Có lẽ nơi này gọi là hồ Văn chăng? Hôm ấy chúng tôi đi từ cổng Văn Miếu đi vào, 2 cái hồ này nằm ở bên tay phải - cả hai hồ đều khô nước, có lẽ khi xưa hồ được trồng Sen chăng? nhưng hôm ấy tôi thấy có một hồ cạn nước và một hồ có vài đóa hoa Súng.
Cám ơn anh VanPham đã thêm ghi chú vào hình ảnh này:
Hồ Văn _ Hồ Minh Đường (dân gọi là Hồ Giảm) nó là Hồ Giám. ở bên kia đường Quốc Tử Giám, phía Nam, đối diện cổng Văn miếu. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu.
.
Tấm ảnh 'hồ' đó là Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn).
Hoa Súng trong tiếng Hán còn gọi là hoa Thụy Liên 睡蓮 (sen ngủ) cái tên thật là lạ, có lẽ tại loại hoa này chỉ nở vào ban ngày và khép lại ngủ khi đêm đến, có lẽ vì thế mà người Trung quốc gọi loại hoa này là Thụy Liên chăng? Cái tên thật mỹ miều nên thơ, trong khi đó không hiểu vì sao mà người Việt mình lại đặt cho nó với một cái tên thật là dữ dội : hoa Súng.
Chỉ tiếc là khác với hoa Sen, đời hoa Súng quá ngắn, năm xưa tôi theo dõi rất kỹ khi chậu hoa Súng ở trước cửa văn phòng nở hoa, mỗi đóa chỉ nở vào buổi sáng và khép lại ngủ khi đêm xuống, cứ thế tuần hoàn được hai ngày hai đêm, đến ngày thứ ba thì sau khi khép cánh trở về cái búp của mình, sau một đêm ngủ sâu cái búp súng đó nằm dưới mặt nước rồi từ từ hoại đi...
Chợt nhớ câu thơ xưa:
Thú vui thưởng ngoạn bốn mùa là của người xưa. Còn tôi, đôi mắt bây giờ đã mờ sương khói, nhưng trong buổi sáng đông hôm ấy, tôi cũng đã được cùng các con dạo chơi trong Văn Miếu của người xưa, được ngắm vài đóa hoa Đào nở trên mái ngói cổ xưa, được nhìn thấy phía sâu dưới đáy hồ vài đóa hoa Thụy liên nở lạc loài trong buổi sáng thật lạnh sâu... cũng chẳng khoái lắm ru!
Đêm nay tôi nhớ về đóa Thụy Liên ở hồ Văn trong khu Quốc Tử Giám, giờ này chắc đã ngủ rất sâu rồi.
TTM
Để nhớ buổi sáng 4/1/2013 một khắc tại Văn Miếu.
PP. 30/01/2013 12:16AM.
Cám ơn anh VanPham đã thêm ghi chú vào hình ảnh này:
Hồ Văn _ Hồ Minh Đường (dân gọi là Hồ Giảm) nó là Hồ Giám. ở bên kia đường Quốc Tử Giám, phía Nam, đối diện cổng Văn miếu. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu.
.
Tấm ảnh 'hồ' đó là Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn).
Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn) |
Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn) |
Hoa Súng trong tiếng Hán còn gọi là hoa Thụy Liên 睡蓮 (sen ngủ) cái tên thật là lạ, có lẽ tại loại hoa này chỉ nở vào ban ngày và khép lại ngủ khi đêm đến, có lẽ vì thế mà người Trung quốc gọi loại hoa này là Thụy Liên chăng? Cái tên thật mỹ miều nên thơ, trong khi đó không hiểu vì sao mà người Việt mình lại đặt cho nó với một cái tên thật là dữ dội : hoa Súng.
Chỉ tiếc là khác với hoa Sen, đời hoa Súng quá ngắn, năm xưa tôi theo dõi rất kỹ khi chậu hoa Súng ở trước cửa văn phòng nở hoa, mỗi đóa chỉ nở vào buổi sáng và khép lại ngủ khi đêm xuống, cứ thế tuần hoàn được hai ngày hai đêm, đến ngày thứ ba thì sau khi khép cánh trở về cái búp của mình, sau một đêm ngủ sâu cái búp súng đó nằm dưới mặt nước rồi từ từ hoại đi...
