Một Phật tử lớn tuổi ngồi nghỉ mệt sau khi Đảnh lễ trên đường ở trước Jokhang, Tibet lát sau lại thấy ông lạy theo clip dưới đây.. |
Chắc chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy cách lạy Phật của người Tây Tạng. Cả năm vóc người của họ sẽ được gieo và nằm rạp xuống đất.
- Chắp tay lên đầu thể hiện sự tôn kính dành cho chư Phật.
- Hạ tay chắp xuống ngực là dành cho vị thầy tâm linh.
- Đặt hai tay xuống sát mặt đất mang ý nghĩa đảnh lễ chư vị Bồ Tát.
- Cuối cùng, họ nằm rạp mình trên mặt đất thể hiện sự tôn kính dành cho các vị thần Hộ Pháp.
Hàng ngày, người dân Tây Tạng thường lạy như vậy. Vào những ngày lễ hội quan trong, người dân vừa đi vừa đảnh lễ như vậy dọc theo suốt con đường hành hương Barkor, quanh Đền Jokhang (Đại Chiêu Tự) và quanh khu cung điện Potala..
Theo quyển "Shambhala, vùng đất Tây Tạng huyền bí hay hành trình tìm về bản thể" của Laurence J. Bramn. Có một đoạn ở trang 45-46, có nói về ý nghĩa việc ĐẢNH LỄ của người Tây Tạng mà tôi đã tóm tắt ở trên và ở đoạn dưới là một đoạn thoại của một cô gái du mục người Tây Tạng với người trong sách:
"Đây là sự biểu lộ tất cả lòng thành kính với các nguồn sức mạnh năng lượng. Đó là những lực tương tác trong vũ trụ. Chúng có thể dẫn dắt và bảo vệ chúng ta."
Cô Renzhen Deki giải thích.
Khi đảnh lễ, phủ phục trên đường và niệm thần chú, tôi có một cảm giác thật đặc biệt. Thậm chí khi đám đông dẫm lên lưng, lên chân hay có đá vào đầu tôi, tôi cũng không cảm thấy giận dữ, lúc đó tôi chỉ thấy trong mình tràn đầy sự từ bi mà thôi. Lúc ấy, chúng ta hòa làm một với vạn vật. Trong khoảnh khắc như vậy, tôi niệm một câu thần chú để khắc sâu hơn ý nghĩa bên trong tâm thức mình. Đó là cảm giác hoàn toàn hợp nhất với vũ trụ."
***
Lạy trước cửa chùa Đại Chiêu - Jokhang, Lhasa, Tibet. |
![]() |
Ở ngôi đền ở Shigatse |
Thật hạnh duyên khi trong chuyến viễn du đến đất nước này của chúng tôi lại nhằm ngay mùa lễ lớn của Phật giáo Tây Tạng. Do đó, ngay trong buổi sáng sớm ngày đầu tiên và những ngày sau đó, ở dọc con đường ở trước và quanh cung điện Polata, Lhasa, Tây Tạng, chúng tôi đã thấy từng hàng người rất dài hết lượt này đến lượt kia, dân chúng từ các khu lân cận, trên tay cầm cái Kinh Luân vừa đi vừa xoay vừa niệm mật chú, hoặc lâu lâu lại có một vài người “Nhất bộ nhất bái”, họ phủ phục cả năm vóc nằm sấp xuống đất..
Và khi đến chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) ở trước chùa hay ở trong các điện thờ Bồ Tát, chỗ nào cũng có Phật tử đảnh lễ theo cách như trên.
Hoặc một lần chúng tôi trên xe từ Shigatse về lại Lhasa, thấy bên con đường quốc lộ quanh co ven núi, một Phật tử vừa đi vừa lạy ở ven đường, phía sau có một cái xe dạng như Tuktuk nhỏ đi theo. Con đường lộ dài dăng dặc mà xe hơi phải đi hơn cả nửa ngày đường!
Hôm ấy, chúng tôi như những người ngoại đạo chỉ biết thành kính, đôi khi một vài du khách lo chụp hình, vậy mà cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc đảnh lễ của họ, tôi thấy thật kính cẩn trước sự hợp nhất giữa bản thể với vũ trụ của họ trong cách đảnh lễ Phật này.
..
TTM.
Tibet, 22-26/6/2017
Xem thêm album hình : ĐẢNH LỄ PHẬT ở Tibet.
Bạn ơi -có thể giải thích cho tôi cặn kẽ về nghĩa của hai từ'' ĐẢNH LỄ '' không ?
ReplyDeleteXin được cảm ơn bạn
Dear bạn Nguyễn Viết Tân,
DeleteTheo An Chi trong Bách khoa tri thức giải thích chữ Đảnh Lễ bắt nguồn từ gốc Hán Việt,
Chữ 頂禮 : Đính lễ mà ta đọc là đảnh lễ,
Đỉnh là cái chóp, cái đỉnh cao nhất, cái đỉnh đầu, do vậy Đảnh lễ có nghĩa là cúi đầu mầ lạy một cách tôn kính đó bạn. Bạn có thể tìm đọc thêm ở các trang Phật giáo nhé.
Cám ơn bạn đã ghé xem.
Đảnh lễ Phật
DeleteChúng ta tán thán Phật có độ cảm rồi, bắt đầu lạy Phật. Pháp tu lạy Phật giúp thân tâm thanh tịnh, rất cần cho chúng ta ở đời sau. Thật vậy, hàng thượng căn thượng trí vào đạo bằng cửa pháp, cửa tâm. Người thấp hơn một nấc nghe Phật nói thí dụ hay điều tương ưng với họ, liền liễu ngộ, tự điều chỉnh tâm ý trở thành thanh tịnh.
Theo http://www.chuahuenghiem.net/thu-vien/sach/luoc-giai-bon-mon-phap-hoa-kinh/danh-le-phat/#title