Friday, July 21, 2017

ĐI TẠNG VỀ (1) - Văn Thành Công chúa!




☘️🌸☘️
Mấy ngày ở TÂY TẠNG, sau khi xem thêm bộ Sử thi hoành tráng VĂN THÀNH công chúa tại Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, TQ, Tôi chợt nhớ về HUYỀN TRÂN công chúa của VN.


🌥 Có một sự TƯƠNG ĐỒNG đến kỳ lạ.

📚 Văn Thành Công chúa (623-680), đời nhà Đường, Trung Hoa, cháu gái của Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân, (hưởng dương 57 tuổi).

📚 Huyền Trân Công chúa (1287-1340), đời nhà Trần, con vua Trần Nhân Tông, (hưởng dương 53 tuổi)

Hai nàng công chúa đều:

1.💥☘️💥 Để lại nhiều truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. 

  • Chỉ khác biệt là cho đến nay Văn Thành công chúa vẫn luôn được dân Tạng truyền tụng, tôn kính và biết ơn. 
Bà được thờ tại ngôi chùa Đại Chiêu nổi tiếng ở Lhasa, Tây Tạng, được xây vào năm 647, thế kỷ thứ 7. Cho đến nay nơi ấy vẫn tồn tại và luôn được dân Tạng đến bái lạy. Là nơi để tăng sĩ Phật giáo tu tập lớn nhất TT. 

⛅️

  • Còn Huyền Trân công chúa, công trạng của Bà đối với VN rất rõ ràng rồi, nhưng cuộc đời bà vẫn còn nhiều bí ẩn nhiều tranh cãi, đây là trách nhiệm của các sử gia đời trước, cách viết sử của ta luôn thiên kiến, để lại đời sau những đoạn sử ký chưa được chính xác. Về nơi thờ tự, theo trang Bảo tàng lịch sử, báo chí và các trang blog ghi:


"Triều đình nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập Đại đế Vương ở Huế để thờ các vị khai quốc công thần trong đó có Huyền Trân công chúa. Miếu thờ ngày nay không còn nữa."

"Vào năm 2006, nhân dịp 700 năm Thuận Hoá, Phú Xuân, "Trung tâm Văn Hoá Huyền Trân" được xây dựng để nhớ công ơn vị công chúa có công mở mang bờ cõi nước Việt."


2. 💥☘️💥 Đều có cuộc hôn nhân xuất phát từ ý đồ chính trị trong mối bang giao giữa hai nhà nước.


3. 💥☘️💥 KẾT QUẢ :
- Dân Chiêm Thành trở thành dân tộc thiểu số của VN.
- Tây Tạng nay trở thành khu tự trị thuộc Trung quốc.

Một sự tương đồng đến kỳ lạ!

TTM
21/7/2017

--> Read more..

Thursday, July 20, 2017

SỬ THI Tây Tạng, Văn Thành Công chúa


Đi Tây Tạng về có nhiều chuyện để nhớ, để kể, nhiều nỗi niềm để suy nghĩ.. nhưng mấy hôm nay tôi lại muốn lôi câu chuyện của đêm cuối cùng ở Tây Tạng ra kể trước.

Chuyện chẳng có gì lạ, chỉ là chuyện chúng tôi đi xem kinh kịch - nội dung của vở kịch có lẽ chỉ cần search trên internet là ai cũng có thể biết câu chuyện về Văn Thành công chúa đã được dân Tạng, dân Trung Hoa lưu truyền trong suốt hơn ngàn năm nay - nên ở đây tôi chỉ muốn mô tả cái sân khấu kỳ vĩ và kể lại cảm nghĩ sau khi xem xong vở sử thi hoành tráng này.

***

Sáng sớm hôm ấy 25/6, chúng tôi từ Shigatse trở về Lhasa theo một con đường khác với lúc đi, một con đường đi giữa các dãy núi cao nhưng không còn vượt đèo dốc quanh co như lúc đi nữa. Một chuyến về cũng rất thú vị không kém. Về đến Lhasa, sau khi ghé mua ít quà của Tây Tạng, về khách sạn và ăn tối xong, thì bạn Đán Tăng 旦增 (Dan Zeng), hướng dẫn viên người Tạng, đã đưa chúng tôi đi xem bộ kinh kịch sử thi.

