Friday, November 10, 2017

Bà nội của mấy đứa con tôi !



Mỗi lần nghĩ về bà, là tôi thấy hiện lên hình ảnh của một người mẹ suốt cả cuộc đời chỉ biết tần tảo, tận tụy, chắt chiu dành dụm để lo cho gia đình và lo cho 6 đứa con của ông bà và nỗi đau đáu xót xa về đứa con riêng mà bà phải xa từ khi con lên 7 tuổi.

Trước 75 ông bà sống trong xóm lao động, sau 75 mới về lại quê ngoại, sống với vườn nhãn nhỏ nhoi của mình. Vậy mà tiền do ông chạy xe xích lô máy hay tiền bán từng cân nhãn, bà tằn tiện dành dụm, công tâm lo cho từng đứa con, bà hướng dẫn các con phải tự thân mà bươi chải trong cuộc đời.

Bây giờ các cô, chú đã có gia đình ổn định của riêng mình, trong từng mái nhà ấm cúng đó có phần lớn công sức của cha mẹ, mà phần lớn do công mẹ chắt chiu dành dụm mà có!

Bà, trong những tháng năm về già, tiền con cái chúng tôi cho bà là bà gom lại, mua từng phân vàng.. bà không bồi bổ, hoang phí gì cho riêng mình mà chỉ lo nghĩ đến mai sau.

Mấy năm gần đây, mỗi lễ tết, hay những lần có dịp về thăm bà, bà dẫn tôi ra sau vườn, chỉ hai vuông đất và nói với tôi:

🍁 Sau này trăm tuổi, tiền hậu sự má lo cho ba và má xong rồi, con lo cho ba má nhiều rồi, nên khi ba hay má chết con không cần lo nữa, má giao nhiệm vụ có mấy đứa em rồi!

Người bà của các con tôi như thế đó, lo cho các con và còn cả cái hậu sự của riêng mình.

Nước luôn chảy xuôi!

Bây giờ Bà đã đi xa, đã rời cõi trần dằn vặt này rồi! Trong từng đứa con luôn có bà trong nỗi niềm của riêng mình!

☘️🍁☘️

TTM
23/09-10/11/2017 - 7 tuần, Đinh Dậu.
Ps: hình chụp vào tết Bính Thân
Thuộc Nhiêu, 05/02/2016


--> Read more..

Sunday, August 20, 2017

BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG..



Cho tới năm 1983, tôi cũng không nhớ là tôi dùng cái bàn chải đánh răng ấy bao lâu rồi. Tôi chỉ nhớ năm ấy tôi phải đi học lớp "bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ" một năm do cấp Bộ mở cho cấp Sở các tỉnh thành.

💔 Thế là hàng tuần, để con trai út Huỳnh Lâm 6 tháng tuổi ở nhà, tôi khăn gói từ BH lên SG ở nội trú trong trường để đi học.

Ngoài những lần ra SG họp hành, thì đó cũng là lần tôi trở về SG ở lâu như thế. Trường là một toà nhà lớn (của ai để lại tôi cũng quên rồi) nhìn ra cái cảng Nhà Rồng.

☘️ Cùng học với tôi còn có các cô bạn ở cấp huyện cùng ngành. Dù là cấp trên của các bạn, lương khi ấy 46 hay 55 gì đó, tôi cũng quên rồi! Nói chung, lương của tôi cao hơn các bạn ấy, còn các bạn ở huyện ngoài lương còn có các khoản thu nhập khác, nên khi ở nội trú thì tôi mới thấy, ngoài việc làm lớp phó, đôi khi ngoài giờ lên lớp để hướng dẫn lại những bài tập nghiệp vụ cho các bạn trong lớp ra, thì tôi nghèo xơ xác!

💔 Mỗi buổi sáng, buổi trưa, buổi tối cùng các bạn ra sàn nước để đánh răng. Tôi mới nhìn thấy cái bàn chải của mình cứng, thô, "te tua".. tôi không đem kem đánh răng đi nên cô bạn thân cho tôi dùng chung.

Thủa ấy, ngoài các bàn chải đánh răng và kem đánh răng quen thuộc đã thay chủ, thì tôi không biết đến hàng Thái Lan lúc ấy bán đầy ở chợ Cũ, đường Huỳnh Thúc Kháng SG.

💔 Nhưng dù có biết tôi cũng chẳng dám mua, nó còn cao giá hơn ly nước mía mà tôi thèm còn không dám mua uống nữa là!

💥 Cô bạn thân ở cấp huyện của tôi, một hôm đã ra đó mua về cho tôi cái bàn chải đánh răng mới! Lúc ấy tôi mới biết đến sản phẩm của Thái Lan. Mới biết là sau 75, nước Thái và một số nước Đông Nam Á khác, trong thời tôi học ĐH ở SG, thì những nước ấy còn nghèo còn thua VN, vậy mà VN mình năm ấy vẫn đóng cửa, nhưng hàng hoá của đất nước ấy lại tuồn về VN. Những thương hiệu hàng hoá của VN trước 75 đã di chuyển đi đâu!

💔 Và tôi, sau khi mãn khoá học, cái bàn chải đánh răng ấy vẫn được tôi dùng đến hết năm 1986..

💥 Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa bỏ được thói quen, dù khuyến cáo vài tháng phải đổi bàn chải đánh răng, thấy nó còn dùng tốt, không đau nướu răng là tôi vẫn giữ để dùng. Sau khi thay, tôi giữ lại để chải lông mày cho sạch bụi ở mảng da đó. Và giữ lại làm việc khác khi cần.

💓 Còn bộ bàn chải đánh răng này do Dọt Thọ Kim mua cho tôi hôm CN vừa rồi. Nhưng cái cũ vẫn còn dùng tốt Kim à!

TTM
19/8/17
#HồiỨcNằmĐâuĐó


--> Read more..

Monday, August 7, 2017

45 độ làm người; 90 độ làm việc; 180 độ xử thế; 360 độ hành sự!


Đọc xong cái tiêu đề của bài viết, thấy hình như những góc toán học hiện ra:

✨ 45 độ là một nửa góc vuông,
✨ 90 độ là một cái vuông góc,
✨ 180 độ là một mặt phẳng,
✨ 360 độ thì tròn xoe đến chóng mặt.

☘️

Vậy mà người ta lại nhân cách hóa đi những góc độ đó, tư tưởng của nhân loại thật phong phú. Và làm theo được như bài viết là cả một vấn đề !

✨ 45 độ làm người:
Khiêm nhường khiến bạn đẹp hơn trong mắt người khác.

✨ 90 độ làm việc:
Vuông vắn, công bằng và ngay chính như một người quân tử.

✨ 180 độ xử thế:
Đối đãi với người khác bằng sự chân thành.

✨ 360 độ hành sự:
Làm việc tròn trịa, chu đáo, hoàn mỹ.

🌞
Mấy hôm nay ngày nào cũng thế, sau khi làm vội vài việc ở nhà xong, vác cái laptop lên vai rồi đi bộ đến nơi làm việc, trời mát mẻ, vậy mà mồ hôi mồ kê cứ tuôn từ trên trán xuống mặt, xuống cả mắt, làm đôi mắt cay cay..

. Trên đường đi, dù dưới lề đường nhiều rác, nhưng trên cây thì hoa vẫn nở, khổ thế, cảnh vật dễ thương nên lại móc cái điện thoại ra chụp vài cảnh, tiện tay selfie vội cho mình một tấm.

. Đến văn phòng, mở máy, mở điện thoại ra, thấy bài viết là lạ. Sau khi đọc xong bài viết thấy những giọt mồ hôi trên gương mặt chợt.. mát rượi!

. Kiếp người là thế! phải nỗ lực thôi bà già ạ!

. TTM
03/08/2017



☘️🔥☘️

45 độ làm người; 90 độ làm việc; 180 độ xử thế; 360 độ hành sự! 

✨ 45 độ làm người:
Khiêm nhường khiến bạn đẹp hơn trong mắt người khác

. 45 độ là phải biết cúi đầu, hạ mình. Con người sống trên đời nên biết khom lưng, hạ mình một chút, nhìn thẳng vào con đường phía trước, dùng thái độ khiêm nhường mà bước từng bước vững chắc, để từng dấu chân vẫn in hằn dấu ấn của bản thân mình.

. Đừng tự cao tự đại chỉ vì thành công trước mắt, cũng đừng suy sụp chỉ vì thất bại nhất thời. Mỗi người đều có một sở trường, một “tinh hoa” của riêng mình, ai cũng cao quý, cũng đáng trọng. Hãy tự biết trân quý bản thân và trân quý người bạn gặp hôm nay. “Người ta là hoa đất”, ai cũng đáng để yêu thương.

