Nhớ buổi chiều cuối năm hôm rồi, khi ánh hoàng hôn vừa xuống cuối chân mây, trong buổi đi dạo quanh cái khoảng đất trống - sau này sẽ trồng cây làm công viên còn bây giờ vì chưa có đủ dân cư ở nên vẫn chỉ là khoảng đất trống dành cho những cỏ Xuyến chi, cỏ May hồng, cỏ hoa Trinh nữ.. xinh xinh của tôi đủ bốn mùa nở hoa.. hihi lại lạc đề mất tiêu.. - tôi đã thấy đàn chim sẻ bay về đậu trên đám cỏ Mây hồng, cành cỏ mỏng manh như thế mà chúng cứ thế mà chuyền qua chuyền lại và bay vút đi..
Nhưng sau đó vài hôm vào buổi sáng mùng 6 tết, sau khi tưới cây cảnh xong tôi nhìn xuống cái khoảng sân ấy, thì ơ kìa có một người đàn ông ngồi ở giữa đám cỏ Trinh nữ đang nở đầy hoa tim tím.. bất chợt tôi chưa kịp nghĩ ra ông ấy ngồi ở đấy làm gì, dĩ nhiên chẳng phải ngắm hoa, khi nhìn kỹ thì ra ông ấy ngồi ở đấy để giăng lưới bắt chim sẻ..
Ôi! đàn chim sẻ trong vườn tôi.
Nhưng sau đó vài hôm vào buổi sáng mùng 6 tết, sau khi tưới cây cảnh xong tôi nhìn xuống cái khoảng sân ấy, thì ơ kìa có một người đàn ông ngồi ở giữa đám cỏ Trinh nữ đang nở đầy hoa tim tím.. bất chợt tôi chưa kịp nghĩ ra ông ấy ngồi ở đấy làm gì, dĩ nhiên chẳng phải ngắm hoa, khi nhìn kỹ thì ra ông ấy ngồi ở đấy để giăng lưới bắt chim sẻ..
Ôi! đàn chim sẻ trong vườn tôi.
Đó là hôm mùng 6 tết, hàng năm vào đầu tháng giêng từ ngày mùng 8 các chùa chiền khai hội mùa đại lễ cầu an, mùa trai đàn Dược sư.. và trong những ngày này, tôi cũng không nhớ rõ lễ phóng sanh có từ bao giờ, đi ngang ngôi chùa nào chúng ta cũng sẽ thấy người bán chim và kẻ mua chim để mang vào chùa làm lễ phóng sinh.
Sáng sớm hôm nay mặt trời ửng đỏ, báo hiệu một ngày nắng gắt đây..
Tôi leo lên sân thượng vừa chăm sóc cây cối xong nhìn xuống khoảng đất ở trước nhà thì tôi đã thấy ông bắt chim ngồi ở đấy tự bao giờ. Vẫn màu áo ấy vẫn dáng ngồi ấy, tôi sẵn cái máy hình tôi thu vào vài tấm..
Tay của ông cầm sợi dây kéo dài tới khoảng sân mồi chim.. Tôi thấy Ông cứ im lặng ngồi chờ đợi.
Khoảng đất trống, nơi ấy có giăng lưới mồi chim..
Đi thu nhặt chim trong bẫy vào tháng 2/2013
Thu nhặt chim trong bẫy (27/3/2013)
Những con chim nhỏ nằm trong lưới bẫy..
Sau đó, tôi mải với công việc của mình, lúc xong việc vừa bước ra balcony nhìn xuống thì cũng vừa lúc ông chuẩn bị ra về.
Tôi đứng trên balcony nhìn dáng ông cụ lặng lẽ ngồi đợi chim vào bẫy,
hai lần bắt gặp ông đến đây bắt chim sẻ cũng hai lần với bộ quần áo ấy.. và bây giờ đứng nhìn ông với cái lồng chim mươi con đang đi đến nơi cần mua bán.
Có nhu cầu nên phát sinh ra người cung ứng, người có tiền thì mua để cúng phóng sinh mong gia đạo hưởng thêm phước báu, người nghèo thì cũng nhờ vậy mà có công việc làm để mưu sinh tồn tại, cái cộng hưởng ấy cứ thế mà song song tồn tại.