***

Vở sử thi diễn lại bối cảnh của Tây Tạng cách đây trên 1,300 trăm năm, khi Văn Thành công chúa theo hôn ước giữa hai quốc gia đã rời cố quốc lên đường đi ròng rã suốt ba năm mới đến được vùng cao nguyên Thổ Phồn. Khi ra đi Công chúa được vua Đường Thái Tông gửi trao tặng Vua Thổ Phồn 1 bức tượng Phật Thích Ca Mầu Ni với gương mặt ở tuổi 12 được khắc bằng vàng ròng, cùng rất nhiều của cải quý báu và 360 quyển kinh thư - kinh điển, xem như là của hồi môn của công chúa Văn Thành; cùng với những bối cảnh công chúa giúp dân Tạng trong việc phát triển văn hóa, tôn giáo cho tới việc nông nghiệp..

Một cuộc hôn nhân mang tính chất chính trị giữa đất nước nhưng có thể coi là thành công vì hòa bình giữa Trung Hoa và Tây Tạng đã được duy trì cho tới hết thời kỳ trị vì của Tùng Tán Cán Bố và thời kỳ này là thời kỳ thịnh vượng và phát triển nhất của đất nước Thổ Phồn này.

***

Theo wikipedia:

"Tùng Tán Cán Bố (tiếng Tây Tạng: སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ་, Chữ Hán: 松赞干布, ? - 650), phiên âm Romaji Songtsän Gampo, là người sáng lập của đế quốc Tây Tạng, vị quân chủ triều thứ 33 của người Tạng là vị vua vĩ đại nhất của người Tạng.

Ông cùng đệ nhất Vương hậu Xích Tôn công chúa 尺尊公主, Bhrikuti Devi (Nepal) và đệ nhị Vương hậu Văn Thành công chúa 文成公主, 623 - 1 tháng 11, 680[1]), được biết đến tại Thổ Phồn với tên gọi Giáp Mộc Tát Hán công chúa (甲木薩漢公主)[2], là một công chúa nhà Đường, cháu gái của hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân, là vị công chúa được người Tạng tôn sùng, được cho là 3 người có ảnh hưởng lớn, chấn hưng Phật giáo Mật tông tại Tây Tạng.

Từ khi Tùng Tán Cán Bố lên ngôi, Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có, ông không những đọc được và hiểu kinh sách tiếng Phạn mà còn gửi người đi tu học ở Ấn Độ, dịch kinh sách. Căn cứ trên tư tưởng Phật giáo, Tùng Tán Cán Bố ban bố "Thập Thiện" và "Thập lục yết luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể từ đây nước Tây Tạng mới thoát ra khỏi tình trạng hoang sơ hoang dã.[1] " (theo wiki).


Đến đây tôi lại tò mò về hai chữ Thổ phồn :

Thổ Phồn, hay Thổ Phiên hoặc Thổ Phiền là âm Hán Việt của chữ 吐蕃 hoặc 吐藩 mà người Trung Hoa từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc từng thống trị Tây Tạng, khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9. Vương quốc này còn được gọi là Đế quốc Tây Tạng (tiếng Anh: Tibetan Empire, tiếng Pháp: Empire du Tibet) theo cách tiếp cận của giới học giả Tây phương.

Đọc đến đây, nhìn Tây Tạng ngày nay, có lẽ ta sẽ không ngờ rằng cách đây trên 1300 năm, Tây Tạng đã từng là một đế quốc rộng lớn.

Và đêm hôm ấy, chúng tôi đã được đến nơi này, trên một triền núi cao, để xem một vở nhạc kịch, sử thi Tây Tạng được dàn dựng hoành tráng, công phu dưới cơn mưa phùn trong một khung cảnh lạ lùng, mà tôi sẽ kể ở dưới đây.



Chiều hôm ấy, xe qua cái cầu bắc qua dòng sông Lhasa nổi tiếng đưa chúng tôi đến một khu vực rất lớn sát lưng núi cao.

Từ dưới chỗ đậu xe chúng tôi đi vào kịch viện theo những bậc thang lài lài rồi bậc cao cao leo lên tòa nhà ở trên triền đồi cao trong cái gió lạnh và chút mưa phùn, cùng với cái shock ở độ cao vẫn theo chúng tôi, nên hai chị em tôi vừa leo lên vài bước lại phải dừng bước để hít vào và thở ra.., để thấy rằng việc leo lên bậc thang ở vùng bình nguyên khác hẳn với việc leo lên những bậc thang ở vùng cao nguyên có độ cao cao nhất quả đất này, những ngày ở Tây Tạng, giờ nghĩ lại quả là một sự nỗ lực.. để rong chơi.

