựng cây cối, gạch ngói v.v… để thành cái nhà.
Do vậy cái nhà là tướng duyên hợp. Do duyên hợp nên có ngày nó phải bại hoại, tường vách đổ sụp. Những gì duyên hợp đều hư dối. Từ cái nhà cho đến mọi sự mọi vật, có thứ nào không phải duyên hợp đâu, nên chúng sẽ đi đến bại hoại. Biết rõ như vậy mới không dính mắc với cảnh bên ngoài. Không dính mắc ngoại cảnh thì tâm mới an định được, còn dính mắc thì không bao giờ an định.
Thí dụ như quý Phật tử vừa mới to tiếng với ai đó chừng nửa giờ, bây giờ vô ngồi thiền có yên không? Vừa ngồi vừa tiếp tục cãi, không cãi bằng miệng mà cãi bằng tâm. Họ nói câu đó là sao, mình phải trả lời thế nào cho xứng v.v… cứ ôn tới ôn lui hoài. Vì chúng ta thấy câu nói thật nên không bỏ được. Nếu ta quán con người đó không thật thì lời nói của họ có thật đâu, tất cả là chuyện rỗng, có gì quan trọng. Thấy vậy liền buông nhẹ. Buông được thì ngồi thiền mới yên. Cho nên trước tiên bước vào cửa thiền, chúng ta phải đi từ lý Bát-nhã, dẹp bỏ tất cả những cố chấp của mình.
Kinh Bát-nhã nói “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc” nghĩa thế nào? Bây giờ tôi dẫn câu chuyện xưa thế này. Đời Đường, có hai vị thiền sư trẻ Trí Tạng và Huệ Tạng, đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai huynh đệ ra ngoài vườn chơi.
Ngài Trí Tạng hỏi ngài Huệ Tạng:
- Sư đệ biết bắt hư không chăng?.
Ngài Huệ Tạng trả lời:
- Biết.
- Làm sao bắt?
Ngài Huệ Tạng liền đưa tay ra ôm hư không. Ngài Trí Tạng quở:
- Bắt như vậy làm sao được hư không?
Ngài Huệ Tạng hỏi:
- Huynh làm sao bắt?
Ngài Trí Tạng liền nắm lấy lỗ mũi Huệ Tạng lôi đi. Ngài Huệ Tạng la:
- Nắm như vậy chết người ta, buông ra!
Ngài Trí Tạng nói:
- Bắt như vậy mới được hư không.
Câu chuyện này có đạo lý gì? Lỗ mũi tuy là hình thức vật chất, nhưng bên trong trống rỗng. Nắm cái sắc thì trong đó đã có cái không rồi. Đây là nghĩa sắc tức thị không. Nếu ôm hư không bên ngoài thì làm sao nắm được hư không? Như bình hoa trước mắt chúng ta, nếu bỏ mấy cọng hoa mỗi nơi mỗi cái thì bình hoa không còn. “Bình hoa” là giả danh, do đủ duyên hợp lại mới có, nếu thiếu duyên bình hoa không còn nữa. Nên nói thể bình hoa là không, do duyên hợp tạm có. Ngay nơi bình hoa chúng ta biết tánh nó là không. Tuy tánh không nhưng đủ duyên hợp lại thì thành bình hoa.
Như vậy lý không ở đây không phải không ngơ, mà là không có chủ thể cố định. Duyên hợp tạm có, duyên ly tán trở về không. Hoa khi phân tán khắp nơi, chỉ còn lại bình không, nếu ta cặm vào đó các hoa khác thì có bình hoa trở lại, nên nói “không tức là sắc”. Rõ ràng sắc và không đều không thật. Nói sắc nói không nhằm chỉ ra lý duyên hợp, đủ duyên thì không biến thành sắc, thiếu duyên thì sắc biến thành không. Nên ngay khi duyên hợp, tánh nó vẫn là không. Vì vậy kinh Bát-nhã nói “không” tất cả: không nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, không sắc, thanh, hương… Không là nói đến thể của tất cả các pháp. Tất cả pháp chỉ có giả danh, không có thật thể.
