Saturday, May 25, 2013

Cây Sala Song thọ.


Hôm vừa rồi, trong lúc đến viếng chùa Xá Lợi ở đường Bà Huyện Thanh Quan Q.1, tôi có chụp được một số hình về cây hoa Sala, khi về nhà tôi đã đưa vào entry ở trang Guestbook và Facebook một tấm hình hoa với tiêu đề là "Vô ưu":



Tấm hình trên được nhiều bạn ghé thăm và trong đó anh Bulukhin có comment như sau:
  • "Vô ưu là hoa biểu tượng của Phật giáo, mấy ngàn năm mới nở một lần. Hoa hình trên là hoa sala (long thọ). Kinh Phật nói rằng Đức Phật tịch diệt dưới bóng cây sala."

Trên các trang Phật giáo cũng có nhiều bài viết về hoa Vô ưu (Sala) và hoa Ưu Đàm ("Theo tương truyền Hoa Ưu đàm hay Linh Thoại Hoa không có trên thế gian,..".. "Pháp hoa văn cú có ghi: "Ưu đàm là loại hoa linh thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời"). Tuy nhiên để trả lời cho anh Bu, tôi xin đưa về đây một bài báo viết về hai cây Sala cổ nhất ở Huế cho khách quan.

********

Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế
nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản

(Dân trí) - Hai cây sala cổ thụ của chùa Tăng Quang (đường Nguyễn Chí Thanh, TP Huế) trổ bông rực đỏ như chào mừng sự kiện đức Phật đản sinh. Nhiều câu chuyện thú vị về loài cây gắn liền với nhà Phật được PV ghi lại.

Đến chùa Tăng Quang trong sáng rằm tháng tư năm nay như thấy bình yên và lòng lắng lại dưới tán cây sala đầy hoa đỏ trước chánh điện. Ngôi chùa có tuổi đời trên 50 năm, xây theo phong cách Phật giáo nguyên thủy, được ôm trùm bởi bóng mát của 2 cây sala to nhất, đẹp nhất Huế. 

Sau khóa lễ cúng niệm rằm tháng tư, tỳ kheo Tánh Hiền, trụ trì chùa Tăng Quang từ từ kể: 

“Theo Phật sử, cây sala hay còn gọi là cây vô ưu là nơi Đức Phật đã sinh ra. Sau khi Đức Phật tu đắc đạo, đến tuổi già, ngài nhập niết bàn tại khu rừng Usinara đầy cây sala, lúc đó ngài nằm giữa 2 cây sala hay còn gọi là song thụ. Vì thế, sala gắn mật thiết với hình ảnh của Đức Phật.

Cây sala tại chùa Tăng Quang được 1 ngài tăng thống của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam cùng chư tăng phật tử qua Ấn Độ xin giống cây về trồng từ Huế vào miền Nam cách đây gần 60 năm. Tăng Quang là chùa đầu tiên ở Huế có được cây sala. Trải qua thời gian, bị bão đánh gãy một vài lần, nhưng cây vẫn ngày càng tươi xanh, tỏa bóng mát và hoa thơm ngát”.

Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Hoa sala nở ra từ thân cây


Tỳ kheo Tánh Hiền cho biết thêm là cây sala kết hoa rất lạ, từ gốc cây lên ngọn và mọc suốt từ tháng 3 đến hết tháng 9 âm lịch mỗi năm. Hoa sala thơm, có màu đỏ, cứ mọc từ sáng đến trưa là rụng cho hoa kế tiếp mọc lên. Hoa có thể phơi khô và uống với nước có thể chữa bệnh. Từ ngày có cây sala, chim chóc đến trú lại rất nhiều, làm cho cả không gian chùa thêm vui tươi. Các chùa khác hay đến chùa Tăng Quang xin giống về trồng. Nhiều nhất là chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế đã trồng được 1 đồi cây sala nhỏ, vài năm tới lớn lên hoa sẽ nở rất đẹp.

Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Cận cảnh loài hoa gắn với Đức Phật

Khi Phật nhập niết bàn, cây sala đang trái mùa bỗng nở hoa đỏ rực. Các đệ tử ngài lấy làm rất ngạc nhiên, hỏi Đức Phật thì được ngài trả lời rằng: Phật giáo cũng như các đạo khác, chỉ là phần bên ngoài. Chính bên trong các con phải tu tập, rèn luyện cho đắc đạo thì tự nhiên sẽ được đơm hoa, kết trái. Đức Phật ra đi để lại một kho tàng tình thương, niềm tin cho mọi người từ giai cấp thấp cho đến cao rằng hãy rèn luyện đức tin và lòng nhân ái của mình, ắt hẳn sẽ có ngày thành công” - tỳ kheo Tánh Hiền nhắn nhủ.

Hãy cùng lắng lòng trước 2 cây sala cổ thụ:
Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Hai cây sala già nhất Huế có tuổi đời hơn 60 năm
Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Hoa có cánh đỏ, nhụy vàng
Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Tỏa hương thơm ngát
Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản
Hòa lẫn vào màu cờ Phật giáo
Ngắm 2 cây sala cổ nhất Huế nở hoa đỏ rực trong lễ Phật đản

Sala - loài hoa đẹp có gốc từ Ấn Độ được đưa sang bởi công lao của các nhà sư Việt Nam - nhằm giúp nhiều người không qua được xứ Phật sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng.

Đại Dương



Riêng tôi, đã từng thấy cây Sala ở một số ngôi chùa ở Việt Nam và ở trong hoàng cung Sihanouk, nhưng hôm vừa rồi ở chùa Xá Lợi, ngoài hoa tôi còn biết thêm lá Sala cũng rất ư là dễ thương, sẵn entry này tôi xin đưa một số hình trong đó có thêm hình của.. tôi về đây cho bạn bè ngắm hihiii

Cây Sala bên phải chùa, cả hai cây ở bên phải và trái của chùa đều rất cao, cao vượt cả mái chùa ở tầng một.


 


  
Những nhánh cứ mọc ở thân cây rồi trổ hoa và kết quả, quả Sala cũng lớn gần bằng quả dừa xiêm, tôi quên lưu lại hình quả Sala rồi.

Hôm đó con dâu tôi bị một đóa hoa rơi rụng ngay vào đầu, thế là hai mẹ con tôi nhặt hoa lên tay..

Lên tầng một để vào chánh điện, thì thấy lá cây Sala rơi đầy cầu thang và sân chùa

Lá Sala xanh lẫn lá vàng đỏ ửng đẹp giữa trời xanh..
 

Tôi đứng ở tầng một bên cạnh cây Sala,
trên đường vào chánh điện của chùa Xá Lợi.


Thực ra hôm tôi đưa vào trang facebook thì cũng có một bạn vào comment với nội dung sau:
  • Nhox Trên Mây "Con xin được nói một chút. Có lẽ có chút lầm lẫn, con nghĩ hoa mà mấy cô chú chụp ở trên là hoa Sala, (gắn liền với việc Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn). Còn cây Vô ưu là cây asoka, gắn liền với sự tích vườn Lumbini."

Có lẽ trong chúng ta cũng ít ai chú ý đến chuyện này, ngày tôi còn nhỏ học giáo lý Phật giáo thì biết thế, theo kinh sách thì cây hoa Sala là nơi Phật Đản và cũng chính là nơi đức Phật chọn khi tịch diệt. Còn cây nơi mà Đức Phật nhập định 49 ngày và thành đạo là ở dưới gốc cây Bồ Đề. Lớn lên đứng ở phương diện tìm hiểu triết học Phật giáo thì cũng có những nghi hoặc và tự đi tìm lời giải đáp.

Còn hoa mà anh Bu nhắc đến có lẽ là hoa Ưu đàm, là một loại hoa huyền thoại, tôi xin trích một đoạn trong trang Đạo Phật ngày nay như sau:

  • Theo truyền thuyết trong kinh Phật, có một loài hoa gọi là Udumbara, viết theo mẫu devanāgarī : उदुम्बर . Udumbara có nghĩa là một loài hoa mang điềm lành từ Trời, và sự xuất hiện của hoa Udumbara là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến, để lại Phật Pháp trong thế giới này.
  • उदुम्बर,  Udumbara là biến cách của uḍumbara. Udumbara được phiên âm ra âm Hán Việt thành : Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm… Hoa Ưu đàm  được người ta gọi  bằng những tên khác nhau như : Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, gọi tắt là Đàm hoa, hay Linh thụy hoa, Thụy ứng hoa, Không khởi hoa.
  • Theo kinh Pháp Hoa văn cú : "Ưu đàm là loại hoa thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời".