Tự nhiên tôi nhớ có một lần tôi hỏi một vị ni cô về việc phóng sinh: "..Tại sao trong chùa lại tổ chức lễ phóng sinh? vì khi ta thả đi thì lại có người khác bắt về để bán cho người phóng sinh! cứ lẩn quẩn vậy mãi sao hở Cô?"
Ni cô trả lời tôi rằng: "Là Phật tử, nếu thấy chim trong cũi nên mua về để phóng sinh giải thoát cho những con chim con cá ấy, như vậy là tạo phước lành, còn nếu con chim, con cá ấy bị bắt trở lại lần nữa thì do nghiệp lực của những con vật ấy dẫn dắt như vậy.."
Tôi ngồi viết tới đây mà vẫn chưa hiểu vì sao lại có lễ phóng sinh, lúc ấy sư cô bận, tôi cũng bận rồi quên hỏi việc này.
Tôi thấy việc phóng sinh không phải chỉ có ở VN, ở trước các ngôi chùa bên Miên tôi cũng thấy người ta bán những lồng chim để phóng sinh, còn ở Đài Loan thì tôi chưa từng thấy bán chim ở trước chùa, nhưng vẫn có lễ phóng sinh. Không biết những ngôi chùa ở bên Thái, Lào, Ấn độ.. có bán chim để phóng sinh không nhỉ? Và khi làm lễ phóng sinh thì chùa sẽ làm lễ như thế nào, đọc kinh ra sao, nên tìm vào trang Bồ đề tâm để đọc nghi thức phóng sinh. Nhìn đường dẫn thì trang này ở Mỹ, không biết ở VN nghi lễ phóng sinh có giống như vậy không nhỉ?
Tôi thì chưa bao giờ mua chim mang vào chùa để làm lễ phóng sinh cả, nhưng nếu khi thấy chim trong lồng mà trong lòng tôi phát tâm thì lúc mua xong tôi sẽ mang đến nơi thoáng đãng để thả chim ngay, và trong lúc thả thì tôi cũng sẽ cầu nguyện cho những con chim đó được tự tại sống cho đến ngày nó mất đi, chứ tôi không muốn mang vào chùa để làm lễ, vì trong khi chờ đến lúc làm lễ phóng sinh xong thì những con chim con cá ấy có khi bị ngộp mà chết mất thôi.
TTM.
SG. 27/3/2013
Em đọc hết bài viết của chị rồi. Em cảm nhận được sự ấm áp trong từng con chữ, tấm hình của chị khi viết về ông lão bắt chim. Ngoài câu hỏi ở cuối bài về chuyện người ta cứ bắt rồi thả, rồi lại bắt... Em không hiểu mấy về việc làm này. Em chưa bao giờ mua để phóng sinh cả vì em nghĩ, nếu không ai mua thì họ sẽ chẳng phải bắt để bán. Nhưng thế thì như ông già bắt chim ấy, ông có gặp khó khăn không khi đó là một nghề kiếm sống của ông ấy?!
ReplyDeleteThôi... em không nghĩ đến nó nữa, em chúc chị có bữa cơm chiều đông vui và ngon miệng cùng cả gia đình!
Cho nên kẻ bán và người mua cùng cá chậu chim lồng ấy cứ lẩn quẩn mãi trong vòng sinh tử em nhỉ!
Delete1- Phóng sinh là việc làm cao đẹp khi:
ReplyDelete- Thấy con vật nào bị thương do kẻ thù hay con người săn đuổi ta đưa về nuôi sống và thả nó về rừng.
- Cá tôm cua...đẻ trứng ở sông hồ bị đồng loại hay kẻ thù hủy diệt ta đem về nuôi và thả nó xuống nước.
- Động vật hoang dã bị kẻ xấu vận chuyển đi bán cho các quán nhậu, nhà chức trách thu giữ trả nó về rừng.
2- Giăng lưới bắt chim bán cho người làm phóng sinh là tội lỗi không thể dung tha.