Trên khu vực to lớn ấy có đủ các cửa hàng bán thức ăn và đồ lưu niệm của Tây Tạng. Khi leo lên trên thềm của tòa kịch viện, chúng tôi đứng quay lại nhìn về phía đối diện bên kia sông Lhasa để ngắm Cung điện Potala, Tibet đã được sáng đèn, một cung điện nổi tiếng đã được xây dựng vào thời đại của Văn Thành Công chúa.




Ở nơi này có hẳn một cái trụ bát giác dán poster phim:

“文成公主” 藏文化大型史詩劇 - “Princess WenCheng” Tibetan Culture Legendary Opera - “Văn Thành Công chúa” Tạng văn hóa đại hình sử thi kịch. Dịch: “Công chúa Văn Thành” Bộ nhạc kịch sử thi quy mô lớn của văn hóa Tây Tạng. (劇 chữ phồn thể của chữ 剧).



Hai chị em tôi bèo nhèo - sau một ngày ngồi trên xe đi trên 300 km từ Shigatse về lại thành phố Lhasa, lại đến ngọn đồi cao bên lưng núi xem kịch, - thêm vẫn còn bị shock vì độ cao, vì gió lạnh, vì trời chuyển mưa..




Phía trước của kịch viện. Dù trời đang chuyển mưa nhưng có lẽ vì đã mua vé, vì đã đến nơi này nên mọi người, ai cũng lũ lượt đi vào bên trong hí viện..




Bên phải của kịch viện - nhìn từ ngoài vào.




Bên cửa chính kịch viện nhìn lại phía tay phải.




Bên trái của kịch viện - nhìn từ ngoài vào.




Quay lại khoảng sân rộng lớn nhìn ra cung điện Potala lần nữa.




Bước qua cái tòa nhà của viện kịch nghệ, chúng tôi ra đến ngoài rạp là một không gian rất rộng lớn, một cái sân khấu trải dài đến sát chân núi cao. Còn ghế ngồi cho khán giả xếp như ở các đấu trường, ghế xếp từ trên cao xuống thấp sát sân khấu. Trong đó, khoảng ghế từ kịch viện bước ra thì có mái vòm, còn một khoảng ghế sát sân khấu thì không có mái.

Vì trời chuyển mưa, nên khi bước vào rạp, mỗi khán giả được nhân viên rạp phát cho một cái áo mưa.. mỏng dính. Chúng tôi vừa ngồi vào chỗ thì trời đổ cơn mưa rào xuống.. những khán giả ở phía sát sân khấu trong kịch trường vội di chuyển chỗ ngồi, may là chúng tôi ngồi hạng trung trung nên không phải di chuyển, chỉ cần mặc cái áo mưa vào.. Riêng tôi chỉ che tạm cái áo mỏng dính ấy ở trước chân. Vừa lúc ấy sân khấu tắt đèn để chuẩn bị buổi trình diễn trong trời mưa..




MỘT SỐ HOẠT CẢNH CỦA vở nhạc kinh kinh này ..

Mặc cho trời mưa, vở nhạc kịch vẫn bắt đầu, từ phía bên cánh trái sân khấu, một cung điện từ từ xuất hiện di chuyển ra giữa sân khấu, phía sau cung điện là dãy núi cao được những ánh sáng chiếu lên tạo nên một cảnh tuyết trên ngọn núi giống như thật.. cùng với cơ man nào người ăn mặc cổ trang.. cùng với tiếng vó ngựa và tiếng nhạc vang thật là hùng tráng.. được diễn ra dưới cơn mưa phùn nặng hạt.

Từ clip 1-14 : cảnh cung điện nhà Đường, cảnh tiễn công chúa Vân Thành lên đường.
Từ clip 15-19: cảnh vua Tùng Tán Cán Bố đi đón Công chúa Vân Thành và những hoạt cảnh sống sinh hoạt của công chúa giúp dân Tạng, cảnh cung điện Potala..


HÌNH ẢNH





Hôm ấy tôi ngồi cũng xa sân khấu, quay video bằng cái điện thoại cầm tay dưới trời mưa, cầm lâu cũng mỏi, đôi lúc quá mỏi phải mượn vai của út Thọ Kim để kê cái cùi chỏ tay nên chất lượng quay có lẽ không đẹp lắm, nhưng hôm nay xem lại trên YouTube thấy cũng tàm tạm, dù sao cũng đã có chút kỷ niệm mang về.

