Sáng nay nhìn lịch, thấy đêm nay đã vào Tiết Nguyên Tiêu rồi, đêm nay lại một mình nhớ trăng, nhớ đèn, nhớ chè trôi nước.. nhớ nhà. Nên lần vào tìm báo để đọc, đọc xong "元宵節的起源 Nguyên tiêu tiết đích khởi nguyên" ở trang mạng của Taiwan xong, trở lại báo nhà mình thì thấy có chủ đề "Ngày thơ Việt Nam 2013" với dòng mở đầu như sau:
Mỗi năm một lần, Ngày thơ Việt Nam được tổ chức đúng dịp rằm tháng Giêng. Với chủ đề “Tuổi trẻ với Tổ quốc,” ngày thơ năm nay trở thành một lễ hội tưng bừng của tuổi trẻ.
Lễ hội thơ của tuổi trẻ
Diễn ra trong các ngày 13-15 tháng Giêng (từ 22-24/2) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), ngày thơ lần thứ 11 năm 2013 là lễ hội đầu Xuân mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho các tín đồ thơ, hàng vạn công chúng yêu văn chương trong cả nước.
Giới thiệu về lễ hội thơ lớn này, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam hồ hởi cho biết ngoài các hoạt động triển lãm, trưng bày hình ảnh nghệ thuật sáng tạo thi ca, Ngày thơ năm nay sẽ có một đám rước thơ “rồng rắn lên mây” gồm 120 người do các nghệ sỹ của Nhà hát Chèo, Nhà hát Tuồng Việt Nam thực hiện. Đám rước bắt đầu từ Hồ Văn trong rừng lọng xanh, trống rung, cờ thơ, bát âm bất tận...
Ngày thơ lần thứ 11 còn giới thiệu đến người yêu thơ Triển lãm 70 năm văn hóa cứu quốc. Những hình ảnh, hiện vật, tác phẩm, tượng chân dung của 19 nhà văn trong thời kỳ này được trưng bày tại Sân Thiên Quang Tỉnh trong thời gian diễn ra Lễ hội thơ năm 2013.
Sân Văn Miếu và Thiên Quang Tỉnh là những nơi diễn ra Lễ hội thơ và Lễ thả thơ. 18 câu lạc bộ thơ được thỏa sức thể hiện, mang đến cho thính giả những món ăn tinh thần đặc sắc. Các Quán thơ được dựng lên Sân Thái Học cũng tạo thêm sắc màu cho ngày thơ năm nay.
Nhà thơ Đỗ Hàn - Chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết lễ hội thơ bắt đầu từ tối 13 tháng Giêng. Tám trường đại học, học viện tham gia thi các tiết mục thơ và văn nghệ với chủ đề “Đất nước-Mùa Xuân.” Những tiết mục xuất sắc nhất sẽ được chọn trình diễn, trao giải trong ngày lễ chính rằm tháng Giêng.
Đáng chú ý là sự trở lại tưng bừng của Sân thơ trẻ tại sân Thái Học (sân trong) do nhà văn Võ Thị Xuân Hà, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn, Trưởng ban Nhà văn trẻ phụ trách. Nhóm “Link hương cửu kiếm” - chín nhà thơ trẻ trên các vùng miền trong toàn quốc sẽ độc diễn và cùng hòa ca với các tiết mục trình diễn của sinh viên các trường đại học, học viện trong chủ đề lớn “Tuổi trẻ với Tổ quốc,” phục vụ công chúng trong ngày hội của thi ca.
Theo nhà thơ Hữu Việt (Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam), một tiết mục mở màn đặc biệt ở Sân Thơ trẻ gọi người yêu thơ tụ hội cùng chia sẻ và thưởng lãm thơ trong nền nhạc rock Việt ”Bay qua biển Đông” của nhóm nhạc đình đám M4U. Chín nhà thơ trẻ sẽ cùng nhạc sỹ Lê Việt Khánh (tác giả của "Bay qua biển Đông") với guitar gỗ làm nóng lên những điểm thi thơ, thi đối, thi đổi mới thơ trên sân khấu để công chúng thưởng lãm.
Dạt dào tình yêu tuổi trẻ
Lấy chủ đề “Tuổi trẻ với Tổ quốc,” sân thơ trẻ lấy tuổi trẻ làm trung tâm, nhường cho tuổi trẻ làm chủ thể để những thanh âm của tuổi trẻ cùng bay lên trong những cảm xúc về tình yêu, đất nước, mùa Xuân và Tổ quốc, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ghi nhận.