Từ đó chúng ta dùng trí quán xét hết các sự vật bên ngoài, đều là duyên hợp tánh không. Biết như thế là tỉnh, hết mê. Cho nên biết được lý tánh không rồi, chúng ta mới bỏ được vọng tưởng điên đảo, các vị Bồ-tát mới có thể tu hành tiến lên thành Phật. Dùng trí tuệ Bát-nhã tức là dùng thanh kiếm bén ruồng hết sáu trần, không chấp không kẹt. Không chấp thì ngồi thiền êm ru, không nghĩ, không tính. Vừa chợt nhớ gì liền tự nhắc “Nó giả dối, có thật đâu mà nhớ”.
Thế nên bước vào cửa Không phải thấy rõ:
- Một, tất cả cảnh sắc đều hư dối, tự tánh là không.
- Hai, thân tứ đại duyên hợp hư dối, tự tánh là không.
- Ba, tâm vọng tưởng sanh diệt hư dối, tự tánh là không.
Hiểu rõ và thực hành đúng lời Phật dạy mới xứng đáng là đệ tử của Phật, mới có thể đền ân Phật Tổ và đầy đủ tư lương để trả nợ đàn na tín thí.
HT. Thích Thanh Từ
Theo: trang Giác Ngộ online.
giáo đọc được 2 phần rồi đó. Ko phải là phật tử mà đọc và suy ngẫm như thế là tốt phải ko chị? sẽ đến nữa và đọc cho hết, rất hay và thấm thía!
ReplyDeleteHòa Thượng Thích Thanh Từ giảng pháp rất giản dị mà thâm sâu. Đọc dễ hiểu Giáo ạ. Rỗi thì nên tìm đọc, để thấy cuộc đời gian nan cũng sẽ nhẹ mà bước qua.
Deletegiáo đọc hết rồi chị ui! có thể từ từ giáo sẽ thiền được cũng nên, giờ thì chưa, hehe...
DeleteTrời! đừng có mà cố rồi tẩu hỏa nhập.. Giáo nha Giáo ui!
DeleteĐọc thầy mới hiểu thêm thế nào là TU chị nhỉ!
ReplyDeleteNam mô bổn sư Phật thích ca mầu ni! Ngày mới an lạc chị nhé!
Tối đi chùa tụng kinh, cũng hay em ạ.
DeleteNhiều tài liệu quá nhiều khi Ong đọc bị rối, đọc bài này thầy giảng cũng dễ hiểu.thực tế để không nói những lời phù phiếm mà Ong bị thầy chỉnh không biết bao lần. Còn bớt tham, bớt sân , bớt si bước mọt rồi bước hai thì đến tuổi chị em mình có lẽ cũng phải ráng học dài dài may ra chị nhỉ!
ReplyDeleteMỗi ngày đọc một ít, để thấy cuộc đời thế mà bình lặng em nhỉ?
DeleteĐẠO là Con đường, Con đường dẫn đến An Lạc. Trên Con đường đó Đức Phật dạy "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi". Bên đạo Thiên chúa nói hơi khác nhưng cũng có y nghĩa tương tự "Mỗi người phải tự vác lấy cái Thánh giá của chính mình"...
ReplyDeleteBằng một cách nào đó, tùy theo nhân duyên, tìm tòi, học tập..., mỗi người sẽ phải đi trọn Con đường của chính mình...
Đúng là "Mỗi người phải tự vác lấy cái Thánh giá của chính mình" để mà bước đi trên con đường mình đi anh Hiệp nhỉ! Cám ơn anh.
DeleteNô cũng thắc mắc câu: "Duy ngã độc tôn". Ở đây, thầy TTT giảng phải hiểu là ngã pháp thân, chứ không phải ngã tứ đại ngũ uẩn. Nhưng không nghe thầy giảng câu thứ ba: Nhất thiết thế gian nghĩa là gì!? Thành ra mù mờ vẫn hoàn mù mờ! Khổ cho cái đầu bã mía của Nô quá!