Tính đến hôm nay, tôi về nhà cũng gần một tháng, mấy ngày nay tôi mới upload hết 19 cái video clip của vở sử thi này và những cái clip lúc đi trên các nẽo đường Tây Tạng lên YouTube để kỷ niệm cho một chuyến đi.

***

Ở entry này, tôi chỉ đưa về đây vài clip, còn lại nếu các bạn muốn xem thêm hết 19 cái clip mời theo link ở dưới đây để vào xem nhé!

Link để vào YouTube để xem các clip về bộ:
Sử thi Văn Thành Công chúa.

Clip 1. Cảnh tiễn đưa Công chúa tại cố quốc..


Clip 2. 



Clip 12: Công chúa Văn Thành đến Thổ Phồn :



Clip 15: Có nhiều hoạt cảnh của đàn gia súc chạy từ góc sân khấu lên núi.. cảnh người dân được công chúa dạy cho chăn nuôi trồng trọt..



Clip 17: cảnh xây cung điện Potala, cảnh đoàn kỵ mã chạy từ trên núi xuống...



Clip 18: cảnh xây cung điện Potala, chùa chiền..



Clip 19: Cảnh cuối của vở kinh kịch. Tiếc là lúc gần hết lại không quay hết được..



Kết thúc vở nhạc kịch, Tùng Tán Cán Bố và Văn Thành Công chúa đứng trước sân khấu, phía sau là hoạt cảnh Cung điện Potala dựa vào núi cao..




Hôm nay trong lúc tôi upload clip của mình lên youtube tôi cũng search được nhiều clip nói về Văn Thành công chúa. Có những cái clip được quay chuyên nghiệp hơn, đẹp hơn và thuyết minh rõ hơn, nên để hiểu thêm về lịch sử của họ, tôi đưa về đây 3 cái clip:

1. Một video thuyết minh bằng tiếng Anh với cái tiêu đề : Classic story "Princess Wencheng" hits the stage in Lhasa




2. Một video clip thuyết minh bằng tiếng Hoa: 吐蕃王朝-文成公主【東方見聞錄-唐蕃古道01】 Thổ phồn Vương triều - Văn Thành Công chúa (Đông phương kiến vấn lục - Đường Phiên cổ đạo (01).




3. Trong tất cả các clip ở trên YouTube, tôi tìm thấy cái clip này được quay trong tháng 5/2017 này - có thêm các dòng thuyết minh hoạt cảnh bằng chữ Phồn thể, nhìn dòng chữ chạy ngang.. chắc là của một bạn người Đài Loan nào đó biên tập..

Cái clip này được quay hơn nửa tiếng, người quay đứng gần sân khấu để quay nên video quay rất rõ toàn bộ các hoạt cảnh trong vở kịch. Cảnh công chúa gặp Tùng Tán Cán Bố, thấy cảnh tuyết rơi, cảnh xe chở tượng Phật 12 tuổi đi giữa đường bị bão tuyết .. rơi .. cảnh công chúa dạy dân Tạng trồng trọt chăn nuôi... đến cảnh cuối cùng.



Hai hình cắt từ trong clip này :

Cảnh xe đưa tượng Phật bẳng vàng tạc lúc đức Phật ở tuổi 12, theo Công chúa đi từ Trung Quốc trên đường về Thổ Phồn (Tibet xưa)..
文成公主前往吐蕃途中,千辛萬苦: Văn Thành Công chúa tiền vãng Thổ Phồn đồ trung, thiên tân vạn khổ (Công chúa Văn Thành trên đường đi đến Thổ Phồn (Tibet xưa) đã gặp ngàn cay vạn đắng) ..



“文成公主進 藏的故事流傳了千年.. Tích xưa Văn Thành công chúa tiến Tạng lưu truyền đã ngàn năm qua..”

Văn Thành Công chúa là vị vương hậu được người Tây Tạng xem như là hóa thân của Lục Độ mẫu., còn trong con mắt của người dân Trung Quốc thì Công chúa Văn Thành luôn được nhắc đến với một sự tôn trọng và kính nể rất lớn, dù khi bà phải xa quê hương với độ tuổi 17 còn rất trẻ, qua xứ Tây Tạng xa xôi để đảm nhận trọng trách ngoại giao to lớn.