- Người bắt chim làm chúng hoảng sợ, chống lại cuộc sống tự nhiên vui vẻ của nó.
- Người mua chim phóng sinh thực ra tiếp tay cho kẻ giăng lưới bắt chim cũng là làm điều tội lỗi. Những người này sống trên thân xác những con chim bé bỏng, Vì rất nhiều con chim nhốt trong lồng chết thảm hại
Bu tui chưa từng mua chim phóng sinh và cực lực phản đối việc này
Về điều 1. M hoàn toàn đồng ý với anh.
DeleteVà điều 2, M cũng đồng ý luôn anh ạ! nhưng như anh thấy đó, con người cứ mãi lẩn quẩn giữa thiện và ác, cuối cùng vẫn không thoát ra khỏi điều này.
Con người đang ngập ngụa giữa tham sân si
Deletecho nên nới phải tu hành
[IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/385574_zps84dd2947.jpg[/IMG]
ReplyDeleteMột người bán chim phóng sinh ở Lăng Ông (Bà Chiểu) ném những con chim chết qua song cửa. Chim chết vì đói, vì khát, vì sống trong cảnh tù túng trái lẻ tự nhiên.
Nhìn thấy thương tâm quá anh Bu à.
Delete[IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/385557_zps89e97db0.jpg[/IMG]
ReplyDeleteNhìn bức ảnh bu còm trên , hòa thượng Thích Giác Toàn (ảnh),phó Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM, bày tỏ:
“Phóng sinh là việc làm có ý nghĩa cao đẹp. Nhưng trong trường hơp này thì thật quá xót xa! Bởi việc bắt chim trời nhốt vào lồng để bán đã là tội lỗi, để chim chết bi thảm còn tội lỗi gấp bội lần. Người mua chim phóng sinh trong trường hợp này cũng có trách nhiệm liên đới. Tôi xin có lời khuyên là người bán chim phóng sinh cần phải biết chăm sóc những con chim nhỏ bé kia luôn được khỏe mạnh, bởi mình đang sống dựa trên chính sinh mạng của chúng cơ mà!”.
Ban đầu khi chưa có phong trào phóng sinh, chỉ là Phật tử nào đó thấy chim lồng cá chậu thì mua để mang đi phóng sinh.. khi người này phóng sinh rồi thì người khác thấy thế cũng muốn được phóng sinh để tạo phước, cuối cùng tạo ra một dây chuyền giữa mua và bán... tới mùa lễ thì người bán cứ mang đến rồi người đi chùa thấy thế lại mua để phóng sinh, cứ lẩn quẩn mãi thành một phong trào.
DeleteM cũng không biết điều này là tạo phước hay tạo nghiệp nữa anh Bu ạ.
Thầy Thanh Từ có bài có pháp thoại: Tu để rửa sạch nghiệp. Phải hiểu là cả ác nghiệp và thiện nghiệp
DeleteM đã đọc tập sách này rồi .
DeleteMột cảnh đời...
ReplyDeleteM nhìn ông lão ngồi yên trong buổi sáng để chờ chim vào lưới cũng thấy xót cho ông và xót cho những con chim nhỏ anh H ạ.
DeleteÔng lão kiếm thu nhập vì có người cần mua chim phóng sinh. Nhưng vấn đề tại sao phải mua chim hay cá phóng sinh, số tiền đó có thể mua được một ít gạo, mà ở miền núi vùng đồng bào dân tộc thì người ta cần gạo lắm.
ReplyDeleteNếu không có người mua thì kg có người bán Minh An nhỉ?
DeleteChị ơi em chẳng dám cãi chị đâu nhưng em không thích cái kiểu phóng sinh thế này, em cũng đã viết về chuyện một phụ nữ đi chùa mai mốt em đăng, cũng nói về phóng sinh đại nghiệt ngã và ác . em ghét thói đời lợi dụng và giảo.
ReplyDeleteTuy nhiên người đàn ông bẫy chim của chị có khi còn coi đó là một cái thú vui săn bắt, Em cũng thích cách chị viết dù sao cũng rất nhân hậu.
hè hè hè !