Chợt nhớ câu thơ xưa:
- "Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm Bạch tuyết thi"
Mùa xuân dạo chơi miền cỏ thơm. Mùa hạ ngắm hồ sen xanh biếc.
Mùa thu uống rượu hoa cúc vàng. Mùa đông ngâm thơ trong tuyết trắng.
Thú vui thưởng ngoạn bốn mùa là của người xưa. Còn tôi, đôi mắt bây giờ đã mờ sương khói, nhưng trong buổi sáng đông hôm ấy, tôi cũng đã được cùng các con dạo chơi trong Văn Miếu của người xưa, được ngắm vài đóa hoa Đào nở trên mái ngói cổ xưa, được nhìn thấy phía sâu dưới đáy hồ vài đóa hoa Thụy liên nở lạc loài trong buổi sáng thật lạnh sâu... cũng chẳng khoái lắm ru!
- Đông du .. khán Thụy Liên.
東遊...看睡蓮
Đêm nay tôi nhớ về đóa Thụy Liên ở hồ Văn trong khu Quốc Tử Giám, giờ này chắc đã ngủ rất sâu rồi.
TTM
Để nhớ buổi sáng 4/1/2013 một khắc tại Văn Miếu.
PP. 30/01/2013 12:16AM.
Không hiểu tại sao người Việt gọi nó là hoa súng. Trong thơ văn người ta cũng nhắc đến sen không mấy ai nhắc đến hoa súng cho dù nó rất dễ thương và nên thơ lắm.
ReplyDeleteUi! Vậy mà M những tưỡng nhà Bác học Bulukhin khi thấy entry này sẽ giải đáp hộ câu hỏi này đó chứ! Vậy thì biết hỏi ai bi chừ?
DeleteCuối đông ngắm sen ngủ,
ReplyDelete“Bạch tuyết thi không ngâm…”
Vẫn cười như hoa nở
Cả nhà bừng sắc Xuân
Cuối đông ru sen ngủ
DeleteDù trong lòng ủ rủ
Vẫn nở nụ hồn nhiên
Chào sen ơi! Sen ngủ..
Hồ Văn _ Hồ Minh Đường (dân gọi là Hồ Giảm) ở bên kia đường Quốc Tử Giám, phía Nam, đối diện cổng văn miếu. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu.
ReplyDelete.
Tấm ảnh 'hồ' đó là Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn).
ÔI, hoa Thụy Liên thật đẹp, trường tôi cũng có ao Thụy liên đó. Thụy Liên nở sớm mai và đi ngủ rất sớm (quãng gần trưa) chứ không thức khuya như hoa Mai (Già).
.
Chúc Bạn vui!
Tặng M. câu thơ Lưu Quang Vũ viết về hoa súng.
DeleteNghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...
Cám ơn anh VanPham thật nhiều!
DeleteVì M tìm trong Wikipedia không thấy nói đến hồ Thiên Quang Tỉnh, nên M chỉ đoán là Hồ Văn. Rất cám ơn anh, để M sẽ đưa lên trên entry.
Cám ơn về câu thơ, đọc " Da diết lòng hương dịu tự vườn cau.." chắc LQV đã có rất nhiều kỷ niệm về vườn cau, về hương cau nên khi "nghe" tiếng hoa Súng nở đã liên tưởng đến "hương dịu tự vườn cau".
Cành Thụy Liên mà M chụp chung hôm ấy, thì M đã quan sát mấy ngày liền thấy đến chiều tối mới cúp cánh hoàn toàn đó anh VP ơi!
Ẩm tửu khán Mẫu Đơn
Delete.
Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm tuý sổ bôi
Đản sầu hoa hữu ngữ:
Bất vị lão nhân khai.
.