Khi vở kịch xong, thì trời cũng tạnh mưa, chúng tôi đi vào tòa nhà, trong đó bán đủ cái đồ lưu niệm, tranh ảnh, đĩa hát.. và còn có thêm một cặp đóng vai vị vua vĩ đại Tùng Tán Cán Bố (Romaji Songtsän Gampo) và vương hậu Văn Thành công chúa đứng một sân khấu nhỏ, ai muốn chụp hình chung với họ thì trả 20 nhân dân tệ.




Trong đoàn có vài chị muốn chụp hình, nên ai nấy đều ríu rít chụp chung sau đó dù nhìn mặt của Văn Thành công chúa không hài lòng lắm, nhưng hai vị đó cũng đồng ý chụp chung với cả đoàn.. (thiếu một chị)




***

Hôm nay ngồi xem lại hình ảnh của buổi trình diễn hôm ấy, dù vé vào xem rất đắt: 380 Nhân dân tệ khoảng 58 USD/vé, nhưng xét về độ hoành tráng dàn dựng cho vở sử thi nhạc kịch này, chúng tôi ai cũng xuýt xoa.. không tiếc lắm. Có điều, đứng ở một góc độ khác để đánh giá so sánh thì cũng có đôi điều đáng nói:

Về sân khấu trình diễn là một cái khuôn viên rất lớn ở ngoài trời, một sân khấu nằm sát vách một ngọn núi cao, khuôn viên rộng lớn đủ để trình diễn một vở kịch lịch sử hoành tráng. Trong đó, ánh đèn chiếu lên núi tạo ra núi tuyết, rồi khoảng vài trăm người mặc cổ trang Tây Tạng trình diễn, có lúc tòa cung điện to lớn được điều khiển bằng máy móc từ góc sân khấu từ từ di chuyển ra như thật, có những đàn gia súc bò Yak, dê, heo.. “thật” lon ton chạy từ góc sân khấu chạy về phía núi, rồi người dân cày bừa, rồi hoạt cảnh đoàn kỵ mã phóng từ trong núi phóng xuống..; có khi về đêm những ngôi nhà trên núi lại hiện lên với ánh lửa, rồi ánh trăng và ánh mặt trời di chuyển.. ĐÚNG LÀ MỘT SÂN KHẤU NHẠC KỊCH HOÀNH TRÁNG, một thể loại thuộc về sở trường của Trung quốc, ta xem xong cũng phải bái phục về mức độ dàn dựng như thật của hoạt cảnh và trình độ của diễn viên trên sân khấu.

Xem dàn diễn viên, gia súc trình diễn dưới cơn mưa rào liên tục suốt buổi, trời mưa đủ ướt đẫm người, ta phải thán phục tính kỷ luật của các diễn viên trong các bộ trang phục cổ trang chắc đã ướt đẫm dưới mưa, nhưng họ vẫn liên tục trình diễn trong tiếng nhạc lúc bi ai lúc hùng tráng, mặc cho khán giả xôn xao mặc áo mưa chạy về phía khán đài có mái che để tránh mưa, càng làm cho buổi trình diễn thật sự rất hoàn hảo, tuyệt vời, thêm câu chuyện tình của sử thi làm cho khán giả cảm động, bồi hồi và xao lòng..

Và hôm ấy chúng tôi xem một vở kinh kịch sử thi của Tây Tạng được dàn dựng bởi các đạo diễn Trung quốc, lời thoại và lời hát trong suốt vở nhạc kịch đều bằng tiếng Hoa, nên ở hai bên khán đài có chiếu phụ đề bằng tiếng Tạng, Hoa và tiếng Anh. Một chút ngậm ngùi cho một dân tộc đã từng là một đế quốc hùng mạnh, một đất nước Phật giáo huyền bí vẫn đã, đang và từng được thế giới nghiên cứu đến.


TTM - Tibet, 25/06/2017.

Album đính kèm :
  1. Sử thi Văn Thành Công chúa.
  2. Ríu rít chụp hình với vua Tùng Tán Cán Bố và Văn Thành công chúa.
  3. Link các clip 25/6/2017: 文成公主 Wen Cheng Princess Drama
  4. Tản mạn sau khi : Đi Tạng về (1)
  5. Mục lục hành trình Tibet (chưa xong)
--> Read more..

Wednesday, July 19, 2017

ĐI TẠNG VỀ (2) - MÚI GIỜ ở Tây Tạng ☘️




☘️🤓☘️ Khi đặt chân đến Tây Tạng, ngoài thời tiết khác biệt của vùng cao nguyên cao nhất thế giới, gây sự khó chịu chông chênh cho những người hồi nào giờ sống ở vùng đồng bằng, nhiệt đới ra, thì tôi thấy thêm điều lạ nữa là giờ giấc của Tây Tạng so với vòng quay của quả đất với mặt trời cũng rất lạ!