Chị cũng không thích cách phóng sinh này Sỏi à. Chị chờ xem bài em viết nhé. Chị cũng không dám chê trách gì bác bắt chim ấy em ạ. Em thấy chị chụp tấm hình bác ấy ngồi đó với một hình ảnh rất đẹp, cuộc đời thật cơ cực, cũng là một cách mưu sinh mà thôi. Nếu không ai mua chim thì bác ấy sẽ kiếm việc khác làm mà thôi.
DeleteCám ơn em đã khen chị "viết.. rất nhân hậu" !! hihi thiệt hở Sỏi?
Em chưa bao giờ mua chim để làm lễ phóng sinh. Có lẽ cũng không bao giờ mua. Vì em thấy ngày tiễn ông Táo về trời người ta cũng phóng sinh cho cá. Nhưng sau đó cá nổi lềnh bềnh và túi ni lông đựng cá cũng nổi lềnh bênh, giăng mắc khắp nơi luôn. Thật ô nhiễm môi trường và mất thẩm mỹ chị ạ.
ReplyDeleteViệc thả cá cũng rất ác, thả từ trên cao vứt cái bịch xuống sông, đó đâu phải là phóng sinh đâu em.
DeleteBài của chị gợi ra nhiều suy nghĩ, về sự mưu sinh, về việc phóng sinh luẩn quẩn,,, Phú quý sinh lễ nghĩa và ngược lại, con chim là "nạn nhân". Em nghĩ lễ phóng sinh không chỉ mang ý nghĩa giải thoát mấy con chim đó mà nhà chùa muốn Phật tử trọng lẽ hiếu sinh, không hiếu sát, tôn trong con người, con vật tôn trọng tự nhiên đấy thôi...
ReplyDeleteĐúng là ý nghĩa của phóng sinh trong nhà Phật là thế, nhưng cũng không nhất thiết cứ đến ngày lễ vía nào đó thì ta phải đi mua về để phóng sinh đâu em. Chị đồng ý với lý giải của bác Bu đó em.
DeletePhải nói đây là một phóng sự điều tra rất hay của chị M, giá như chị xuống nói chuyện với ông ấy vài câu nữa thì tuyệt.
ReplyDeleteChị sợ bác ấy ngại, nên chỉ đứng ngắm ông ngồi yên lặng ở nơi ấy với lũ chim sẻ vô tình bay qua bay lại ở đám có hồng.
DeleteBài này ngẫm nghĩ thấy nhiều vần đế quá , phía trên cac cao nhân đã bàn rồi nên em 'no comment'. Chỉ phục tài làm gián điệp của chị Già thôi !
ReplyDeleteHihi.. chị già phải nín thở mà bấm máy, vì sợ việc chụp lén của mình bị phát giác đó em. :)
DeleteĐọc entry này HN mới thấy mình còn sân si, để hỷ, nộ, ái, ố len vào lòng. Sân si ở chỗ nếu là HN chắc tìm cách "phá" ông lão này vì không có gì để biết chắc ông lão này không bán cho tiệm nhậu! Nhưng GM thì khác, nhìn ông lão với ý nghĩ rất cảm thông, thật mừng! Nhưng cũng có lúc HN nghĩ, mình cũng chỉ là một loại chim trong cái trần gian điên đảo này, chỉ chưa biết là khi nào bị rập bẫy? Chuyện phóng sanh, HN cũng đồng ý với anh Bu. GM "chụp lén" mà được nhiều tấm rất đẹp.
ReplyDeleteỪ nhỉ! sao M lại không nghĩ là có thể ông lão sẽ đem bán cho quán nhậu nhỉ? M không nghĩ ra được điều này đâu anh HN ơi! mà những con chim sẻ ở trước sân nhà M mập lắm.. hihix!
DeleteNếu nói thế thì tuổi của tụi mình có còn dễ bị sập bẫy nữa không ta?
Nghe khen "chụp lén" mà cũng đẹp nên Bà già này cũng thấy "phái" chí lắm đó hihi. Mấy chú chim ở bãi cỏ cũng do M phải len len kéo zoom để chụp, còn hình ông lão thì dĩ nhiên là phải len lén chụp rồi :)
Delete