ReplyDelete"Đó là vấn đề mà tất cả huynh đệ cần phải nắm cho vững. Tra cứu lại tôi thấy rõ ràng, nếu xét về bốn câu kệ đó với tinh thần Nguyên thủy thì dẫn đủ bốn câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có ta là hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất cả thế gian, ta đã vượt khỏi sanh già bệnh chết. Phật hơn tất cả thế gian vì Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết. Đó là cái hơn theo tinh thần Nguyên thủy. Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã."
DeleteThầy có giảng đó Nô à. Còn muốn hiểu nghĩa từng chữ Hán nữa thì để chị viết ra nghĩa từng chữ cho Nô nhé!
DeleteChị ơi em copy chị nhé. Em muốn đọc thêm vài lần nữa. Chúc chị mạnh khỏe và vui chị nhé!
ReplyDeleteEm cứ đưa nguyên si về trang nhà cho bạn bè của em bên ấy cùng đọc cũng tốt em ạ! Chúc em mùa Phật đản bình an.
DeleteCó một điều tôi cũng hơi thắc mắc nữa chị M., nếu theo như những gì kinh sách đã nói, thì Tất Đạt Đa sinh ra đã là Phật rồi, mới sinh ngài đã đi bảy bước, có sen vàng đỡ bước chân, rồng vàng phun nước tắm, tay chỉ trời tay chỉ đất nói bốn câu như chị đã dẫn bên trên. Nếu thế thì sau này ngài đâu cần phải vào rừng nằm gai nếm mật, nhịn đói nhịn khát tầm sư học Đạo Bà La Môn làm gì nữa? Rồi cuối cùng bằng những nỗ lực sống chết tự thân, ngài mới tìm ra được cho mình con đường giải thoát?
ReplyDeleteCó gì khác biệt giữa một hài nhi thần thoại như thế, với một Đức Phật bằng xương bằng thịt suýt chết đói nếu không nhờ bát sữa của một thôn nữ, và giác ngộ bằng chính con đường tự thân?
Bu tui xin nêu ra đây suy nghĩ của mình về phần đầu bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ, mong chủ nhà và các bạn chỉ giáo thêm:
ReplyDelete1- Hiện nay có hai xu hướng quan niệm về đức Phật, đấy là xu hướng lịch sử và xu hướng thần thoại hóa.
Với xu hướng lịch sử thì thái tử Tất Đạt Đa lúc sơ sinh giống y những đứa trẻ khác, khóc oe oe, bú sữa mẹ và tuần tự biết lật, biết bò, biết đi, ba tuổi biết nói. Với riêng thái tử, 29 tuổi tu theo khổ hạnh đến 35 tuổi không đạt mục đích, ngài đi vào trung đạo, kiên trì thiền định mới ngộ ra thiên nhãn minh, túc mạng minh, lậu tận minh, và tìm ra con đường giải thoát. Học giả H.W. SCHUMANN viết trong sách Đức Phật lịch sử, sau khi tìm ra chân lý “Ngài liền cất tiếng reo vang bày tỏ niềm cực lạc:
“ Giải thoát vẹn toàn
Đây là đời cuối cùng
Không còn tái sinh nữa”
(tác gải ĐPLS dẫn theo Trung bộ kinh, bản dịch của PTS)
Với xu hướng thần thoại hóa, đức Phật biến thành siêu nhân, không tưởng. Có lẽ tác giả TINH VÂN ĐẠI SƯ trong sách “Thích ca Mâu ni Phật” trung thành với xu hướng này. Tác giả viết: “Sau khi thái tử sinh ra không lâu đã tự đi được bảy bước, ngước mắt nhìn bốn phương , miệng oa oa như nói “Ta là người trời sinh ra sau cùng ở trần gian. Để thành Phật ta mới inh ra ở nhân gian, ta là một người hiểu biết vô cùng tôn kinh và vĩ đại trong nhân gian, ta cần phải cứu giúp mọi chúng sinh”
Đoạn trích này đồng nghĩa với bốn câu kệ mà thầy Thanh Từ đã dẫn ra:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử
Với cách đọc của con người ở thế kỷ 21 này liệu ta có thể tin một đứa bé mới sinh nói được như thế không?