Như ta biết là theo quy ước, người ta dùng 24 kinh tuyến chia bề mặt quả đất ra 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giữa các múi giờ là một giờ.

Giờ tại kinh tuyến số 0 đi qua Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich, London, England. Và hầu như cả thế giới đều tuân thủ theo quy ước này để điều chỉnh giờ giấc trong quốc gia mình cho phù hợp.

Những đất nước có không gian rộng đi qua nhiều kinh tuyến múi giờ như Mỹ, từ bờ đông sang bờ tây giờ giấc các vùng miền cũng khác nhau..

Vậy mà vừa rồi, khi bay đến Lhasa Tây Tạng, một khu tự trị thuộc Trung quốc. Dù chỉ ở có 4 ngày 3 đêm nhưng tôi cũng rất tò mò về điều nay!

Vì TQ là một đất nước có không gian cũng rất rộng, cũng trải qua nhiều kinh tuyến múi giờ, nhưng không hiểu sao nhà nước TQ quy định toàn quốc đều dùng chung cùng một múi giờ.

Cho nên, mấy buổi chiều ở Tây Tạng, từ khách sạn tôi nhìn ra bầu trời, tôi rất ngạc nhiên khi mà đồng hồ điểm 8 giờ đêm giờ TQ, tức bằng 7 giờ tối giờ VN, vậy mà ở ngoài trời Tibet vẫn sáng như sấp sỉ khoảng 6 giờ chiều!

Mà lúc ấy, dù tôi có cái sim 4G, nhưng tôi chỉ có thể vào WeChat hoặc vào BaiDu chứ không thể vào Google Map để xem bản đồ thế giới được.. nên không thể xem Tây Tạng (Tibet) nằm cùng kinh tuyến với đất nước nào.

***

Hôm nay tôi mới mở cái Google Map ra tìm thấy trong đó Bhutan, Bangladesh.. có vùng kinh tuyến tương đồng với Lhasa Tibet, nên tôi mở cái clock ở Iphone ra xem giờ! Mới vỡ ra vấn đề.

Thì ra hai đất nước này và Tibet nằm vào múi giờ sớm hơn TQ 2 giờ cho nên hôm ấy giờ ở Tibet là 8g tối, nhưng ông mặt trời mới vào khoảng 6g chiều, cho nên trời vẫn sáng!

Nghĩ ông Trung Quốc cũng lạ thật, làm đồng hồ của các vùng của Tibet chạy nhanh hơn giờ mặt trời mọc và lặn.. 8 giờ sáng mà ngoài trời vẫn còn đọng sương mù, 8 giờ tối mà mặt trời vẫn còn vương vấn chưa đi ngủ!

Lạ thật!

☘️💥☘️

TTM #BàGiàNhiềuChuyện 19/07/2017

--> Read more..

Wednesday, July 12, 2017

ĐẢNH LỄ PHẬT của người Tây Tạng


Một Phật tử lớn tuổi ngồi nghỉ mệt sau khi Đảnh lễ trên đường ở trước Jokhang, Tibet lát sau lại thấy ông lạy theo clip dưới đây..



Chắc chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy cách lạy Phật của người Tây Tạng. Cả năm vóc người của họ sẽ được gieo và nằm rạp xuống đất.

- Chắp tay lên đầu thể hiện sự tôn kính dành cho chư Phật.
- Hạ tay chắp xuống ngực là dành cho vị thầy tâm linh.
- Đặt hai tay xuống sát mặt đất mang ý nghĩa đảnh lễ chư vị Bồ Tát.
- Cuối cùng, họ nằm rạp mình trên mặt đất thể hiện sự tôn kính dành cho các vị thần Hộ Pháp.



Hàng ngày, người dân Tây Tạng thường lạy như vậy. Vào những ngày lễ hội quan trong, người dân vừa đi vừa đảnh lễ như vậy dọc theo suốt con đường hành hương Barkor, quanh Đền Jokhang (Đại Chiêu Tự) và quanh khu cung điện Potala..


