Thursday, June 5, 2014

Cơm rượu


Tháng năm này tôi về phép đến ba lần, lần thứ hai về vui với cháu nội, lần này về là vì giỗ ông cố (cha chồng của tôi) và cũng là vì tết mùng năm tháng năm.

Từ bé gia đình tôi vẫn giữ những phong tục của tổ tiên, để nhân những ngày lễ này là dịp gia đình về và quây quần bên nhau. Cho nên đến đời của tôi, tôi vẫn giữ những cái lệ của gia đinh và chỉ giảm thiểu những lễ phiền hà cho con cái.

Buổi sáng trước khi đi làm, biết mẹ sẽ đi chợ mua nếp về làm cơm rượu, con dâu sợ mẹ vất vả nên nói với mẹ:
  • "hay là mình ra chợ mua khỏi làm mẹ ạ !"
  • "mình làm sẽ ngon hơn đó con" - tôi nói thế - "với lại mẹ sẽ mua nếp lức về nấu."
  • "con thích ăn cơm rượu bằng nếp lức" - con trai tôi nói thế. Thê là con dâu cũng chịu thua.. hihi.
Do bận rộn mãi tới tối mùng 2/5AL tôi mới nấu xôi để ủ cơm rượu. Sẵn đây tôi viết lại công thức của cách ủ cơm rượu của tôi. Vì lúc ấy là 11 giờ đêm nên chụp hình hơi tối..


NGUYÊN LIỆU
  • 1 kg nếp lức loại mới (vì có lức, nên nếp dễ bị hôi, cho nên phải mua loại mới xay còn lức)
  • men rượu cho 1 kg nếp.

CÁCH LÀM.

1. CHUẨN BỊ
  • Rửa sạch nếp lức, cho nếp vào nồi cơm điện hay nồi nấu thường, cho nước cao hơn nếp 2 lóng tay để nấu.
  • (Nếu là nếp thường thì chỉ cho nước cao hơn nửa lóng tay, kẻo nếp nhão).
  • Nghiền men nhuyễn ra.





2. Ủ CƠM RƯỢU
  • Khi xôi chín, mang ra trải trên mâm để nguội;
  • chuẩn bị cái nồi hay cái thố để ủ cơm rượu: trải lớp men xuống đáy nồi
  • khi nếp nguội thỉ trải lớp men đều lên trên mặt cơm nếp, sau đó lật từng miếng úp xuống nồi, sau đó thêm lớp men lên trên, cứ thế cho đến khi nào hết mâm cơm nếp.
  • Sau đó đậy nắp cơm rượu lại. Tôi cẩn thận sợ kiến vào nên tôi lấy lớp plastic đậy thức ăn bao quanh nắp nồi, sau đó đem nồi bỏ vào kho, lấy cái mền đậy lên trên nắp nồi để giữ nhiệt độ cho ấm. 
  • Tối mùng 2 tôi nấu nếp và ủ, chỉ cần sau 3 đêm đến sáng mùng 5 đã có nồi cơm rượu thật thơm ngon và ngọt đó.













Và sáng mùng 5/5 Tết Đoan Ngọ ở gia đình tôi.

Nồi cơm rượu tươm nước cơm rượu ngọt lừ ..



Múc ra 5 chén để bày với mâm hoa quả cúng trên bàn thờ tổ tiên.



Mấy quả đào 



Đĩa quả bình bát, đáng lẽ chỉ mua hai ba quả, nhưng thấy thương bà cụ mua hết cái rồi nhỏ của bà về, thế là phải lột vỏ ướp đường bỏ vào tủ lạnh, lúc ăn cho đá vào, uống nước thơm ngon, nhưng lười gỡ hạt quá.. 



Măng cụt yêu thích của các chàng nhà tôi.. 



Giết sâu bọ thì không thể nào thiếu trái vải, trái chôm chôm..



Và món bánh tro chấm đường mật hay mật ong lại càng không thể thiếu được.




  Tết mùng 5/5 của gia đình tôi năm nay chỉ thiếu món ra biển giữa trưa để tắm biển và để ngửa mặt lên nhìn nắng.. Tuy nhiên sáng hôm đó, cả nhà được tôi ép cho ăn chén cơm rượu nhỏ và vài quả vải để giết sâu bọ trước khi ăn sáng, và khi ăn xong một chén nhỏ thì gương mặt mấy chàng nhỏ con nhà tôi đã đỏ bừng lên.. hihi chẳng cậu nào uống được rượu cả!

Ra chợ thấy cả chợ rộn ràng với tết mùng 5 tháng 5, một số gia đình cũng xao nhãng, thật ra bỏ thì rất dễ vì chẳng hại gì ai, nhưng những phong tục đã có thì tôi muốn các con tôi giữ gìn như giữ gìn nếp nhà, bỏ thì dễ, giữ mới khó và khi trở lại thì sẽ ngỡ ngàng và làm lại sẽ lệch lạc như việc đi chùa mà bỏ tiền vào tay Phật vậy.