. Bông lúa trĩu hạt là bông lúa rủ. Khiêm nhường không có nghĩa là kém cỏi, hạ mình hay tự ti, hổ thẹn. Đứng giữa đất trời bao la này, chúng ta chỉ là một hạt bụi. Đứng giữa trí huệ đồ sộ, tinh tế của vũ trụ mênh mông, thăm thẳm này tri thức của chúng ta chỉ gói gọn trong mấy chục năm cuộc đời. Chúng ta lấy gì ra để tự hào đây?

. Khiêm nhường sẽ giúp bạn nhìn thấy những điểm còn thiếu sót ở bản thân để không ngừng hoàn thiện mình, như vậy bạn sẽ ngày càng đẹp hơn trong mắt người khác.

☘️

✨ 90 độ làm việc:
Vuông vắn, công bằng và ngay chính như một người quân tử

. 90 độ là một góc vuông, là thẳng thắn, chính trực. Cũng giống như người ta khi làm việc phải vuông vắn, công bằng, ngay chính, vô tư, quang minh lỗi lạc như một người quân tử.

. Muốn làm được điều này thì ắt phải buông bỏ tư tâm của mình, không vì thiên vị, yêu ghét cá nhân và mở cửa sau cho người khác. Mỗi người chúng ta sinh ra đã mang theo dáng vẻ, tính cách và điều kiện sống khác nhau. Nhưng chúng ta đều có một điểm chung là khát khao thành công và yêu thương.

. Có thể giữ gìn sự công bằng, trao lại những điều trân quý cho những người đáng được nhận nó cũng chính là đang giúp thế giới này tốt đẹp hơn, cuộc sống này đáng sống hơn vậy.

☘️

✨ 180 độ xử thế:
Đối đãi với người khác bằng sự chân thành

180 độ là một đường thẳng tắp. Nghĩa là trong đời người ta phải giữ được chữ “Chân”, đối xử với người khác bằng sự chân thành, ngay thẳng, không úp mở, giả dối, chạy theo lợi ích cá nhân hay hư vinh nhất thời mà làm tổn hại tới người khác.

. Có câu rằng: “Một lần thất tín, vạn sự bất tin”, tiền bạc mất rồi có thể kiếm lại được nhưng uy tín không còn cũng như bát nước đổ đi, dẫu có vớt vát lại cũng chẳng được bao nhiêu.

. Sự giả dối hại người thì ít, hại mình thì nhiều. Bởi lẽ “Nhân sinh nhất niệm thiên địa giai tri”, đại ý là con người chỉ mới lóe lên một suy nghĩ trong đầu thì các vị Thần Tiên trong trời đất đều đã nhìn thấu gan ruột chúng ta rồi. Trời xanh luôn giữ lẽ công bằng. Dẫu nhất thời có tranh, có cướp được Danh, Lợi, Tình, Tiền thì cuối cùng “của thiên” vẫn phải “trả địa” mà thôi. Còn hậu quả của những việc tổn hại tới người khác thì bản thân mình vẫn phải lãnh trọn, vẫn phải hoàn trả dẫu chỉ một ly một lai.

. Vậy nên đối xử chân thành, không chỉ là vì tốt cho người khác, mà trước tiên là tốt cho chính bản thân chúng ta.

☘️

✨ 360 độ hành sự:
Làm việc tròn trịa, chu đáo, hoàn mỹ

. 360 độ là một hình tròn, thể hiện cách hành sự tròn trịa, hoàn mỹ. Muốn làm được điều này thì khi xử lý công việc ta phải cố gắng hoàn thành từng nhiệm vụ một cách chu đáo, tỉ mỉ, tròn trịa dù là công đoạn nhỏ. Nỗ lực điều tiết tốt các mối quan hệ, cố gắng dùng sự chân thành và tự tin của mình để giành được sự thấu hiểu và tín nhiệm của người khác, cuối cùng bạn sẽ đạt được một cảnh giới lý tưởng, hoàn mỹ nhất.

. Muốn làm được điều này người ta phải học được chữ “Thiện” và chữ “Nhẫn”. Lòng luôn ôm giữ thiện niệm mới biết đặt mình vào vị trí của người khác mà cảm thông, thấu hiểu cho những người trong cuộc. Thấu hiểu rồi chúng ta sẽ có thể dễ dàng nhẫn chịu được nhiều áp lực hơn. Từ đó mâu thuẫn và hiểu lầm giữa đôi bên cũng dễ hóa giải hơn.

. Có con đường nào một tấc lên trời, một bước là đã thành công? Vàng 10 muốn đạt chuẩn hoàn mỹ cũng phải nhảy vào lò luyện, giữa ngọn lửa nóng bỏng, dữ dội, trải qua quá trình tôi luyện vất vả và bền bỉ, mới có thể đánh bay những tạp chất bám trên thân mình. Không “Nhẫn” sao có thể khiến vạn sự được hoàn mỹ, tròn đầy?

. Cổ nhân có câu rằng: “Giàu mà không học chỉ giàu một đời. Nghèo mà không học nghèo cả 3 đời!”. Học được cách làm người thì đời này chúng ta có thể kê cao gối mà ngủ, chẳng phải nghĩ ngợi điều chi!

💥
Theo Cmoney.tw
Hiểu Liên biên dịch.

--> Read more..

Friday, July 21, 2017

ĐI TẠNG VỀ (1) - Văn Thành Công chúa!




☘️🌸☘️
Mấy ngày ở TÂY TẠNG, sau khi xem thêm bộ Sử thi hoành tráng VĂN THÀNH công chúa tại Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, TQ, Tôi chợt nhớ về HUYỀN TRÂN công chúa của VN.


🌥 Có một sự TƯƠNG ĐỒNG đến kỳ lạ.

📚 Văn Thành Công chúa (623-680), đời nhà Đường, Trung Hoa, cháu gái của Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân, (hưởng dương 57 tuổi).

📚 Huyền Trân Công chúa (1287-1340), đời nhà Trần, con vua Trần Nhân Tông, (hưởng dương 53 tuổi)

Hai nàng công chúa đều:

1.💥☘️💥 Để lại nhiều truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. 

  • Chỉ khác biệt là cho đến nay Văn Thành công chúa vẫn luôn được dân Tạng truyền tụng, tôn kính và biết ơn. 
Bà được thờ tại ngôi chùa Đại Chiêu nổi tiếng ở Lhasa, Tây Tạng, được xây vào năm 647, thế kỷ thứ 7. Cho đến nay nơi ấy vẫn tồn tại và luôn được dân Tạng đến bái lạy. Là nơi để tăng sĩ Phật giáo tu tập lớn nhất TT. 

⛅️

  • Còn Huyền Trân công chúa, công trạng của Bà đối với VN rất rõ ràng rồi, nhưng cuộc đời bà vẫn còn nhiều bí ẩn nhiều tranh cãi, đây là trách nhiệm của các sử gia đời trước, cách viết sử của ta luôn thiên kiến, để lại đời sau những đoạn sử ký chưa được chính xác. Về nơi thờ tự, theo trang Bảo tàng lịch sử, báo chí và các trang blog ghi:


"Triều đình nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập Đại đế Vương ở Huế để thờ các vị khai quốc công thần trong đó có Huyền Trân công chúa. Miếu thờ ngày nay không còn nữa."

"Vào năm 2006, nhân dịp 700 năm Thuận Hoá, Phú Xuân, "Trung tâm Văn Hoá Huyền Trân" được xây dựng để nhớ công ơn vị công chúa có công mở mang bờ cõi nước Việt."


2. 💥☘️💥 Đều có cuộc hôn nhân xuất phát từ ý đồ chính trị trong mối bang giao giữa hai nhà nước.


3. 💥☘️💥 KẾT QUẢ :
- Dân Chiêm Thành trở thành dân tộc thiểu số của VN.
- Tây Tạng nay trở thành khu tự trị thuộc Trung quốc.

Một sự tương đồng đến kỳ lạ!

TTM
21/7/2017

--> Read more..

Thursday, July 20, 2017

SỬ THI Tây Tạng, Văn Thành Công chúa


Đi Tây Tạng về có nhiều chuyện để nhớ, để kể, nhiều nỗi niềm để suy nghĩ.. nhưng mấy hôm nay tôi lại muốn lôi câu chuyện của đêm cuối cùng ở Tây Tạng ra kể trước.

