Trời mấy hôm nay u u, mưa bão quanh đây, khiến lòng người có chút xốn xang, cả ngày chủ nhật hôm qua làm việc đến gần sáng, nhưng sáng nay tôi vẫn tiếp tục làm việc mà không cảm thấy mệt mỏi gì cả !
Nhìn lịch thì hôm nay đã mùng 6AL rồi, vậy là ngày mai mùng 7 tháng 7, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ sẽ gặp nhau ở giải Ngân Hà. Ở xa xăm vẫn có sự chia đôi và trùng phùng nhỉ? nhưng sao lòng tôi lại chợt nghĩ đến sự chia ly và bất giác lại nhớ đến Cha mình.
Nhớ năm xưa (1988), trong buổi lễ chia ly trước linh cửu của mẹ, nhìn dáng cha cao gầy quắc thước, nghẹn ngào đến cả đôi tay, khi người cầm cây đòn gánh bẻ đôi, dát giường chia đôi, chén cơm chia nửa... lòng tôi khi ấy đã quá đỗi bi thương ngậm ngùi..
Nhớ mỗi tuần cúng thất, dáng cha đứng ở cửa đợi và đón tôi từ xa về cùng các em cúng mẹ. Nhớ vì để tang cho vợ mà mái tóc và hàm râu trăm ngày của người không cạo và cắt, nhớ dáng ông lúc ấy cao gầy, mái tóc muối tiêu 65 tuổi của người quăn cuồn cuộn trên đầu.. Tôi biết rằng từ lúc ấy cha tôi sẽ còn lại mỗi một mình, sẽ buồn vui trong đàn con bảy đứa chúng tôi, sẽ cô đơn lủi thủi một mình dù người có tới bảy đứa con... Đến bây giờ người đi xa đã gần mười năm rồi, nhưng phận làm con ai mà chẳng rưng rưng khi nhớ đến những hình ảnh này của người..
Ôi! Có những cái CHIA ĐÔI là cùng ngoảnh đi làm thành hai hướng khác biệt, có khi để lại những vết thương, vết sẹo mãi ri rỉ trong con tim người..
Vậy mà cũng là CHIA ĐÔI nhưng cái chia đôi của cha mẹ tôi ngày ấy là cái chia đôi cùng hướng đi cùng một bến bờ của người đi trước kẻ đến sau, thật đáng trân trọng biết bao và niềm tự hào hoài cảm ấy sẽ luôn ở mãi trong lòng chúng tôi!
TTM
Hoài cảm về sự chia đôi.
PP. 12/08/2013
Nhìn lịch thì hôm nay đã mùng 6AL rồi, vậy là ngày mai mùng 7 tháng 7, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ sẽ gặp nhau ở giải Ngân Hà. Ở xa xăm vẫn có sự chia đôi và trùng phùng nhỉ? nhưng sao lòng tôi lại chợt nghĩ đến sự chia ly và bất giác lại nhớ đến Cha mình.
Nhớ năm xưa (1988), trong buổi lễ chia ly trước linh cửu của mẹ, nhìn dáng cha cao gầy quắc thước, nghẹn ngào đến cả đôi tay, khi người cầm cây đòn gánh bẻ đôi, dát giường chia đôi, chén cơm chia nửa... lòng tôi khi ấy đã quá đỗi bi thương ngậm ngùi..
Nhớ mỗi tuần cúng thất, dáng cha đứng ở cửa đợi và đón tôi từ xa về cùng các em cúng mẹ. Nhớ vì để tang cho vợ mà mái tóc và hàm râu trăm ngày của người không cạo và cắt, nhớ dáng ông lúc ấy cao gầy, mái tóc muối tiêu 65 tuổi của người quăn cuồn cuộn trên đầu.. Tôi biết rằng từ lúc ấy cha tôi sẽ còn lại mỗi một mình, sẽ buồn vui trong đàn con bảy đứa chúng tôi, sẽ cô đơn lủi thủi một mình dù người có tới bảy đứa con... Đến bây giờ người đi xa đã gần mười năm rồi, nhưng phận làm con ai mà chẳng rưng rưng khi nhớ đến những hình ảnh này của người..
Ôi! Có những cái CHIA ĐÔI là cùng ngoảnh đi làm thành hai hướng khác biệt, có khi để lại những vết thương, vết sẹo mãi ri rỉ trong con tim người..
Vậy mà cũng là CHIA ĐÔI nhưng cái chia đôi của cha mẹ tôi ngày ấy là cái chia đôi cùng hướng đi cùng một bến bờ của người đi trước kẻ đến sau, thật đáng trân trọng biết bao và niềm tự hào hoài cảm ấy sẽ luôn ở mãi trong lòng chúng tôi!
TTM
Hoài cảm về sự chia đôi.
PP. 12/08/2013
Chia đôi theo quy luật thì không ai cưỡng được.
ReplyDeleteCòn sự chi đôi không do quy luật thì lại bởi con người tao ra...Xét cho cùng thì hợp tan cũng là quy luật ở đời
Sự ra đi kẻ trước người sau về với cát bụi là theo quy luật thì điều này không phủ nhận.
