Theo Wikipedia:
Văn Miếu – Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 – 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm:
Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học
Chúng tôi từ ngoài cổng Văn Miếu cứ thế mà đi vào từng khu, chỉ lướt qua ngắm nhìn và chụp hình lưu niệm, không kịp tìm hiểu kỹ từng khu.. và khi từ ngôi nhà ngang chính ở Văn Miếu đi vào cái con đường nhỏ bên hông thì tôi thấy một gốc Đào khẳng khiu, tôi đã đi qua và lại phải quay lại chỉ vì..
vài cánh hoa đào đã nở đang nằm ở trên cao..
|
Đứng ở tầng cao nhất chụp mái ngói ở Văn miếu. |
|
Kéo zoom máy lại để lấy ảnh của hoa..nhòe |
|
Hoa Đào hôm ấy chỉ một vài cánh hoa nở sắc hồng tươi.. |
|
Chỉ được vài đóa nằm ngang với mái ngói.. |
|
Thay đổi chế độ chụp |
|
Quay lại chụp hai cô cháu đang chờ tôi.. |
|
Nơi đầu hồi có cây đào cành khẳng khiu |
Vậy đó, hôm ấy thật ấn tượng khi tôi thấy cây Đào có vài đóa hoa nở sớm, cũng chẳng sớm gì nếu không là năm nhuận thì cũng là gần tết rồi.. nhưng hoa chỉ đơm được vài đóa, nở ra vài hoa.. tự nhiên thấy thương cho cội đào được mọc ở một góc khiêm tốn nằm trong vạn cây ở trong Văn Miếu như thế chắc cũng chiếm được.. ít sự nâng niu chăm sóc nhỉ!
Mặc dù sống trong hoàn cảnh nào, Đào hoa cứ tới độ là nở ra dù chỉ vài đóa.. để khoe với trời đất sắc thắm của hoa và nhụy, sắc hoa đẹp làm sao!
TTM
Ghi lại ở góc nhỏ Văn Miếu 04/01/2013
Chờ xem hoa súng ở Hồ Văn ở tập kế nhé!
PP. 27/01/2013
***********************************************
* Bài viết cùng chủ đề:
Đào phai thắm sắc xuân HN
ReplyDeleteCứ thế mà trồi lộc đơm hoa..
DeleteDẫu ở cảnh nào, đào vẫn nở, vẫn thắm hồng như thế.
ReplyDeleteNgười cũng thế cho đẹp đời đi Thanh Quế nhỉ!
DeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThật đẹp chị à, trong miền nam của em thì Mai cũng đang đua nhau mà ra bông, đẹp và có ko khí mùa xuân lắm. Tiếc là vẫn chưa về với quê nhà để thăm gốc mai của mẹ trồng năm xưa.
ReplyDeleteTrong miền Nam của em cũng là miền Nam của chị đó Út Kiều ui!
DeleteChị ra HN thăm con gái, con gái gả ra đó nên mẹ già lặn lội đi thăm.
Vậy nên về thăm xem cái Gốc Mai của mẹ bây giờ ra sao em nhé!.
Vâng! Em miền tây nhưng giờ đang sống ở SG. Mùa xuân đến lại háo hức mong về quê nhà.
DeleteHN lạnh lắm phải ko chị? Em sợ cái lạnh ở HN lắm. híc.
Lạnh lắm Út Kiều ơi! gọi la lạnh sâu, thấm sâu vào tận từng thớ thịt.. hihi cũng thích lắm cái thời tiết ở HN em ạ.
Delete:)
ReplyDeleteEm lại thưởng thức ké đào của Quốc Tử Giám đây chị.
Tội nghiệp cho gốc Đào chỉ vỏn vẹn có vài Hoa, mà xinh em nhỉ?
DeleteHihi...
DeleteTrúc xinh trúc mọc đầu đình
Đào xinh đào đứng một mình cũng xinh...
Chị ha? :)
Thị thơm thị đứng chỗ nào cũng thơm hehe.. :)
DeleteHoa nở "tiền trạm" đón người trong nam vè thăm quê hương đấy
ReplyDeletePhải nói lời cảm ơn hoa đào TTM ơi
Lạ thay ta có Mai - Đào
DeleteMỗi năm tết đến nở chào đón xuân..
Lạ nhỉ! chắc chỉ có ở VN.
Bạn TTM nói về hoa đào
DeleteBu tui luận về hoa Mai bên NaNo
Mời sang đọc chơi
M đã đọc:
DeleteBulukhin Nguyễn 05:12 Ngày 29 tháng 1 năm 2013
Hoa đào và hoa mai đều đều là biểu tượng cho ngày tết của người Việt. Hoa đào ở bắc hoa mai ở nam. Khí hậu mỗi miền hợp với mỗi loại hoa đã trở thành biểu tượng.