Chuyện chẳng có gì lạ, chỉ là chuyện chúng tôi đi xem kinh kịch - nội dung của vở kịch có lẽ chỉ cần search trên internet là ai cũng có thể biết câu chuyện về Văn Thành công chúa đã được dân Tạng, dân Trung Hoa lưu truyền trong suốt hơn ngàn năm nay - nên ở đây tôi chỉ muốn mô tả cái sân khấu kỳ vĩ và kể lại cảm nghĩ sau khi xem xong vở sử thi hoành tráng này.

***

Sáng sớm hôm ấy 25/6, chúng tôi từ Shigatse trở về Lhasa theo một con đường khác với lúc đi, một con đường đi giữa các dãy núi cao nhưng không còn vượt đèo dốc quanh co như lúc đi nữa. Một chuyến về cũng rất thú vị không kém. Về đến Lhasa, sau khi ghé mua ít quà của Tây Tạng, về khách sạn và ăn tối xong, thì bạn Đán Tăng 旦增 (Dan Zeng), hướng dẫn viên người Tạng, đã đưa chúng tôi đi xem bộ kinh kịch sử thi.

***

Vở sử thi diễn lại bối cảnh của Tây Tạng cách đây trên 1,300 trăm năm, khi Văn Thành công chúa theo hôn ước giữa hai quốc gia đã rời cố quốc lên đường đi ròng rã suốt ba năm mới đến được vùng cao nguyên Thổ Phồn. Khi ra đi Công chúa được vua Đường Thái Tông gửi trao tặng Vua Thổ Phồn 1 bức tượng Phật Thích Ca Mầu Ni với gương mặt ở tuổi 12 được khắc bằng vàng ròng, cùng rất nhiều của cải quý báu và 360 quyển kinh thư - kinh điển, xem như là của hồi môn của công chúa Văn Thành; cùng với những bối cảnh công chúa giúp dân Tạng trong việc phát triển văn hóa, tôn giáo cho tới việc nông nghiệp..

Một cuộc hôn nhân mang tính chất chính trị giữa đất nước nhưng có thể coi là thành công vì hòa bình giữa Trung Hoa và Tây Tạng đã được duy trì cho tới hết thời kỳ trị vì của Tùng Tán Cán Bố và thời kỳ này là thời kỳ thịnh vượng và phát triển nhất của đất nước Thổ Phồn này.

***

Theo wikipedia:

"Tùng Tán Cán Bố (tiếng Tây Tạng: སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ་, Chữ Hán: 松赞干布, ? - 650), phiên âm Romaji Songtsän Gampo, là người sáng lập của đế quốc Tây Tạng, vị quân chủ triều thứ 33 của người Tạng là vị vua vĩ đại nhất của người Tạng.

Ông cùng đệ nhất Vương hậu Xích Tôn công chúa 尺尊公主, Bhrikuti Devi (Nepal) và đệ nhị Vương hậu Văn Thành công chúa 文成公主, 623 - 1 tháng 11, 680[1]), được biết đến tại Thổ Phồn với tên gọi Giáp Mộc Tát Hán công chúa (甲木薩漢公主)[2], là một công chúa nhà Đường, cháu gái của hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân, là vị công chúa được người Tạng tôn sùng, được cho là 3 người có ảnh hưởng lớn, chấn hưng Phật giáo Mật tông tại Tây Tạng.

Từ khi Tùng Tán Cán Bố lên ngôi, Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có, ông không những đọc được và hiểu kinh sách tiếng Phạn mà còn gửi người đi tu học ở Ấn Độ, dịch kinh sách. Căn cứ trên tư tưởng Phật giáo, Tùng Tán Cán Bố ban bố "Thập Thiện" và "Thập lục yết luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể từ đây nước Tây Tạng mới thoát ra khỏi tình trạng hoang sơ hoang dã.[1] " (theo wiki).


Đến đây tôi lại tò mò về hai chữ Thổ phồn :

Thổ Phồn, hay Thổ Phiên hoặc Thổ Phiền là âm Hán Việt của chữ 吐蕃 hoặc 吐藩 mà người Trung Hoa từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc từng thống trị Tây Tạng, khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9. Vương quốc này còn được gọi là Đế quốc Tây Tạng (tiếng Anh: Tibetan Empire, tiếng Pháp: Empire du Tibet) theo cách tiếp cận của giới học giả Tây phương.

Đọc đến đây, nhìn Tây Tạng ngày nay, có lẽ ta sẽ không ngờ rằng cách đây trên 1300 năm, Tây Tạng đã từng là một đế quốc rộng lớn.

Và đêm hôm ấy, chúng tôi đã được đến nơi này, trên một triền núi cao, để xem một vở nhạc kịch, sử thi Tây Tạng được dàn dựng hoành tráng, công phu dưới cơn mưa phùn trong một khung cảnh lạ lùng, mà tôi sẽ kể ở dưới đây.



Chiều hôm ấy, xe qua cái cầu bắc qua dòng sông Lhasa nổi tiếng đưa chúng tôi đến một khu vực rất lớn sát lưng núi cao.

Từ dưới chỗ đậu xe chúng tôi đi vào kịch viện theo những bậc thang lài lài rồi bậc cao cao leo lên tòa nhà ở trên triền đồi cao trong cái gió lạnh và chút mưa phùn, cùng với cái shock ở độ cao vẫn theo chúng tôi, nên hai chị em tôi vừa leo lên vài bước lại phải dừng bước để hít vào và thở ra.., để thấy rằng việc leo lên bậc thang ở vùng bình nguyên khác hẳn với việc leo lên những bậc thang ở vùng cao nguyên có độ cao cao nhất quả đất này, những ngày ở Tây Tạng, giờ nghĩ lại quả là một sự nỗ lực.. để rong chơi.

Trên khu vực to lớn ấy có đủ các cửa hàng bán thức ăn và đồ lưu niệm của Tây Tạng. Khi leo lên trên thềm của tòa kịch viện, chúng tôi đứng quay lại nhìn về phía đối diện bên kia sông Lhasa để ngắm Cung điện Potala, Tibet đã được sáng đèn, một cung điện nổi tiếng đã được xây dựng vào thời đại của Văn Thành Công chúa.




Ở nơi này có hẳn một cái trụ bát giác dán poster phim:

“文成公主” 藏文化大型史詩劇 - “Princess WenCheng” Tibetan Culture Legendary Opera - “Văn Thành Công chúa” Tạng văn hóa đại hình sử thi kịch. Dịch: “Công chúa Văn Thành” Bộ nhạc kịch sử thi quy mô lớn của văn hóa Tây Tạng. (劇 chữ phồn thể của chữ 剧).



Hai chị em tôi bèo nhèo - sau một ngày ngồi trên xe đi trên 300 km từ Shigatse về lại thành phố Lhasa, lại đến ngọn đồi cao bên lưng núi xem kịch, - thêm vẫn còn bị shock vì độ cao, vì gió lạnh, vì trời chuyển mưa..




Phía trước của kịch viện. Dù trời đang chuyển mưa nhưng có lẽ vì đã mua vé, vì đã đến nơi này nên mọi người, ai cũng lũ lượt đi vào bên trong hí viện..




Bên phải của kịch viện - nhìn từ ngoài vào.




Bên cửa chính kịch viện nhìn lại phía tay phải.




Bên trái của kịch viện - nhìn từ ngoài vào.




Quay lại khoảng sân rộng lớn nhìn ra cung điện Potala lần nữa.




Bước qua cái tòa nhà của viện kịch nghệ, chúng tôi ra đến ngoài rạp là một không gian rất rộng lớn, một cái sân khấu trải dài đến sát chân núi cao. Còn ghế ngồi cho khán giả xếp như ở các đấu trường, ghế xếp từ trên cao xuống thấp sát sân khấu. Trong đó, khoảng ghế từ kịch viện bước ra thì có mái vòm, còn một khoảng ghế sát sân khấu thì không có mái.

Vì trời chuyển mưa, nên khi bước vào rạp, mỗi khán giả được nhân viên rạp phát cho một cái áo mưa.. mỏng dính. Chúng tôi vừa ngồi vào chỗ thì trời đổ cơn mưa rào xuống.. những khán giả ở phía sát sân khấu trong kịch trường vội di chuyển chỗ ngồi, may là chúng tôi ngồi hạng trung trung nên không phải di chuyển, chỉ cần mặc cái áo mưa vào.. Riêng tôi chỉ che tạm cái áo mỏng dính ấy ở trước chân. Vừa lúc ấy sân khấu tắt đèn để chuẩn bị buổi trình diễn trong trời mưa..