DeleteNhưng cái chia đôi của con người gây ra không thể gọi là theo quy luật được anh Bu ạ, vì theo quy luật là tất yếu, cứ thế mà diễn ra, còn đây có lẽ là theo định mệnh, theo nền giáo dục gia đình từ bé, theo những thói quen lệch đạo đức xã hội mà ta thừa hưởng trong xã hội hiện tại này, nên khi mà vượt qua ngưỡng của sự chịu đựng của cái đòn gánh, thì tất gẫy đôi và sự chia đôi tất yếu xảy ra. Người ta gọi cái đó là hết duyên nợ, cũng hay.
Dịch kinh nói: có thăng thì phải có giáng, có âm thì phải có dương, có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Từng cặp đối kháng xẩy ra là tất yếu như một quy luật.
DeleteNgười ta dùng toán học sác xuất để chơi xổ số, để xem cuộc chiến này thắng hay thua. Trong thiết kế cầu đường dùng toán sác xuất để biết khi nào có một trận lũ lớn xẩy ra trên dòng sông.
Vậy sác xuất là khoa học tìm ra quy luật của những hiện tượng xẩy ra không theo quy lật.... Hehehe lôi thôi quá phải không .
Có những hiện tượng không theo quy luật nào, nhưng vẫn xảy ra dù với xác suất rất nhỏ . Đôi khi mình lại rơi vào những trường hợp xác suất hiếm có đó , chị à . Bác Bu nói đúng đấy chị :"Vậy sác xuất là khoa học tìm ra quy luật của những hiện tượng xẩy ra không theo quy lật..." , hihi ...
DeleteHôm nay ngậm ngùi đã qua, dù mai có thể nó lại đến , kệ nó . chị ha ((-:
Hai anh em đồng tình với nhau tìm giải pháp xác xuất trong khoa học để chia sẻ nỗi niềm lạ lùng của chị đó ư!
DeleteCám ơn nha! :) Hôm nào chị về sẽ cafe nhé.
Anh Bu ý nha! quyển Kinh Dịch M còn chưa đọc được chương đầu nữa đó :(
DeleteCái chia đôi ngày mẹ mất chỉ là chia đôi tạm thời...
ReplyDeleteBây giờ, hai cụ sẽ mãi mãi bên nhau, Bạn Gốc Mai của tui ơi!
Mình đồ chừng, bạn mình đang buồn đấy!
chị ấy giấu thật sâu nỗi buồn của chị ấy trong entry này đấy chị Ba à... Chị em mình cùng chia xẻ với chị Mùi nhé chị Ba
DeleteThu Nhân ơi! lâu lâu nhớ tới ông bà, lại chợt nhớ tới những cái buồn ở tận đẩu tận đâu mà nó vẫn dấu kín sâu từ khi ở Mul cơ mà..
DeleteThu Nhân vẫn thấy bạn mình vui đấy thôi.. :)
Mây ơi! Mây vẫn thường chia sẻ vui buồn với chị M đấy thôi. Cám ơn em nha.
Deletechia lìa, tan hợp dẫu biết là lẽ thường tình, vẫn làm lòng người ngậm ngùi, ai oán chị ui!
ReplyDeleteNgậm ngùi thôi, chứ đừng ai oán nhé em, cái ai oán bi quan tiêu cực ấy nó sẽ giết nhưng sinh khí của mình đó, cho nên đôi khi chỉ là "ru ta ngậm ngùi" một chút cho.. lãng đãng em hén.
DeleteSang đây đọc và nghe tiếng nhạc dịu êm lại thấy buồn quá, chị ơi cho em CHIA ĐÔI nỗi buồn với chị nhé!
ReplyDeleteCái vui thì chia đôi, cái buồn thì chia nửa nhé, Chị của em nào có buồn đâu, chỉ là chút lãng đãng giữa sơn khê thôi mà :)
DeleteCác cụ chỉ tạm chia thôi
ReplyDeleteBây giờ thì lại đời đời bên nhau!
Kính trọng thay các bậc cha mẹ chúng ta! Gian lao, vất vả nhưng vẫn nuôi dạy các con nên người.
Nếu các cụ đọc được những dòng này của chị, hẳn sẽ mỉm cười!
Lúc sinh thời Cụ ông vẫn thường cùng ngồi với con gái anh ạ, lúc ông lãng tai thì M mang máy vi tính gõ bằng chữ Hán nói chuyện với ông cụ, ông cười móm mém rằng, con gái của ông không học chữ Hán bao giờ nhưng bây giờ lại viết thư bằng chữ Hán cho ông! Ông và bà thương M nhất nhà đó anh Vũ Nho ơi!
DeleteThật hạnh phúc khi con cái được bố mẹ thương quý!
ReplyDeleteChia vui cùng chị nha!
Dù các cụ đã đi xa
Tấm lòng hiếu thảo vẫn là tươi nguyên!
Vâng, cám ơn anh nhé.
DeleteUYÊN ƯƠNG
ReplyDelete[img]http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/21/l/p50kpbcWPXgFQb1MWOcbhA.jpg [/img]
Đôi ta dù đến bạc đầu
DeleteRăng long miệng móm (vẫn) lầu bầu yêu nhau..
Ôi! tấm hình RucHung rất đẹp và có ý nghĩa lắm thay.!