Có một thực tế thế này:
1- Trong tứ hữu là Mai, Lan, Cúc, Trúc, (chớ không phải Đào, Làn, Cúc, Trúc)
2- Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) quê ở bắc thời Lý nhân Tông. Trong bài Cáo tật thị chúng có câu sau cùng là "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai" chứ không phải nhất chi đào. Cho dù trước sân của ngài có đào chớ không có mai (900 trước hoa mai ở khu vực Chiêm Thành)
3- Thánh thơ Cao Bá Quát quê ở làng Phú Thị Gia Lâm Hà Nội xứ sở của hoa đào có câu nỗi thơ tiếng " Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" chớ không phải bái đào hoa
4- Bạn Trần Thụ Mai ( TTM Gốc Mai) sinh ở ngoài bắc nhưng ông bố vẫn đặt là tên con gái là Thụ Mai chớ không phải Thụ Đào
Đó là thực tế chớ bu tui không định bảo Hoa Mai quý hơn sang trọng hơn Hoa Đào
Và đã gửi lời ở bên ấy như sau:
Anh Bu ơi! thật là thiếu khiếm tốn khi nói mình cảm thấy rằng khi đọc xong những luận chứng logic này của anh, lại cảm thấy thật tự hào khi sở hữu được cái tên Mai này, nhưng vì M chưa tìm được điều gì khả dĩ để dìm đi được những câu cú thanh tao mà người xưa đã áp lên cành mai vàng khẳng khiu này.
Mặc dù M đang dịch bài 一生低首拜梅花 của một học giả người Trung Quốc 萧丁 nói về:
"宋代高士林和靖愛梅花愛得髮痴。他隱於杭州西泠,既不出仕,也不娶妻,成天養鶴賞梅,自稱“梅妻鶴子”。
Tống đại Cao sĩ Lâm Hòa Tĩnh ái mai hoa ái đắc phát si 。tha ẩn vu hàng châu tây linh ,kí bất xuất sĩ ,dã bất thú thê ,thành thiên dưỡng hạc thưởng mai ,tự xưng “mai thê hạc tử ”
Thời nhà Tống có Cao sĩ Lâm Hòa Tĩnh yêu hoa Mai đến phát dại khờ. Ông ta đến Tây Linh Hàng Châu ở ẩn, đã không xuất sĩ, cũng không lấy vợ, cả ngày chỉ nuôi hạc thưởng mai, tự xưng là "Mai thê Hạc tử" (Vợ là hoa Mai, con là chim Hạc)"
Để M dịch xong sẽ trở lại xem có gì chia sẻ thêm bớt với anh Bu về Cành Mai này được chăng.!!
Tuy nhiên có một điều là dù Thánh thơ Cao Bá Quát đã Nhất sinh đê thủ bái mai hoa, nhưng chắc ông không lấy hoa Mai đặt tên cho con cháu mình. Chỉ riêng Ông bố họ Trần của M lấy tên Mai đặt tên cho con gái mà thôi. Rồi mà có một lần thủa còn thơ, M trong lúc đọc ý nghĩa các loài hoa, đã đọc được rằng: Hoa Mai tượng trưng cho tình tôi không được đền bù. Lúc ấy cô nàng thiếu nữ ấy chỉ mỉm cười.. hihi bây giờ Bà già ấy cũng luôn mỉm cười với nhân gian và với chính mình.
Cảm ơn Bu nói về Hoa Mai khí tiết...
DeleteNhà tôi có mấy cây đào phai, nhưng có những bốn loại Hoa Mai.
Thôi, khỏi cần 'nghênh diện đào hoa tương ánh hồng...'
.
Chào Bu!
M. à, ngoài Bắc gọi Mai Lan Cúc. Trúc là Tứ Quân Tử đó.
DeleteVâng, cám ơn anh, ở nhà M cũng treo bộ trang gỗ Mai Lan Cúc Trúc đó anh VP.
DeleteĐể hôm nào về nhà sẽ chụp lại những tấm ảnh này khoe với mấy anh.
Cổ nhân gọi Tùng, Trúc, Mai là ba người bạn mùa lạnh (tuế hàn tam hữu 歲寒三友), bởi vì ba loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon.
ReplyDeleteTính chịu lạnh của Tùng, Trúc, Mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.
Mai, Lan, Cúc, Trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» 四君子(bốn người quân tử).
Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo.
Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm.
Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo.
Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên.
ST.
Tết gần đến, ở nhà mấy anh chị bàn rôm rả về các loại hoa, ý nghĩa về chúng thật thâm thúy, làm cho người mang phải những cái tên này cũng phải tự tu sửa hoàn chỉnh mình kẻo hổ thẹn với cổ nhân xưa và với chính mình..
Cám ơn mấy anh nha.
TTM
Hình như Mai ở tên Bạn mình, Mai ở Tứ Hữu, Tam Hữu, ở câu thơ Cao Bá Quát là loại bạch mai xứ lạnh thì phải?
ReplyDeleteMình ngờ ngợ như thế...
Mong được chỉ giáo!
Cũng cùng một chữ Mai, chỉ khác nhau về màu sắc và nơi sinh trưởng đó Thu Nhân ơi!
Delete