Như vậy, theo thiển nghĩ của tôi, cây hoa Vô Ưu (Sala) trong vườn Lâm Tì ni lúc Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời là một loại cây có thật, còn hoa Ưu đàm chỉ là một loại hoa huyền thoại, lúc thái tử ra đời thì trên bầu trời đầy hoa thơm.. có lẽ là hoa Ưu đàm này chăng? và trong tương lai có lẽ chúng ta hãy đợi thêm 3000-2557 = 443 năm nữa, nếu tính theo Phật lịch, hoa Ưu Đàm sẽ xuất hiện, khi hoa nở sẽ có Đức Phật ra đời.

TTM
Mùa Phật Đản 2557 - Quý Tỵ (2013/05/24)

Bản nhạc Vô ưu.





20 comments:

  1. Em xông nhà chị nè, nhưng em chưa đọc hết,hai con mắt của em nó xuống đường rồi, em phải tuân lệnh nó thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Còn chị thì bi giờ hai con mắt và cái đầu chẳng còn biết phải nhắm cái nào trước nữa đó Nilan ơ!

      Delete
  2. em góp với chị một nhánh hoa sala mà e chụp đc
    [img]https://lh3.googleusercontent.com/--p6_3cKRZjs/TbFyww-auFI/AAAAAAAABXM/rOIgKZAAiSw/s800/IMG_8884.JPG[/img]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn em bố Susu, hoa em chụp đẹp lắm.

      Delete
  3. Cám ơn chị TTM Gốc Mai!
    Một bài viết khảo cứu công phu và thú vị!
    Hình ảnh rất đẹp. Tôi chưa nhìn và nghe thấy nói về hoa này bao giờ nên càng biết ơn chủ trang!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những vấn đề về Phật giáo nói mãi vẫn kg xong đó anh Vũ Nho ạ.

      Delete
  4. hình chị đứng dưới gốc cây cũng là một đóa sala bự và đẹp đó thôi! hehe...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đóa Sala đó rụng biết bao lần rồi em nhỉ? hihi

      Delete
  5. 1- Cái bảng màu xanh chữ trắng đóng vào thân cây không thấy nói Sa la còn có tên Vô ưu. Phật Quang Đại từ điển của Đài Bắc, từ điển Phật học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách chỉ nói hoa ưu đàm chứ không đến hoa vô ưu.
    2- Vào Google gõ hoa vô ưu thì có vô số bài viết nói rằng sa la (long thọ) cũng là vô ưu. Tiếc là các bài viết này chỉ nói thế thôi chứ không đưa ra cứ liệu lịch sử xác đáng. Bu tui cho là sau này người Tàu đặt tên cho nó rồi người Việt nói theo.
    3- Nhân thể chép một đoạn trong mục "Linh thọ bồ đề" sách Đức Phật lịch sử của H.W SCHUMANN để bạn TTM tham khảo "Trong những bài đức Phật tường thuật về sự Giác Ngộ của ngài (Trung bộ kinh 26 và 36) không thấy đoạn nào nói đến sự kiện Giác Ngộ diễn tiến đưới một gốc cây cả, dO vậy nhiều học giả xem gốc cây đánh dấu nơi ngài giác ngộ chỉ là chuyện huyền thoại phi lịch sử..."
    4- Có 5 bộ kinh tối cổ ghi lời Phật là Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh. Năm bộ này có tên gọi chung là Nikàya. Ngài H W SCHUMANN đã tham khảo để viết sách Đức Phật lịch sử)
    5- Bu tui mê bản nhạc này quá, chắc chắn là nhạc thiền của Tàu
    (Bị chữ ưu ám ảnh nên ưu đàm bu nhớ ra vô ưu, cảm ơn đã đính chính)