MỘT SỐ HOẠT CẢNH CỦA vở nhạc kinh kinh này ..

Mặc cho trời mưa, vở nhạc kịch vẫn bắt đầu, từ phía bên cánh trái sân khấu, một cung điện từ từ xuất hiện di chuyển ra giữa sân khấu, phía sau cung điện là dãy núi cao được những ánh sáng chiếu lên tạo nên một cảnh tuyết trên ngọn núi giống như thật.. cùng với cơ man nào người ăn mặc cổ trang.. cùng với tiếng vó ngựa và tiếng nhạc vang thật là hùng tráng.. được diễn ra dưới cơn mưa phùn nặng hạt.

Từ clip 1-14 : cảnh cung điện nhà Đường, cảnh tiễn công chúa Vân Thành lên đường.
Từ clip 15-19: cảnh vua Tùng Tán Cán Bố đi đón Công chúa Vân Thành và những hoạt cảnh sống sinh hoạt của công chúa giúp dân Tạng, cảnh cung điện Potala..


HÌNH ẢNH





Hôm ấy tôi ngồi cũng xa sân khấu, quay video bằng cái điện thoại cầm tay dưới trời mưa, cầm lâu cũng mỏi, đôi lúc quá mỏi phải mượn vai của út Thọ Kim để kê cái cùi chỏ tay nên chất lượng quay có lẽ không đẹp lắm, nhưng hôm nay xem lại trên YouTube thấy cũng tàm tạm, dù sao cũng đã có chút kỷ niệm mang về.

Tính đến hôm nay, tôi về nhà cũng gần một tháng, mấy ngày nay tôi mới upload hết 19 cái video clip của vở sử thi này và những cái clip lúc đi trên các nẽo đường Tây Tạng lên YouTube để kỷ niệm cho một chuyến đi.

***

Ở entry này, tôi chỉ đưa về đây vài clip, còn lại nếu các bạn muốn xem thêm hết 19 cái clip mời theo link ở dưới đây để vào xem nhé!

Link để vào YouTube để xem các clip về bộ:
Sử thi Văn Thành Công chúa.

Clip 1. Cảnh tiễn đưa Công chúa tại cố quốc..


Clip 2. 



Clip 12: Công chúa Văn Thành đến Thổ Phồn :



Clip 15: Có nhiều hoạt cảnh của đàn gia súc chạy từ góc sân khấu lên núi.. cảnh người dân được công chúa dạy cho chăn nuôi trồng trọt..



Clip 17: cảnh xây cung điện Potala, cảnh đoàn kỵ mã chạy từ trên núi xuống...



Clip 18: cảnh xây cung điện Potala, chùa chiền..



Clip 19: Cảnh cuối của vở kinh kịch. Tiếc là lúc gần hết lại không quay hết được..



Kết thúc vở nhạc kịch, Tùng Tán Cán Bố và Văn Thành Công chúa đứng trước sân khấu, phía sau là hoạt cảnh Cung điện Potala dựa vào núi cao..




Hôm nay trong lúc tôi upload clip của mình lên youtube tôi cũng search được nhiều clip nói về Văn Thành công chúa. Có những cái clip được quay chuyên nghiệp hơn, đẹp hơn và thuyết minh rõ hơn, nên để hiểu thêm về lịch sử của họ, tôi đưa về đây 3 cái clip:

1. Một video thuyết minh bằng tiếng Anh với cái tiêu đề : Classic story "Princess Wencheng" hits the stage in Lhasa




2. Một video clip thuyết minh bằng tiếng Hoa: 吐蕃王朝-文成公主【東方見聞錄-唐蕃古道01】 Thổ phồn Vương triều - Văn Thành Công chúa (Đông phương kiến vấn lục - Đường Phiên cổ đạo (01).




3. Trong tất cả các clip ở trên YouTube, tôi tìm thấy cái clip này được quay trong tháng 5/2017 này - có thêm các dòng thuyết minh hoạt cảnh bằng chữ Phồn thể, nhìn dòng chữ chạy ngang.. chắc là của một bạn người Đài Loan nào đó biên tập..

Cái clip này được quay hơn nửa tiếng, người quay đứng gần sân khấu để quay nên video quay rất rõ toàn bộ các hoạt cảnh trong vở kịch. Cảnh công chúa gặp Tùng Tán Cán Bố, thấy cảnh tuyết rơi, cảnh xe chở tượng Phật 12 tuổi đi giữa đường bị bão tuyết .. rơi .. cảnh công chúa dạy dân Tạng trồng trọt chăn nuôi... đến cảnh cuối cùng.



Hai hình cắt từ trong clip này :

Cảnh xe đưa tượng Phật bẳng vàng tạc lúc đức Phật ở tuổi 12, theo Công chúa đi từ Trung Quốc trên đường về Thổ Phồn (Tibet xưa)..
文成公主前往吐蕃途中,千辛萬苦: Văn Thành Công chúa tiền vãng Thổ Phồn đồ trung, thiên tân vạn khổ (Công chúa Văn Thành trên đường đi đến Thổ Phồn (Tibet xưa) đã gặp ngàn cay vạn đắng) ..



“文成公主進 藏的故事流傳了千年.. Tích xưa Văn Thành công chúa tiến Tạng lưu truyền đã ngàn năm qua..”

Văn Thành Công chúa là vị vương hậu được người Tây Tạng xem như là hóa thân của Lục Độ mẫu., còn trong con mắt của người dân Trung Quốc thì Công chúa Văn Thành luôn được nhắc đến với một sự tôn trọng và kính nể rất lớn, dù khi bà phải xa quê hương với độ tuổi 17 còn rất trẻ, qua xứ Tây Tạng xa xôi để đảm nhận trọng trách ngoại giao to lớn.




Khi vở kịch xong, thì trời cũng tạnh mưa, chúng tôi đi vào tòa nhà, trong đó bán đủ cái đồ lưu niệm, tranh ảnh, đĩa hát.. và còn có thêm một cặp đóng vai vị vua vĩ đại Tùng Tán Cán Bố (Romaji Songtsän Gampo) và vương hậu Văn Thành công chúa đứng một sân khấu nhỏ, ai muốn chụp hình chung với họ thì trả 20 nhân dân tệ.




Trong đoàn có vài chị muốn chụp hình, nên ai nấy đều ríu rít chụp chung sau đó dù nhìn mặt của Văn Thành công chúa không hài lòng lắm, nhưng hai vị đó cũng đồng ý chụp chung với cả đoàn.. (thiếu một chị)




***

Hôm nay ngồi xem lại hình ảnh của buổi trình diễn hôm ấy, dù vé vào xem rất đắt: 380 Nhân dân tệ khoảng 58 USD/vé, nhưng xét về độ hoành tráng dàn dựng cho vở sử thi nhạc kịch này, chúng tôi ai cũng xuýt xoa.. không tiếc lắm. Có điều, đứng ở một góc độ khác để đánh giá so sánh thì cũng có đôi điều đáng nói:

Về sân khấu trình diễn là một cái khuôn viên rất lớn ở ngoài trời, một sân khấu nằm sát vách một ngọn núi cao, khuôn viên rộng lớn đủ để trình diễn một vở kịch lịch sử hoành tráng. Trong đó, ánh đèn chiếu lên núi tạo ra núi tuyết, rồi khoảng vài trăm người mặc cổ trang Tây Tạng trình diễn, có lúc tòa cung điện to lớn được điều khiển bằng máy móc từ góc sân khấu từ từ di chuyển ra như thật, có những đàn gia súc bò Yak, dê, heo.. “thật” lon ton chạy từ góc sân khấu chạy về phía núi, rồi người dân cày bừa, rồi hoạt cảnh đoàn kỵ mã phóng từ trong núi phóng xuống..; có khi về đêm những ngôi nhà trên núi lại hiện lên với ánh lửa, rồi ánh trăng và ánh mặt trời di chuyển.. ĐÚNG LÀ MỘT SÂN KHẤU NHẠC KỊCH HOÀNH TRÁNG, một thể loại thuộc về sở trường của Trung quốc, ta xem xong cũng phải bái phục về mức độ dàn dựng như thật của hoạt cảnh và trình độ của diễn viên trên sân khấu.