Dự Lễ hội thơ năm nay, những người trẻ tuổi có dịp thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước, với thơ ca và sự mến mộ tài năng của vị lãnh tụ, nhà thơ lớn của dân tộc Hồ Chí Minh qua bốn phần thi: sáng tác, trình diễn thơ, đọc thơ Bác và quán thơ.
Cách thể hiện các bài thơ của Bác Hồ do các đội tự lựa chọn, song đại diện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bật mí đội sẽ cống hiến cho người yêu thơ một “nhạc phẩm thơ” với giai điệu quan họ mượt mà, êm dịu qua việc phổ nhạc một bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch...
Ngày thơ Việt Nam làm ấm lên tiết trời Xuân ngay từ tối 22/2 khi giới trẻ thể hiện lòng yêu nước một cách đầy trách nhiệm qua những vần thơ giản dị mà nhiệt huyết, đi vào lòng người.
Sân Văn Miếu đêm khai mạc Hội thi thơ để lại nhiều ấn tượng trong công chúng bởi những vần thơ tình dạt dào, sâu lắng của sinh viên Học viện Cảnh sát; sự chuyên nghiệp trong dàn dựng cùng cách thể hiện sinh động, ấn tượng về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa của những nhà thơ nghiệp dư đến từ Đại học Văn hóa Hà Nội và tình yêu quê hương, đất nước của sinh viên Nhạc viện Hà Nội qua nhạc phẩm “Tổ quốc ở Trường Sa”.../.
Mỹ Bình (TTXVN
Mỗi năm một lần, Ngày thơ Việt Nam được tổ chức đúng dịp rằm tháng Giêng. Với chủ đề “Tuổi trẻ với Tổ quốc,” ngày thơ năm nay trở thành một lễ hội tưng bừng của tuổi trẻ.
Một tiết mục trong cuộc thi thơ nhân Ngày thơ Việt Nam. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) |
Lễ hội thơ của tuổi trẻ
Diễn ra trong các ngày 13-15 tháng Giêng (từ 22-24/2) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), ngày thơ lần thứ 11 năm 2013 là lễ hội đầu Xuân mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho các tín đồ thơ, hàng vạn công chúng yêu văn chương trong cả nước.
Giới thiệu về lễ hội thơ lớn này, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam hồ hởi cho biết ngoài các hoạt động triển lãm, trưng bày hình ảnh nghệ thuật sáng tạo thi ca, Ngày thơ năm nay sẽ có một đám rước thơ “rồng rắn lên mây” gồm 120 người do các nghệ sỹ của Nhà hát Chèo, Nhà hát Tuồng Việt Nam thực hiện. Đám rước bắt đầu từ Hồ Văn trong rừng lọng xanh, trống rung, cờ thơ, bát âm bất tận...
Ngày thơ lần thứ 11 còn giới thiệu đến người yêu thơ Triển lãm 70 năm văn hóa cứu quốc. Những hình ảnh, hiện vật, tác phẩm, tượng chân dung của 19 nhà văn trong thời kỳ này được trưng bày tại Sân Thiên Quang Tỉnh trong thời gian diễn ra Lễ hội thơ năm 2013.
Sân Văn Miếu và Thiên Quang Tỉnh là những nơi diễn ra Lễ hội thơ và Lễ thả thơ. 18 câu lạc bộ thơ được thỏa sức thể hiện, mang đến cho thính giả những món ăn tinh thần đặc sắc. Các Quán thơ được dựng lên Sân Thái Học cũng tạo thêm sắc màu cho ngày thơ năm nay.
Nhà thơ Đỗ Hàn - Chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết lễ hội thơ bắt đầu từ tối 13 tháng Giêng. Tám trường đại học, học viện tham gia thi các tiết mục thơ và văn nghệ với chủ đề “Đất nước-Mùa Xuân.” Những tiết mục xuất sắc nhất sẽ được chọn trình diễn, trao giải trong ngày lễ chính rằm tháng Giêng.