    ReplyDelete
  6. Trong các sách viết về Phật giáo tôi đã đọc thường thấy nói về 2 loại cây, đó là cây Bồ đề và cây Sala, sách viết theo truyền thuyết 2 loại cây này có liên quan đến Đức Phật. Bồ đề là cây Đức Phật đã giác ngộ dưới gốc, còn cây Sala là nơi Đức Phật đã sinh ra và tịch diệt cũng dưới gốc cây. Được xem là 2 loại cây linh thiêng của Phật giáo, đây là vấn đề tín ngưỡng, bây giờ hay thấy trồng nơi sân chùa.

    Hình ảnh cây Bồ đề có lẽ quen thuộc với mọi người và được biết đến nhiều hơn là cây Sala. Tôi có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin tạm gọi là "chính thống" đối với cây Bồ đề, chẳng hạn về tên gọi, Bồ đề tiếng Phạn (Sanscrit và Pali) là Bodhi có nghĩa là Giác ngộ, tỉnh thức (Từ điển Phật học Ban Biên Dịch Đạo Uyển), là loại cây gỗ có tên khoa học Ficus Religiosa thuộc họ Bồ đề Styracacceae. Phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ. Cây gỗ mềm dùng làm bột giấy, diêm. Vỏ cây cho nhựa thơm gọi là cánh kiến trắng (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp VN).

    Còn đối với cây Sala thì những thông tin "sách vở" đối với khá nhiều loại sách tôi có trong tay, kể cả từ điển Phật học, từ điển Bách khoa cũng đều không thấy nói đến. Trong từ điển Phật học Sanscrit, Pali, Anh-Hán-Việt của Nguyên Hảo, NXB về nguồn Canada, cũng chỉ nói Sala tiếng Phạn (S, P) là Sàla, là loại cây mà Đức Phất đã tịch diệt ở dưới gốc.

    Tra trên mạng thì thấy quá xá chừng những thông tin về cây Sala, có nơi nói nghĩa của từ Sala là "căn nhà". Có những bài viết (như chị M. đã trích dẫn), và nhiều bài viết khác, gọi hoa Sala là hoa Vô ưu, Long thọ, tiếng Việt là Kỳ lân, Ngọc kỳ lân, Đầu rồng, Hàm rồng (vì nhìn hình dạng na ná...). Nhưng cũng có những bài viết nói hoa Sala không phải là hoa Vô ưu, mà lại đưa ra những hình ảnh khác về hoa Vô ưu, cũng có bài viết nói hoa Sala không phải là Ngọc kỳ lân, Đầu lân... Tuy nhiên đúng như bác Bu đã nói bên trên, những thông tin nói thế, chứ hoàn toàn không đưa ra được cứ liệu nào nói như vậy.

    Cho nên đối với cây Bồ đề hay Sala theo tôi có 2 cách nhìn, một cách nhìn dưới góc độ Tôn giáo (nhìn theo niềm tin), chúng ta cứ theo những gì mình tin. Còn cách nhìn thứ nhì dưới góc độ Thực vật học, thì Bồ đề và Sala với tôi cũng chỉ là 2 loại cây như tất cả các loại cây khác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Học giả người Đức viết "đức phật Lịch sử" nói thêm sau đoạn bu trích trên: "Ta có thể xem chuyện sa môn Siddhattha ngồi nhập định đưa đến Giác Ngộ dưới một gốc cây là dĩ nhiên. Trên thực tế đó là cây assatha, rất dễ nhận ra nhờ chiếc lá hình quả tim với đầu nhọn cong mà thỉnh thoảng đức Phật có thể thường nhắc đến với chúng đệ tử, nên ta cũng sẵn sàng chấp nhận đó là một sự kiện lịch sử"

      Như vậy là học giả H.W SCHUMANN chấp nhận thái tử ngồi nhập định trong rừng có nhiều cây assattha. Sau khi Thái tử thành Phật cây này mới có tên bodhi tức là bồ đề. Bồ để có nghĩa là sự giác ngộ, sự tỉnh thức. Tất cả sách vở Phật giáo nào bảo rằng thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền định dưới cây bồ đề sau đó thành Phật là nói ngược. Bu tui nhắc lại, thái tử thành Phật thì cây assattha mới được gọi bồ đề.