Xem dàn diễn viên, gia súc trình diễn dưới cơn mưa rào liên tục suốt buổi, trời mưa đủ ướt đẫm người, ta phải thán phục tính kỷ luật của các diễn viên trong các bộ trang phục cổ trang chắc đã ướt đẫm dưới mưa, nhưng họ vẫn liên tục trình diễn trong tiếng nhạc lúc bi ai lúc hùng tráng, mặc cho khán giả xôn xao mặc áo mưa chạy về phía khán đài có mái che để tránh mưa, càng làm cho buổi trình diễn thật sự rất hoàn hảo, tuyệt vời, thêm câu chuyện tình của sử thi làm cho khán giả cảm động, bồi hồi và xao lòng..

Và hôm ấy chúng tôi xem một vở kinh kịch sử thi của Tây Tạng được dàn dựng bởi các đạo diễn Trung quốc, lời thoại và lời hát trong suốt vở nhạc kịch đều bằng tiếng Hoa, nên ở hai bên khán đài có chiếu phụ đề bằng tiếng Tạng, Hoa và tiếng Anh. Một chút ngậm ngùi cho một dân tộc đã từng là một đế quốc hùng mạnh, một đất nước Phật giáo huyền bí vẫn đã, đang và từng được thế giới nghiên cứu đến.


TTM - Tibet, 25/06/2017.

Album đính kèm :
  1. Sử thi Văn Thành Công chúa.
  2. Ríu rít chụp hình với vua Tùng Tán Cán Bố và Văn Thành công chúa.
  3. Link các clip 25/6/2017: 文成公主 Wen Cheng Princess Drama
  4. Tản mạn sau khi : Đi Tạng về (1)
  5. Mục lục hành trình Tibet (chưa xong)
--> Read more..

Wednesday, July 19, 2017

ĐI TẠNG VỀ (2) - MÚI GIỜ ở Tây Tạng ☘️




☘️🤓☘️ Khi đặt chân đến Tây Tạng, ngoài thời tiết khác biệt của vùng cao nguyên cao nhất thế giới, gây sự khó chịu chông chênh cho những người hồi nào giờ sống ở vùng đồng bằng, nhiệt đới ra, thì tôi thấy thêm điều lạ nữa là giờ giấc của Tây Tạng so với vòng quay của quả đất với mặt trời cũng rất lạ!


Như ta biết là theo quy ước, người ta dùng 24 kinh tuyến chia bề mặt quả đất ra 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giữa các múi giờ là một giờ.

Giờ tại kinh tuyến số 0 đi qua Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich, London, England. Và hầu như cả thế giới đều tuân thủ theo quy ước này để điều chỉnh giờ giấc trong quốc gia mình cho phù hợp.

Những đất nước có không gian rộng đi qua nhiều kinh tuyến múi giờ như Mỹ, từ bờ đông sang bờ tây giờ giấc các vùng miền cũng khác nhau..

Vậy mà vừa rồi, khi bay đến Lhasa Tây Tạng, một khu tự trị thuộc Trung quốc. Dù chỉ ở có 4 ngày 3 đêm nhưng tôi cũng rất tò mò về điều nay!

Vì TQ là một đất nước có không gian cũng rất rộng, cũng trải qua nhiều kinh tuyến múi giờ, nhưng không hiểu sao nhà nước TQ quy định toàn quốc đều dùng chung cùng một múi giờ.

Cho nên, mấy buổi chiều ở Tây Tạng, từ khách sạn tôi nhìn ra bầu trời, tôi rất ngạc nhiên khi mà đồng hồ điểm 8 giờ đêm giờ TQ, tức bằng 7 giờ tối giờ VN, vậy mà ở ngoài trời Tibet vẫn sáng như sấp sỉ khoảng 6 giờ chiều!

Mà lúc ấy, dù tôi có cái sim 4G, nhưng tôi chỉ có thể vào WeChat hoặc vào BaiDu chứ không thể vào Google Map để xem bản đồ thế giới được.. nên không thể xem Tây Tạng (Tibet) nằm cùng kinh tuyến với đất nước nào.

***

Hôm nay tôi mới mở cái Google Map ra tìm thấy trong đó Bhutan, Bangladesh.. có vùng kinh tuyến tương đồng với Lhasa Tibet, nên tôi mở cái clock ở Iphone ra xem giờ! Mới vỡ ra vấn đề.

Thì ra hai đất nước này và Tibet nằm vào múi giờ sớm hơn TQ 2 giờ cho nên hôm ấy giờ ở Tibet là 8g tối, nhưng ông mặt trời mới vào khoảng 6g chiều, cho nên trời vẫn sáng!

Nghĩ ông Trung Quốc cũng lạ thật, làm đồng hồ của các vùng của Tibet chạy nhanh hơn giờ mặt trời mọc và lặn.. 8 giờ sáng mà ngoài trời vẫn còn đọng sương mù, 8 giờ tối mà mặt trời vẫn còn vương vấn chưa đi ngủ!

Lạ thật!

☘️💥☘️

TTM #BàGiàNhiềuChuyện 19/07/2017

--> Read more..

Wednesday, July 12, 2017

ĐẢNH LỄ PHẬT của người Tây Tạng


Một Phật tử lớn tuổi ngồi nghỉ mệt sau khi Đảnh lễ trên đường ở trước Jokhang, Tibet lát sau lại thấy ông lạy theo clip dưới đây..



Chắc chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy cách lạy Phật của người Tây Tạng. Cả năm vóc người của họ sẽ được gieo và nằm rạp xuống đất.

- Chắp tay lên đầu thể hiện sự tôn kính dành cho chư Phật.
- Hạ tay chắp xuống ngực là dành cho vị thầy tâm linh.
- Đặt hai tay xuống sát mặt đất mang ý nghĩa đảnh lễ chư vị Bồ Tát.
- Cuối cùng, họ nằm rạp mình trên mặt đất thể hiện sự tôn kính dành cho các vị thần Hộ Pháp.



Hàng ngày, người dân Tây Tạng thường lạy như vậy. Vào những ngày lễ hội quan trong, người dân vừa đi vừa đảnh lễ như vậy dọc theo suốt con đường hành hương Barkor, quanh Đền Jokhang (Đại Chiêu Tự) và quanh khu cung điện Potala..


Theo quyển "Shambhala, vùng đất Tây Tạng huyền bí hay hành trình tìm về bản thể" của Laurence J. Bramn. Có một đoạn ở trang 45-46, có nói về ý nghĩa việc ĐẢNH LỄ của người Tây Tạng mà tôi đã tóm tắt ở trên và ở đoạn dưới là một đoạn thoại của một cô gái du mục người Tây Tạng với người trong sách:

"Đây là sự biểu lộ tất cả lòng thành kính với các nguồn sức mạnh năng lượng. Đó là những lực tương tác trong vũ trụ. Chúng có thể dẫn dắt và bảo vệ chúng ta." 
Cô Renzhen Deki giải thích.
Khi đảnh lễ, phủ phục trên đường và niệm thần chú, tôi có một cảm giác thật đặc biệt. Thậm chí khi đám đông dẫm lên lưng, lên chân hay có đá vào đầu tôi, tôi cũng không cảm thấy giận dữ, lúc đó tôi chỉ thấy trong mình tràn đầy sự từ bi mà thôi. Lúc ấy, chúng ta hòa làm một với vạn vật. Trong khoảnh khắc như vậy, tôi niệm một câu thần chú để khắc sâu hơn ý nghĩa bên trong tâm thức mình. Đó là cảm giác hoàn toàn hợp nhất với vũ trụ."

***



Lạy trước cửa chùa Đại Chiêu - Jokhang, Lhasa, Tibet.

Ở ngôi đền ở Shigatse


Thật hạnh duyên khi trong chuyến viễn du đến đất nước này của chúng tôi lại nhằm ngay mùa lễ lớn của Phật giáo Tây Tạng. Do đó, ngay trong buổi sáng sớm ngày đầu tiên và những ngày sau đó, ở dọc con đường ở trước và quanh cung điện Polata, Lhasa, Tây Tạng, chúng tôi đã thấy từng hàng người rất dài hết lượt này đến lượt kia, dân chúng từ các khu lân cận, trên tay cầm cái Kinh Luân vừa đi vừa xoay vừa niệm mật chú, hoặc lâu lâu lại có một vài người “Nhất bộ nhất bái”, họ phủ phục cả năm vóc nằm sấp xuống đất..

Và khi đến chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) ở trước chùa hay ở trong các điện thờ Bồ Tát, chỗ nào cũng có Phật tử đảnh lễ theo cách như trên.