2- Thầy Thanh Từ đã từng giảng rất hay về sự cứu độ chúng sinh của Quán thế âm bồ tát. Khi bị lửa cháy thì chỉ cần niện hồng danh Quán thế âm bồ tát là sẽ không bị cháy bỏng. Thầy hỏi người nghe: “Bây giờ có vị nào dám nhảy vào lửa và niện Quán thế âm không để khỏi cháy bỏng không?? Chắc là không rồi. Quý vị nên hiểu rằng lửa nói ở đây là lửa trong tâm, Quán thế âm là phật tánh cũng ở trong tâm…”. Tiếc thay khi nêu vấn đề đứa bé mới sinh ra biết đi biết nói giọng Phật mà thầy không nói thêm đấy chỉ là khát vọng của chúng sinh về một ông Phật đã tu hành thành chánh quả.
Có vẻ như thầy cũng chấp nhận con người thần thoại của của một vị Phật hài nhi vừa mới sinh ra trên đời.
3- Thầy Thanh Từ nói có lý, ngã trong bốn câu kệ trên là ngã pháp thân chứ không phải cái ngả do ngũ uẩn tạo nên. Vậy Pháp thân là gì. Nếu không hiểu Pháp thân sẽ không hiểu lời giảng của thầy Thanh Từ. Theo bu biết, Phật có ba thân: Pháp thân, báo thân và ứng thân. Trong đó pháp thân là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với chân như là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp, là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy.
(Chúc chủ nhà và các bạn mùa Phật Đản an lành. 15.4. Quý tị)
Chư hạnh vô thường.
ReplyDelete[img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/89/l/B5h.NS3O3PlCYAHEdNxjrg.jpg [/img]
Cám ơn Ruchung đã trả lời hộ.
DeleteCâu đó đời sau gán cho Thích Ca. E đồng tình với ý kiến bác Bu.
ReplyDeleteSang nhà chị không những học được ở entry mà còn học từ ở các bạn nữa chứ.
ReplyDeleteMùa lễ Phật Đản an lạc chị nhé
Chị cũng qua những góp ý của bạn bè đó mà học tập được nhiều em ạ!
DeleteDear Anh Hiệp và anh Bulukhin, cc: Toro
ReplyDeleteCám ơn anh Hiệp đã đưa ra những nghi vấn và anh Bu đã đưa những biện luận giải đáp, những suy tư ấy không ít trong chúng ta cùng từng nghĩ đến nhưng ta cứ mặc nhiên chấp nhận những sự kiện mang tính thần thoại của lịch sử đó. Tuy nhiên để giải thích được những nghi vấn của anh Hiệp thì ngoài tầm của M, M sẽ gửi hai comments của hai anh cho thầy của M giải đáp hộ, sẽ có entry sau nhé!
Nếu bạn gửi hai ý kiên của Bu và PNH cho nhà sư nào đọc và có ý kiến thì bu tui cảm ơn lắm, đang đợi chờ đây
DeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteEm bị lỗi, bài viết và các comment của của các anh chị giúp em hiểu thêm về phật giáo, rất bổ ích, em xin cảm ơn ạ !
ReplyDeleteChị!
ReplyDeleteEm cũng đồng tình với ý kiến của anh Bu và anh PNH...
Các lời nói này của thái tử còn nói ra lúc con nít . Nó là một công án mà Thiền sư Vân Môn Văn Yèn đáp lại bằng một công án khác.
ReplyDeleteTheo thiển ý thí hồi đó ngài đả thấy : mọi người trong thế gian (từ chỗ tham chiếu là trời trở lên và trở xuống không sót chỗ nào ) đều cho cái ta của chính mình là số 1 nên mới bị sinh lão chi phối