      Delete
    2. Hihi, điều này thì dĩ nhiên rồi bác Bu. Từ chuyện Phật giác ngộ dưới cây assatha, nhân việc này cây mới có tên là Bồ đề, tiếng Phạn là Bodhi có nghĩa là Giác ngộ, tỉnh thức. Như tôi có còm bên nhà bạn dungNobita, "Phật đắc đạo dưới gốc cây bồ đề nhưng cây bồ đề không phải là Đạo", giả sử thay vì cây bây giờ gọi là bồ đề mà là cây trứng cá, hay cây me, cây ổi... thì những cây đó giờ cũng đã được gọi là bồ đề rồi... Cái này cũng tựa như chuyện rùa Hồ Gươm một dạo, có những người đã "đánh đồng" con rùa thương tích đầy mình dưới Hồ Gươm thành con rùa trong truyền thuyết Trả kiếm xưa kia, rồi kính cẩn gọi là Cụ rùa, trước khi đi bắt để chữa trị thì cúng bái linh đình... Khá buồn cười.

      Delete
  7. Hai bác Bu và Ngọc Hiệp Phạm cung cấp nhiều tư liệu quý.
    Còn tôi thì chỉ đơn giản hiểu cây Bồ đề và cây Sa la là hai loại cây khác nhau. Tôi nhìn thấy cây bồ đề do tổng thống Ấn Độ tặng cụ Hồ, rồi trồng ở chùa Trấn Quốc. Còn cây Sala thì lần đầu trông thấy trong trang nhà bác Gốc Mai! Cám ơn chủ nhân và các bác đã cho tôi mở rộng nhãn giới hạt đậu của mình!

    ReplyDelete
  8. Cám ơn anh Bu và anh Hiệp đã góp vào đây nhiều vấn đề về những cây liên quan đến đạo Phật. Nhìn chung ta thấy những vấn đề về Phật giáo cứ nghiên cứu mãi vẫn thấy mịt mù.

    M hôm nay bị mụ đầu mụ óc luôn.

    ReplyDelete
  9. Hihi...
    Cho NT "nổ" môỵ chút nha chị?
    "...Tỳ gia thành lý bất tằng sanh, Ta la thọ gian bất tằng diệt, bất sanh bất diệt lão Cù Đàm..."
    Lão Cù Đàm sanh hay diệt ở gốc cây bồ đề hay ta la song thọ gì đó, có gì đáng quan tâm đâu chị nhỉ?
    Quan trọng là mình có hưởng được chút gì trong cái "giác ngộ" mà lão đã khổ công tìm kiếm và lấy cái ngón tay chỉ cho mình cái ánh trăng (ánh đạo vàng)...
    Nương ngón tay mà thấy trăng, thấy mần chi cái ngón tay của lão, chị ha?
    Cho nhức cái đầu!!!

    ReplyDelete
  10. Góp với các bạn vài ý tham khảo:
    Tôi chỉ là một nông dân, nhưng tôi mê tìm hiểu cây cỏ, đã sưu tập được 1.265 loài đăng ở Blog riêng. Qua tìm hiểu tôi xác định được như sau:
    + Cây sala - Shorea robusta, chi Shorea, Họ Dầu hay Họ Hai cánh - Dipterocarpaceae, Bộ Malvales - Bông, Cẩm quỳ
    + Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng - Couroupita guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng, Chiếc, Bộ Ericales Bộ Thạch nam hay Đỗ quyên
    + Cây Vô ưu hay Vàng anh lá bé - Saraca asoca, chi Saraca, Họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu Fabales
    Mời các bạn đến thăm Blog của tôi:
    http://buixuanphuong09blogspot.blogspot.com/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn anh đã ghé thăm. Sẽ qua thăm anh sau nhé!

      Delete
  11. Lần đầu sang trang và biết thêm nhiều điều thú vị...
    Xin chào chủ trang nhé!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng cám ơn Mai Trang Huỳnh đã ghé thăm nhé!

      Delete

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...