Hoặc một lần chúng tôi trên xe từ Shigatse về lại Lhasa, thấy bên con đường quốc lộ quanh co ven núi, một Phật tử vừa đi vừa lạy ở ven đường, phía sau có một cái xe dạng như Tuktuk nhỏ đi theo. Con đường lộ dài dăng dặc mà xe hơi phải đi hơn cả nửa ngày đường!

Hôm ấy, chúng tôi như những người ngoại đạo chỉ biết thành kính, đôi khi một vài du khách lo chụp hình, vậy mà cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc đảnh lễ của họ, tôi thấy thật kính cẩn trước sự hợp nhất giữa bản thể với vũ trụ của họ trong cách đảnh lễ Phật này.

..

TTM.
Tibet, 22-26/6/2017

Xem thêm album hình : ĐẢNH LỄ PHẬT ở Tibet.


--> Read more..

Monday, July 10, 2017

"Vạn lý độc hành"


Tôi dừng trước một bức tranh sơn dầu ở ngay ngạch cửa phòng tranh của anh Đông Ngàn Đỗ Đức, hình ảnh một con ngựa độc hành đang được treo ở nơi ấy.



Hình lấy ở trang web: http://www.dongngandoduc.com/ 


Tôi ngẩn ra ngắm và hỏi anh :

  • "Anh Đông Ngàn ơi! Con ngựa đang thồ gì trên lưng?" 


Anh Đông Ngàn chưa trả lời ngay mà quay lại hỏi tôi :

  • "Chị có thấy gì khác trong bức tranh ngựa này" và anh nói tiếp:
  • "Bức tranh này mang tên VẠN LÝ ĐỘC HÀNH, vẽ một con ngựa, lưng thồ hành lí, đang lặng lẽ bước trên đường vô định. Mà không có đường đi, không có người dắt.. con ngựa này là con ngựa thân phận, đó hình ảnh của một đời người… “Vạn lí độc hành” chính là thân phận một kiếp người. Tôi vẽ nó trong suy tư ấy.".


Tôi nhìn kỹ, đúng thật, một con ngựa thồ nặng đang bước đi, đang bước chứ không phải đang phi nước đại, dưới vó ngựa là núi đá, là lá rừng, hay là mây.. tùy mình nghĩ vậy.

Tôi theo anh bước vào trong vừa ngắm tranh vừa nghe anh giới thiệu từng bức họa. Trong phòng có khoảng hơn mươi bức họa những con ngựa ở trên vùng rẻo cao, nhưng khi xem đến quyển NGỰA TRÊN NÚI xuất bản vào năm 2013, nhìn vào danh mục tranh triển lãm của anh lên tới 51 tranh sơn dầu, nhìn sâu vào từng bức tranh thì tôi mới thấy hết những thâm trầm trong từng nét vẽ trên từng dáng của những con ngựa đang đứng, đang bước đi trên núi, trên đá, trong heo hút.. của anh.





Trở lại câu chuyện ở phòng tranh, lúc ấy tôi đang được anh Đông Ngàn giới thiệu mấy bức tranh Sen mà anh vừa vẽ xong, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi cứ thúc dục tôi quay về với bức "VẠN LÝ ĐỘC HÀNH", thế là tôi trở lại nơi treo bức tranh ... và tôi đã mang nó từ Hà Nội bay về Sài Gòn.



Trong tranh, hình ảnh con ngựa với cái đầu không cúi thấp, cái đuôi không vung cao lên, trên lưng vác thồ hành lý, phía trước mặt không có con đường, chỉ có con ngựa dấn những bước chân về phía trước trên con đường.. hư không, con ngựa đã tự tạo con đường cho riêng mình, hình ảnh của một sự tận tụy nhẫn nại khác hẳn với hình ảnh con ngựa phóng nước đại như ta thường thấy, và rồi chỉ một thoáng ta thấy ngoài một chút màu xanh xa xa của núi rừng, bước chân đã đưa con ngựa đi để dần dần như nhòa đi con ngựa lẫn vào vách núi đá hay lẫn vào màu lá rừng rụng vàng sẫm..

Hình ảnh đó làm cho tôi liên tưởng đến hình ảnh của đời người, liên tưởng đến chính bản thân mình, có lẽ tại tôi mang cái tuổi con Ngọ chăng? Đã bao nhiêu năm trong những chuyến bay, một mình ngồi trong sân ga đông người nhưng tôi vẫn độc hành; tôi bôn ba lặn lội trong dòng đời vui thì chia sẻ buồn thì riêng mang của mình, tôi độc hành.. Có lẽ thế chăng? Cho nên trong phòng tranh có bức tranh ngựa có đôi có cặp, có bức có cả người đồng hành với ngựa.. bức nào cũng có ý nghĩa riêng nhưng lại không thôi thúc tôi, cái độc hành của con ngựa này đã ám vào tôi ngay khi tôi bước qua ngưỡng cửa của phòng tranh này.

Trong kinh Phật quyển "Tương Ưng Ố Kinh - Gậy thúc ngựa", Đức Phật sau khi thành đạo, trên các nẻo đường du hóa, có hơn một lần Đức Đạo Sư đã mang loài ngựa ra làm hình ảnh ví dụ để huấn thị hàng môn đệ:

“Này các Tỳ kheo! Trên đời này có bốn loại ngựa hay:
  • Hạng ngựa vừa thấy bóng roi đã chạy, như người vừa nghe nhắc rằng có ai đó mệnh chung liền tỉnh ngộ tu tập và đạt kết quả tốt. 
  • Hạng ngựa không sợ bóng roi, chỉ sợ gậy (có đóng đinh nhọn) thúc vào mông, giống như người vừa thấy ai đó mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
  • Hạng ngựa đợi gậy đâm vào thịt mới sợ, như hạng người khi tận mắt thấy thân nhân mình mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
  • Hạng ngựa đợi đến lúc gậy thúc thấu xương mới sợ, như hạng người khi tự thân bị bệnh khổ mới tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt”.

(Tương Ưng ố Kinh Gậy thúc ngựa)

Thì con Vạn Lý Độc Hành này không thuộc bốn loại trên, nó đã buông bỏ vượt qua những vướng mắc của cuộc đời, vượt qua những đoạn đường phong trần gập ghềnh đầy bão táp vùi dập, nó đã hoàn toàn bỏ được cái tâm cố chấp, kiến tánh mà sải bước đi về phía trước đi cho hết con đường của đời mình..

Cám ơn anh Đông Ngàn Đỗ Đức, người đã vẽ bức tranh sắc sắc không không này!

TTM.
PP. 10/07/2014

--> Read more..

Tuesday, June 13, 2017

Cái tag hành lý mang ký hiệu: SGN





🛫 Mỗi lần ở một phi trường của đất nước nào đó mà tôi ghé qua trong các chuyến đi vì công việc hay các chuyến du lịch của mình, khi làm thủ tục để bay về thành phố Hồ Chí Minh, lúc check in xong, nhìn cái tag được gắn ở hành lý của mình, tôi lại ngậm ngùi.

💔
Lần đầu tiên khi nhìn thấy cái ký hiệu ấy, tôi còn cố ý xăm soi nhìn cho kỹ, vì sao vẫn dùng ký hiệu "SGN" mà không phải là "HCM" !!

💔
Vì sau năm 1975, trên bản đồ VN đã xóa cái tên đó trong danh sách các tỉnh thành của VN và Tòa Đô Chánh Sài Gòn đã đổi thành UBND TP.HCM rồi. Nếu bây giờ ta vào Google map để search chữ Sài Gòn, thì chỉ thấy cái tên đó gắn vào các ngân hàng, bệnh viện, sở thú.. nhưng đặc biệt là thấy một điểm: Tan Son Nhat International Airport (SGN).

💥
Thì ra, dù "Sài Gòn" đã bị xóa tên hành chính ở miền Nam VN, nhưng ở các phi trường quốc tế, người ta vẫn dùng ký hiệu "SGN" để chỉ nơi đến là thành phố Hồ Chí Minh trong các chuyến không lưu của mình.

💥
Kể cũng lạ, ký hiệu "SGN" được Sài Gòn và thế giới ghi nhận từ khi phi trường Tân Sơn Nhứt được xây vào năm 1930, tại quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Vậy mà sau gần nửa thập kỷ trôi qua, sau bao biến đổi cái ký hiệu "SGN" vẫn còn đó, vẫn được gắn vào hành lý của bao người ở khắp nơi trên thế giới khi bay về phi trường Tân Sơn Nhứt.. "SGN" vẫn ở trong vũ trụ và nó vẫn ở trong lòng mọi người!