Nhắc Bạn khi ' Đông du ... Khán Thuỵ Liên'
'Bất lão vị nhân khai' - M. có không vui!
M. ơi, chữa lỗi chính tả hộ tôi: Hồ Văn _ Hồ Minh Đường (dân gọi là Hồ Giảm) nó là Hồ Giám.
DeleteVẫn biết sai, ở comments, nhưng khi M. đưa vào bài viết thì sửa kẻo người ta cười.
Cảm ơn!
Anh VP ơi! M không sợ người ta cười mà sợ thông tin của mình đưa lên không chính xác ảnh hưởng đến sự tra cứu sau này. Với lại chữ nghĩa mà mình đưa lên cần phải đảm bảo tính chính xác cơ mà.
DeleteCám ơn anh đã giúp M. Mặc dù M đã đến QTG rất nhiều lần, nhưng chỉ là vào cưỡi ngựa xem hoa, không có sự chuẩn bị về tư liệ. Nên thật sự thì M chưa biết rõ lịch sử của Văn Miếu Quốc Tử Giám ạnh ạ.
Người dạo chơi Văn Miếu thì rất nhiều nhưng nâng niu, trân trọng từng cánh đào nở sớm hay bông hoa Súng ở hồ Văn như chị thì ít lắm. Đọc cả hai bài viết em định hôm nào mang máy ảnh ra Văn Miếu chụp xem cành đào hôm ấy của chị bây giờ đón Xuân tưng bừng thế nào rồi nhé. Là em nói định như thế không biết bận bịu Tết có thực hiện được không? Nếu không làm được chị phết mấy roi cho em chừa cái tật hứa hão nhé! hehehe
ReplyDeleteVậy thì chị chờ xem đó nha Thu Thủy ơi!
DeleteDù bận cách nào cũng phải vác máy ảnh đi và nhớ là đưa cái hình ảnh kiều diễm nhẹ nhàng thanh thoát cùa nàng vào cái máy ảnh nữa nhé!
Nếu định chụp ảnh Xuân thì nhớ báo thợ ảnh NANO trước một ngày nhé. Ảnh chất lượng cao, giá phải chăng. Có khuyến mại hai ảnh.
DeleteVậy thì hai người đi chụp ảnh cho thật đẹp đó.
DeleteHi. Ở quê em thì vẫn gọi là hoa súng hay bông súng đó, cộng súng dùng ăn sống hay nấu canh chua với cá đồng là đặc sản ở quê em đó chị.
ReplyDeleteMấy món về hoa Súng chị thường hay măm lắm đó Út ui!
DeleteNơi em ở vẫn gọi là bông súng chị ơi, hihi... em ngu quá, hôm nay em mới biết nó còn có tên là Thụy Liên! :P
ReplyDeleteThì VN ta vẫn gọi nó là hoa Súng mà Thị ơi! Nên đâu thể dùng cái từ ngữ đó gán cho mình được hở Thị ? :)
DeleteHôm nay mới biết Súng có tên chữ là Thụy Liên.
ReplyDeleteMình thích bài viết của M lắm. Bạn của mình yêu văn, yêu hoa ...
Hihi.. M chỉ thấy trong lòng muốn viết ra những gì mình thấy mình nghĩ thôi Thanh Quế ơi.
DeleteBây giờ em mới biết hoa này có tên Thụy Liên (sen ngủ). Cái tên thật đẹp và nên thơ. Theo cách nghĩ trực quan của em có lẽ hoa súng cứng cáp, cánh nhỏ vươn lên cao và nở bung ra mạnh mẽ nên dân gian đặt tên là hoa súng chăng?
ReplyDeleteChị cũng chịu thua YV ạ, tra cứu không ra. Thì thôi cứ gọi là hoa Súng vậy.
DeleteChị ơi! Ngủ ngon nhé!
ReplyDeleteChị ngủ quá ngon luôn Út ui ùi.
DeleteĐông du khán Thụy Liên!!! Hay quá! Còn em thì ngồi nhà "khán Thụy Liên" ké chị nè!!!!:)
ReplyDelete