Theo quyển "Shambhala, vùng đất Tây Tạng huyền bí hay hành trình tìm về bản thể" của Laurence J. Bramn. Có một đoạn ở trang 45-46, có nói về ý nghĩa việc ĐẢNH LỄ của người Tây Tạng mà tôi đã tóm tắt ở trên và ở đoạn dưới là một đoạn thoại của một cô gái du mục người Tây Tạng với người trong sách:

"Đây là sự biểu lộ tất cả lòng thành kính với các nguồn sức mạnh năng lượng. Đó là những lực tương tác trong vũ trụ. Chúng có thể dẫn dắt và bảo vệ chúng ta." 
Cô Renzhen Deki giải thích.
Khi đảnh lễ, phủ phục trên đường và niệm thần chú, tôi có một cảm giác thật đặc biệt. Thậm chí khi đám đông dẫm lên lưng, lên chân hay có đá vào đầu tôi, tôi cũng không cảm thấy giận dữ, lúc đó tôi chỉ thấy trong mình tràn đầy sự từ bi mà thôi. Lúc ấy, chúng ta hòa làm một với vạn vật. Trong khoảnh khắc như vậy, tôi niệm một câu thần chú để khắc sâu hơn ý nghĩa bên trong tâm thức mình. Đó là cảm giác hoàn toàn hợp nhất với vũ trụ."

***



Lạy trước cửa chùa Đại Chiêu - Jokhang, Lhasa, Tibet.

Ở ngôi đền ở Shigatse


Thật hạnh duyên khi trong chuyến viễn du đến đất nước này của chúng tôi lại nhằm ngay mùa lễ lớn của Phật giáo Tây Tạng. Do đó, ngay trong buổi sáng sớm ngày đầu tiên và những ngày sau đó, ở dọc con đường ở trước và quanh cung điện Polata, Lhasa, Tây Tạng, chúng tôi đã thấy từng hàng người rất dài hết lượt này đến lượt kia, dân chúng từ các khu lân cận, trên tay cầm cái Kinh Luân vừa đi vừa xoay vừa niệm mật chú, hoặc lâu lâu lại có một vài người “Nhất bộ nhất bái”, họ phủ phục cả năm vóc nằm sấp xuống đất..

Và khi đến chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) ở trước chùa hay ở trong các điện thờ Bồ Tát, chỗ nào cũng có Phật tử đảnh lễ theo cách như trên.

Hoặc một lần chúng tôi trên xe từ Shigatse về lại Lhasa, thấy bên con đường quốc lộ quanh co ven núi, một Phật tử vừa đi vừa lạy ở ven đường, phía sau có một cái xe dạng như Tuktuk nhỏ đi theo. Con đường lộ dài dăng dặc mà xe hơi phải đi hơn cả nửa ngày đường!

Hôm ấy, chúng tôi như những người ngoại đạo chỉ biết thành kính, đôi khi một vài du khách lo chụp hình, vậy mà cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc đảnh lễ của họ, tôi thấy thật kính cẩn trước sự hợp nhất giữa bản thể với vũ trụ của họ trong cách đảnh lễ Phật này.

..

TTM.
Tibet, 22-26/6/2017

Xem thêm album hình : ĐẢNH LỄ PHẬT ở Tibet.


--> Read more..

Monday, July 10, 2017

"Vạn lý độc hành"


Tôi dừng trước một bức tranh sơn dầu ở ngay ngạch cửa phòng tranh của anh Đông Ngàn Đỗ Đức, hình ảnh một con ngựa độc hành đang được treo ở nơi ấy.



Hình lấy ở trang web: http://www.dongngandoduc.com/ 


Tôi ngẩn ra ngắm và hỏi anh :

  • "Anh Đông Ngàn ơi! Con ngựa đang thồ gì trên lưng?" 


Anh Đông Ngàn chưa trả lời ngay mà quay lại hỏi tôi :

  • "Chị có thấy gì khác trong bức tranh ngựa này" và anh nói tiếp:
  • "Bức tranh này mang tên VẠN LÝ ĐỘC HÀNH, vẽ một con ngựa, lưng thồ hành lí, đang lặng lẽ bước trên đường vô định. Mà không có đường đi, không có người dắt.. con ngựa này là con ngựa thân phận, đó hình ảnh của một đời người… “Vạn lí độc hành” chính là thân phận một kiếp người. Tôi vẽ nó trong suy tư ấy.".


Tôi nhìn kỹ, đúng thật, một con ngựa thồ nặng đang bước đi, đang bước chứ không phải đang phi nước đại, dưới vó ngựa là núi đá, là lá rừng, hay là mây.. tùy mình nghĩ vậy.