🛩
#SàiGònVàHoàiNiệm
TTM
13/06/2017

--> Read more..

Sunday, June 11, 2017

VẤN ĐỀ LÀ do "Nhân Duyên" "NGHIỆP DUYÊN" chứ không phải là do ta "NÊN"


Sáng nay vào trang CafeBiz thấy 5 tấm hình với 5 tiêu đề:

"5 NGƯỜI NÊN KẾT THÂN CẢ ĐỜI"


1. Người biết xin lỗi trước sau khi cãi nhau, không phải vì họ SAI mà vì họ hiểu được thế nào là TRÂN TRỌNG. 


2. Người biết nhường lợi ích khi hợp tác, không phải vì người đó NGU, mà vì họ hiểu được thế nào là SẺ CHIA.


3. Người chủ động làm phần nhiều hơn không phải vì người đó NGỐC, mà vì họ hiểu được thế nào là TRÁCH NHIỆM.


4. Người hay chủ động thanh toán hoá đơn không phải vì LẮM tiền NHIỀU của, mà vì họ coi trọng TÌNH BẠN HƠN TIỀN BẠC. 


5. Người cho bạn vay tiền không phải vì thừa tiền mà vị họ QUÝ MẾN BẠN. ☘️💔☘️


Luận bàn:

Ở đời, ta luôn MUỐN được GẶP, được kết thân, được làm việc chung, nhất là được sống chung với 5 NGƯỜI hay 1 NGƯỜI có 5 NHÂN CÁCH trên.

💥 Nhưng không phải do ta "muốn là được" "vouloir c'est pourvoir" hay do ta "NÊN" từ ý chí chủ quan mà có!

Gặp, kết thân, làm việc chung, hay sống chung được với người có nhân phẩm trên, chẳng phải là sự ngẫu nhiên mà có hay là do ta muốn mà được, mà là do cái nhân duyên, do cái nghiệp lực từ tiền kiếp, hay từ quá khứ gần dẫn dắt ta được gặp những người có tính cách, nhân phẩm như thế!

Cho nên, ta rất muốn "nên kết thân cả đời" với họ, nhưng không phải dễ dàng gì! Sẽ như mò kim đáy bể mà thôi!

☘️ Tuy nhiên, nếu 1 người có 5 tính cách trên hay đủ 5 tính cách trên, chưa chắc họ đã gặp được người tốt để cho họ gắn chặt vào!


💔 Riêng bà già tôi, đã quá nửa đời người sống trong cõi đời này, tôi luôn nghĩ hãy hành xử tốt với người làm việc hoặc sống ở bên cạnh ta, ta nên tạo thiện duyên với nhau. Được như thế đã là an lạc rồi.

🌷 Và đọc 5 mục tiêu NÊN ở trên, tôi nghĩ ta NÊN làm ngược lại là TA NÊN RÈN LUYỆN được 5 nhân phẩm và cách sống trên, ĐỂ SỐNG VỚI người mà ta có DUYÊN mới gặp ở dòng đời ta đi qua này!

☘️ Chợt nghĩ, mình đã rèn được chưa? Được bao nhiêu điều nhỉ ?

😜 🕊
TTM
08/06/17

--> Read more..

Wednesday, June 7, 2017

"QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG"





Ngày xưa, lúc gia đình tôi dọn về vùng biển ở Đá Bạc, Cam Ranh. Cả nhà ở trong một ngôi nhà nhỏ sát ven bờ vịnh, phía trước nhà là một cái chợ cũng nho nhỏ. Năm đó tôi mới bắt đầu vào học lớp Đệ Thất là lớp Sáu bây giờ.

🕊 Sát bên vách nhà tôi ở có một căn nhà, căn phía trước dùng để bán hàng, căn phía sau chạy dài ra sát mép vịnh dùng để cho mấy cậu học trò ở. Vì tôi thường nghe tiếng cười đùa của vài bạn trai, chắc cùng lứa tuổi với tôi, họ hay ầm ĩ bàn về các công thức toán học, hoặc khi nghe tiếng tôi nói chuyện với các em ở bên nhà, thì các bạn ấy hay vỗ vỗ vào vách rồi cười với nhau...

🕊 Sau này tôi mới biết bạn ấy học trên tôi một lớp, bố mẹ ở bên vịnh Cam Ranh, căn nhà ở đất liền trong thị xã này dành cho mấy anh em ở để tiện việc đi học.

🕊 Tuy khi đi học, chúng tôi ra vào cũng thường gặp mặt ở ngay con đường chợ trước nhà, nhưng vì không học chung trường nên tôi cũng không để ý đến bạn ấy và mấy người bạn của bạn ấy, dù hàng ngày khi các bạn ấy tụ họp nhau ở căn nhà ấy là họ hay nghịch ngợm và chọc ghẹo tôi lắm..

🕊 Sau đó, nghe các bạn học cùng xóm kể, mấy anh em nhà ấy giỏi toán lắm, nhưng tôi thì cũng không kém gì, nên tôi cũng bớt ghét mấy bạn nhưng cũng chưa chịu làm quen. Vì ở lâu trong xóm với nhau, nên tôi cũng biết họ tên của bạn ấy, bạn ấy cùng họ và hơn tôi hai tuổi.

🕊 Ba, bốn năm năm sau, ba mẹ tôi dọn nhà lên khu cư xá mới xây để ở. Xa khu chợ đó, không học cùng trường, nên tôi cũng quên bẵng luôn các bạn hàng xóm ở bên cạnh nhà lúc học đệ nhất cấp.

🕊 Rồi vào một mùa hè năm nào đó, tự nhiên bạn ấy đến nhà tôi chơi, lúc thì đến một mình, lúc thì thêm một bạn học ở Qui Nhơn về, lúc đến bạn ấy ít nói, chỉ ngồi chơi kể chuyện đi học và hỏi thăm vài câu.. lại hẹn tết, cứ thế hết hè lại tết bạn ấy về là ghé thăm..

🕊 Khi ấy, tôi mới biết bạn đã theo anh trai về Sài Gòn học, lên đệ nhị cấp phân ban, bạn ấy học ban B và tôi cũng học ban B, tuy biết rất rõ năm nào tôi đều có phần thưởng toàn trường đủ sách giáo khoa để học, nhưng lần nào đến nhà chơi là bạn ấy cũng đem tặng tôi vài quyển sách giải toán của những giáo sư rất nổi tiếng ở miền Nam khi ấy và nhất là khi nào cũng có vài quyển sách quý của Nguyễn Hiến Lê hoặc của các học giả khác...

🕊 Một lần cũng vào hè, bạn đến nhà tôi chơi, bạn hỏi tôi học toán có gặp khó gì không? Tôi còn xì bạn ấy, tôi kể về việc tôi rãnh là đi kèm nhóm bạn ban A của tôi học toán, tuy nhiên tôi cũng kể thêm là không biết vì sao từ hồi nào giờ tôi ít ngủ lắm..

🕊 Chỉ nói thế, vậy mà năm ấy khi từ SG về nhà ăn tết, bạn ấy mang đến nhà cho tôi thêm vài quyển sách, trong đó có quyển QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG, quyển CHÍ CỰC ĐIỀM TĨNH và quyển ĐẮC NHÂN TÂM.. nếu tôi nhớ không lầm thì mấy quyển sách đó do Nguyễn Hiến Lê dịch, bạn ấy chỉ nói "đọc và ngủ tốt nhé!" bạn ấy kiệm lời như thế đó.

🕊 Nhà tôi ở là khu cư xá mới, căn nhà đủ cho một gia đình nhỏ ở, tuy nhiên nhà tôi tới 8 chị em, cùng cha mẹ là 10 người, nên cha tôi làm một căn gác lửng bằng gỗ, từ căn gác lửng đó có cửa nhỏ thông ra mái nhà bếp bằng tôn bằng ciment.

🕊 Mỗi buổi chiều sau khi xong việc nhà hay những lúc rãnh rồi, khi nắng vừa xuống, hay khi đêm xuống sau khi học hành xong, tôi hay trèo ra mái nhà bếp chơi.. lúc thì ngắm rặng đồi núi xa xa ở sau nhà, lúc thì nằm vừa đọc đủ thứ sách triết học và văn học.. vừa ngắm bầu trời xanh.. ngày ấy trời xanh lắm, hay ngắm trăng sao trong bầu trời đêm sâu thăm thẳm..