TTM
SG. mùng 5 tháng 5 Giáp Ngọ
02/06/2014

16 comments:

  1. Hồi nhỏ thấy thơm thơm, Kichbu trộm của mẹ làm nửa bát. Say đứ đừ đử...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Men ngoài Huế và Quảng Bình làm cơm rượu ngon ngọt lắm đó Kichbu ui!

      Delete
  2. hix, nhà cháu hình như quên luôn phong tục này rồi, ngay cả ra chợ mua cũng không chắc do ko có ai ăn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhà cô thì vẫn giữ đó Bố Susu ơi! Có ngày lễ để cả nhà quây quần bên nhau.

      Delete
  3. Chúc những người còn giữ được nề nếp xưa như : phong tục tập quán, lễ giáo gia phong và truyền lại cho con cháu mai sau ! Nhưng hình như nó theo quy luật LÕANG DẦN nên cũng chỉ đựoc thời gian nào thôi và khi ông bà, cha chú cô dì qua đời thì thế hệ trẻ sẽ dần dần bỏ hết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu có bỏ hết thì những bài viết lại trên không này nó cứ đong đưa qua lại... rồi chúng cũng sẽ nhớ dù chỉ thoáng qua.

      Delete
  4. Mới chỉ đọc mà đã thấy say. Chẳng biết "cách không" thế này men gan có lên?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mới đọc mà đã thấy say, nếu mà được nếm nữa lại càng say hơn :)
      "Cách không" lại càng say đó Ruchung ui! nhưng chỉ say chứ men gan ổn định hem có sao đâu :)

      Delete
  5. Cơm rịu mới dòm đã say rùi chị ui! hehe...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Say ngả nghiêng cho vui đời đi Giáo ơi!

      Delete
  6. Cám ơn GM đã hướng dẫn tường tận cho bạn có thể làm, HN chỉ lo cái vụ men không biết loại men nào vì nghe người ta cảnh báo là rất nhiều loại men nguy hại cho sức khỏe!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Men này mua trong dân gian, chắc tốt nên không sao đâu anh Hồng Ngọc ơi!

      Delete
  7. Cơm rượu (rượu nếp) và bánh tro (bánh gio, bánh ú), là những món dân gian truyền thống của ngày mùng 5 tháng 5 ÂL, tết nông nghiệp "giết sâu bọ" của người mình. bây giờ món cơm rượu đa số làm như chị M. hướng dẫn bên trên, theo hiện đại không còn mang tính truyền thống. Năm nào bà xã tôi cũng làm, vẫn giữ nét truyền thống. Gạo nếp lứt (lức, cũng còn gọi là "nếp nựt"), hoặc nếp cẩm (màu tím than), được đồ thành xôi (gạo ngâm nước lạnh một đêm cho mềm), xôi ủ với men trong rá tre, lót, đậy bằng lá chuối hột. Lá chuối hột có ưu điểm dày ít bị rách, to bản, màu xanh đậm, có mùi thơm. Các bạn để ý giò lụa mà gói bằng lá chuối hột khi mở ra ta thấy có màu xanh của lá chuối trên cây giò, và khi ăn có mùi thơm đặc trưng của lá chuối. Mỗi lần làm thì tôi "phụ trách" khâu rửa lá chuối, hihi! Khâu này vậy chứ quan trọng, lá chuối rửa không sạch khi ủ lên mốc là hỏng cả rá cơm rượu.

    Bác HN cảnh báo men rượu rất đúng, tôi cũng nghe nói có loại men của TQ rất độc hại. Chắc ăn phải đến chợ của người Bắc di cư (như chợ Ông Tạ ở Tân Bình), mua được của người quen càng tốt. Men rượu tốt quyết định đến 70, 80% chất lượng cơm rượu. :-)))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mấy gia đình mình vẫn giữ nét truyền thống xưa anh Hiệp nhỉ? Chỗ chợ M toàn là người Bắc xưa đó anh Hiệp, Người Bắc xưa mới biết làm cơm rượu, chứ người Bắc ở miền Bắc bây giờ ít ai biết làm cơm rượu lắm anh Hiệp ơi!

      Delete
  8. TTM nhắc mới nhớ vừa ròi có ngày mùng 5 tháng 5 giết sâu bọ
    Nói chuyện nấu nướng bu tui như thầy tu cầm lược hihihi

    Được biết men rượu Quảng Trạch QB tốt nhất nước, ai đi thăm Phong Nha, mộ tướng Giáp ghé mua ở chợ Ba Đồn.
    Không thì nhờ bà xã Ruchung mua cho

    ReplyDelete
    Replies
    1. M viết để cho các con biết lệ nhà và bạn nào chưa biết làm mà muốn làm thì cũng có công thức mà làm thôi anh Bu ơi!
      Vậy thì biết bao giờ có dịp mà ra tới Quảng Bình để mua Men ngon nhỉ? Mới nghe ,men ngon đã say rồi.

      Delete

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...