Tôi theo anh bước vào trong vừa ngắm tranh vừa nghe anh giới thiệu từng bức họa. Trong phòng có khoảng hơn mươi bức họa những con ngựa ở trên vùng rẻo cao, nhưng khi xem đến quyển NGỰA TRÊN NÚI xuất bản vào năm 2013, nhìn vào danh mục tranh triển lãm của anh lên tới 51 tranh sơn dầu, nhìn sâu vào từng bức tranh thì tôi mới thấy hết những thâm trầm trong từng nét vẽ trên từng dáng của những con ngựa đang đứng, đang bước đi trên núi, trên đá, trong heo hút.. của anh.





Trở lại câu chuyện ở phòng tranh, lúc ấy tôi đang được anh Đông Ngàn giới thiệu mấy bức tranh Sen mà anh vừa vẽ xong, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi cứ thúc dục tôi quay về với bức "VẠN LÝ ĐỘC HÀNH", thế là tôi trở lại nơi treo bức tranh ... và tôi đã mang nó từ Hà Nội bay về Sài Gòn.



Trong tranh, hình ảnh con ngựa với cái đầu không cúi thấp, cái đuôi không vung cao lên, trên lưng vác thồ hành lý, phía trước mặt không có con đường, chỉ có con ngựa dấn những bước chân về phía trước trên con đường.. hư không, con ngựa đã tự tạo con đường cho riêng mình, hình ảnh của một sự tận tụy nhẫn nại khác hẳn với hình ảnh con ngựa phóng nước đại như ta thường thấy, và rồi chỉ một thoáng ta thấy ngoài một chút màu xanh xa xa của núi rừng, bước chân đã đưa con ngựa đi để dần dần như nhòa đi con ngựa lẫn vào vách núi đá hay lẫn vào màu lá rừng rụng vàng sẫm..

Hình ảnh đó làm cho tôi liên tưởng đến hình ảnh của đời người, liên tưởng đến chính bản thân mình, có lẽ tại tôi mang cái tuổi con Ngọ chăng? Đã bao nhiêu năm trong những chuyến bay, một mình ngồi trong sân ga đông người nhưng tôi vẫn độc hành; tôi bôn ba lặn lội trong dòng đời vui thì chia sẻ buồn thì riêng mang của mình, tôi độc hành.. Có lẽ thế chăng? Cho nên trong phòng tranh có bức tranh ngựa có đôi có cặp, có bức có cả người đồng hành với ngựa.. bức nào cũng có ý nghĩa riêng nhưng lại không thôi thúc tôi, cái độc hành của con ngựa này đã ám vào tôi ngay khi tôi bước qua ngưỡng cửa của phòng tranh này.

Trong kinh Phật quyển "Tương Ưng Ố Kinh - Gậy thúc ngựa", Đức Phật sau khi thành đạo, trên các nẻo đường du hóa, có hơn một lần Đức Đạo Sư đã mang loài ngựa ra làm hình ảnh ví dụ để huấn thị hàng môn đệ:

“Này các Tỳ kheo! Trên đời này có bốn loại ngựa hay:
  • Hạng ngựa vừa thấy bóng roi đã chạy, như người vừa nghe nhắc rằng có ai đó mệnh chung liền tỉnh ngộ tu tập và đạt kết quả tốt. 
  • Hạng ngựa không sợ bóng roi, chỉ sợ gậy (có đóng đinh nhọn) thúc vào mông, giống như người vừa thấy ai đó mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
  • Hạng ngựa đợi gậy đâm vào thịt mới sợ, như hạng người khi tận mắt thấy thân nhân mình mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
  • Hạng ngựa đợi đến lúc gậy thúc thấu xương mới sợ, như hạng người khi tự thân bị bệnh khổ mới tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt”.

(Tương Ưng ố Kinh Gậy thúc ngựa)

Thì con Vạn Lý Độc Hành này không thuộc bốn loại trên, nó đã buông bỏ vượt qua những vướng mắc của cuộc đời, vượt qua những đoạn đường phong trần gập ghềnh đầy bão táp vùi dập, nó đã hoàn toàn bỏ được cái tâm cố chấp, kiến tánh mà sải bước đi về phía trước đi cho hết con đường của đời mình..

Cám ơn anh Đông Ngàn Đỗ Đức, người đã vẽ bức tranh sắc sắc không không này!

TTM.
PP. 10/07/2014

--> Read more..

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...