🕊 Khi tôi về SG học đại học, bạn ấy thường đến thăm tôi.. hai năm sau biến cố lớn xảy ra. Tao loạn và lưu lạc, tôi, hàng xóm và nhóm bạn, ngay người bạn thanh mai trúc mã cũng lưu lạc và mất dấu tích nhau từ đó!

🕊 Chúng tôi biệt tăm tới hai mươi mấy năm sau. Tủ sách ngày ấy của tôi cũng lưu lạc và mối mọt không còn xót lại chút dấu tích nào.. Nhưng những tấm tình của tuổi học trò ngày ấy theo mãi và sâu lắng trong tôi.

🕊 Bây giờ, khi tôi đã đứng ở đầu con dốc cuộc đời.. tôi cũng không còn nhớ, tôi đã đọc và học được gì ở mấy quyển sách ấy, tuy nhiên, tôi biết tôi luôn lắng lòng, biết buông bỏ mà lãng đãng đi qua biết bao gập ghềnh sóng gió của cuộc đời, nhưng cái ít ngủ, cái thân, cái tâm lăng xăng vẫn đeo bám tôi đến bây giờ khi tuổi đã về chiều mà vẫn không buông tha..

🕊 Có những ngày lễ, ngày Chúa nhật ở nhà.. những lúc ấy tôi thường quên là tôi nên nghỉ ngơi, tôi ra vào lên xuống, làm đủ thứ việc đến đổ mồ hôi cũng không chịu đi nằm nghỉ, khi đến giờ nghỉ ngơi thì lại vào phòng sách ngồi làm đủ trò..

🕊 Hết phép đi làm ở bên đây, sau giờ làm việc, còn lại một mình thì tôi còn tệ nữa, nhốt mình trong phòng đọc và làm đủ thứ việc, khi mệt thì tập thư giãn, tập đủ thứ để thân tâm khỏe, nhưng nhất định không đi nằm.. việc nằm nghỉ này để dành cho đến tối khuya.

🕊 Vậy đó, dù tôi đã rất thậm thâm biết QUẢNG GÁNH LO ĐI & VUI SỐNG, dù tôi thường rất CHÍ CỰC ĐIỀM TÌNH, nhưng có lẽ vẫn còn trong tôi một cái bệnh - bệnh lăng xăng không thuốc chữa của THÂN TÂM..

🕊 Có lẽ nó sẽ mãi theo tôi như những vết lăn trầm mòn mỏi.. cho đến khi tôi về ngủ yên trong.. hư không.

🍁

TTM
07/06/2017-23:55
🎠 #HoiUcNamDauDo 🎠
Photo ở Bình Ba
Edit: Huỳnh Lâm

--> Read more..

Sunday, May 28, 2017

“Lưu bút ngày xanh” của con..


Thức giấc sớm là một tật cố hữu của tôi, hết giờ đọc báo tôi lại chạy qua phòng đọc sách, đứng ở tủ sách tìm quyển sách muốn đọc thì lại nhìn thấy quyển sổ được dán lại bìa kỹ lưỡng. 



Mở sổ ra thì thấy dòng ghi chú của mình, tôi mới nhớ đây là quyển sổ lưu niệm của con gái đã được tôi đóng lại bìa vào ngày 18/05/2009, một trong những lưu niệm thời con gái mà khi đi lấy chồng con đã để lại ở nhà, và đã được mẹ cất hết vào trong góc tủ thời gian của mẹ.

Quyển lưu bút 1993 của Ngọc Hà 


Tôi nhớ mấy năm sau khi con gái lập gia đình, vào tháng Năm hôm đó khi dọn tủ sách ở ngôi nhà cũ, tôi thấy trong góc tủ có cất một số sách vở và album hình của con, trong đó có quyển sổ này bằng giấy ca-rô màu vàng. Vì sổ đã bị mất bìa nên tôi cũng không biết con ghi tiêu đề cho quyển sổ kỷ niệm này là gì, nên chỉ chọn và cắt ra một tấm lịch đẹp của ngân hàng Ngoại thương năm đó làm bìa sách cho con, dán lại viền của những trang giấy bị tua ra sau đó cất đến bây giờ. 

dán lại viền của những trang giấy bị tua ra sau đó cất đến bây giờ..
  

Nhớ lại thời đại của mình - trước năm 1973, hàng năm vào mùa hè, những quyển “Lưu bút ngày xanh”, “Lưu bút học sinh” hoặc nhiều bạn dùng tên mỹ miều khác để đặt tên cho quyển sổ của mình, viết vài lời ngỏ sau đó rồi chuyền tay cho nhau, cho những người bạn thân nhất dán một tấm hình, viết ở trang đầu tiên rồi kế tiếp cho đến hết nhóm bạn.. Năm này qua năm khác, chúng tôi lưu giữ mùa hạ của tuổi học trò qua nét bút, lời tâm tình dành cho nhau bằng cách này và vào thời con gái tôi cũng thế.



Lời ngỏ của con gái trên trang lưu bút đầu tiên.. còn ghi cả lý lịch trích ngang nữa chứ! 

còn ghi cả lý lịch trích ngang nữa chứ!


Tấm hình thủa học trò của con, mẹ vừa chụp lại đưa vào đây. 

Tấm hình thủa học trò của con, mẹ vừa chụp lại đưa vào đây.


Và những bài viết và hình ảnh của các bạn, nhiều lắm.. mẹ chỉ đưa vào đây vài bài viết của bạn con.. 



Vài trang bạn viết cho con.



Những lời của tuổi học trò trong những năm 1993 



“Thật nực cười khi đọc qua lời ngỏ của chủ nhân, một người từng xác nhận rằng đầy “đàn ông tính” thế mà lại ... KH.. ÓC ... dòm vậy mà giống con cá sấu” quá à!...” 



Có bạn chỉ viết mà không dán hình, còn lại một vài bạn có hình thì tôi cặm cụi đi chụp lại gởi vào đây cho con gái. 

Bạn Đinh Thị Phương Hoa (1976) 

Bạn Đinh Thị Phương Hoa (1976) 


Bạn Trần Thị Thu Hương (1976)

Bạn Trần Thị Thu Hương (1976)


Bạn P. Hà 

Bạn P. Hà 


Bạn Nguyễn Thị Thanh Phương (1976) 

Bạn Nguyễn Thị Thanh Phương (1976)


Bạn gái này có hình không có lưu bút nên Mẹ không biết tên nha Ha Huynh! 

Bạn không ghi tên


Hai bạn trai quậy này chỉ ghi mấy dòng quanh tấm hình mà không có viết tên.. 

Hai bạn trai quậy


Lưu cả chữ và hình luôn.. 

Lưu cả chữ và hình luôn.. 


Bạn Trần Thị Ánh (1976)

Bạn Trần Thị Ánh (1976) 


Bạn này cũng chỉ có hình, chưa viết lưu bút.. 

Bạn này cũng chỉ có hình, chưa viết lưu bút..


Bạn Nguyễn Thị Dư (1976) bí danh “M” 

Bạn Nguyễn Thị Dư (1976) 


Bạn Lê Thị Dung (1976) 

Bạn Lê Thị Dung (1976)


Bạn Vương Nguyên Khải (1976) 

Bạn Vương Nguyên Khải (1976) 


Bạn Lê Thị Ngọc Dung (1976) 

Bạn Lê Thị Ngọc Dung (1976)


Con và nhóm bạn ở sân trường TH. Ngô Quyền - Sao các con toàn sanh năm 1976, vậy là mẹ cho con học sớm hay sao? 

Con và nhóm bạn ở sân trường TH. Ngô Quyền
...

Hai mẹ con tôi cũng có lưu ảnh vào năm Lục thập hoa giáp của tôi - Giáp Ngọ 2914 

Hai mẹ con tôi cũng có lưu ảnh vào năm Lục thập hoa giáp của tôi - Giáp Ngọ 2914 


Bây giờ nhìn lại những dòng chữ, những mơ ước đã và chưa thực hiện của con và các bạn, lòng tôi lại bồi hồi đau đáu. Nhớ lại những năm tháng con học Trung học, vì mưu sinh gian nan khuya sớm vất vả, tôi cũng bỏ bê cho con tự học, chưa quan tâm thấu đáo trong thời gian con dậy thì, khi con rất cần đến mẹ, nhất là con lại là con gái đầu lòng. Mẹ xin lỗi con gái của mẹ.


TTM
Tháng 5/2017-28/3/1977
Viết và giữ lại hồi ức cho Ha Huynh, khi con gái bước vào tuổi tròn 40.


--> Read more..

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...