Đáng chú ý là sự trở lại tưng bừng của Sân thơ trẻ tại sân Thái Học (sân trong) do nhà văn Võ Thị Xuân Hà, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn, Trưởng ban Nhà văn trẻ phụ trách. Nhóm “Link hương cửu kiếm” - chín nhà thơ trẻ trên các vùng miền trong toàn quốc sẽ độc diễn và cùng hòa ca với các tiết mục trình diễn của sinh viên các trường đại học, học viện trong chủ đề lớn “Tuổi trẻ với Tổ quốc,” phục vụ công chúng trong ngày hội của thi ca.
Theo nhà thơ Hữu Việt (Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam), một tiết mục mở màn đặc biệt ở Sân Thơ trẻ gọi người yêu thơ tụ hội cùng chia sẻ và thưởng lãm thơ trong nền nhạc rock Việt ”Bay qua biển Đông” của nhóm nhạc đình đám M4U. Chín nhà thơ trẻ sẽ cùng nhạc sỹ Lê Việt Khánh (tác giả của "Bay qua biển Đông") với guitar gỗ làm nóng lên những điểm thi thơ, thi đối, thi đổi mới thơ trên sân khấu để công chúng thưởng lãm.
Dạt dào tình yêu tuổi trẻ
Lấy chủ đề “Tuổi trẻ với Tổ quốc,” sân thơ trẻ lấy tuổi trẻ làm trung tâm, nhường cho tuổi trẻ làm chủ thể để những thanh âm của tuổi trẻ cùng bay lên trong những cảm xúc về tình yêu, đất nước, mùa Xuân và Tổ quốc, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ghi nhận.
Dự Lễ hội thơ năm nay, những người trẻ tuổi có dịp thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước, với thơ ca và sự mến mộ tài năng của vị lãnh tụ, nhà thơ lớn của dân tộc Hồ Chí Minh qua bốn phần thi: sáng tác, trình diễn thơ, đọc thơ Bác và quán thơ.
Cách thể hiện các bài thơ của Bác Hồ do các đội tự lựa chọn, song đại diện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bật mí đội sẽ cống hiến cho người yêu thơ một “nhạc phẩm thơ” với giai điệu quan họ mượt mà, êm dịu qua việc phổ nhạc một bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch...
Ngày thơ Việt Nam làm ấm lên tiết trời Xuân ngay từ tối 22/2 khi giới trẻ thể hiện lòng yêu nước một cách đầy trách nhiệm qua những vần thơ giản dị mà nhiệt huyết, đi vào lòng người.
Sân Văn Miếu đêm khai mạc Hội thi thơ để lại nhiều ấn tượng trong công chúng bởi những vần thơ tình dạt dào, sâu lắng của sinh viên Học viện Cảnh sát; sự chuyên nghiệp trong dàn dựng cùng cách thể hiện sinh động, ấn tượng về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa của những nhà thơ nghiệp dư đến từ Đại học Văn hóa Hà Nội và tình yêu quê hương, đất nước của sinh viên Nhạc viện Hà Nội qua nhạc phẩm “Tổ quốc ở Trường Sa”.../.
Mỹ Bình (TTXVN
Theo tờ : Báo Mới
Taiwan |
Chỉ thấy báo viết thế, chưa được đọc những vần thơ của các bạn trẻ, nhưng thấy diễn tả hội thi Thơ có chủ đề rõ ràng như vậy chắc sôi nổi lắm đây.
Tự nhiên tôi lại lười rồi, không còn hứng thú đi tìm đọc thơ tháng giêng nữa.. Đành ngừng ở đây để đi tìm vầng trăng ở trên dòng sông Tonle Sap thôi..
TTM
PP. 23/2/2013
Nguyên Tiêu năm Quý Tỵ
Tự nhiên tôi lại lười rồi, không còn hứng thú đi tìm đọc thơ tháng giêng nữa.. Đành ngừng ở đây để đi tìm vầng trăng ở trên dòng sông Tonle Sap thôi..
TTM
PP. 23/2/2013
Nguyên Tiêu năm Quý Tỵ
Chị ơi mấy năm nay ngày này tổ chức có ra sao đâu , không biết chỉ nghe qua lề phải thì thế thôi chứ đến chán mớ chẳng có gì để mà gì , Mong chị hết lười. em nói thật đọc thơ blog thấy còn hay hơn!
ReplyDeletehi hi hi!
Chị đi lười từ chiều đến giờ nè Sỏi ơi! Giờ vào nghía tí chứ chữ nghĩa theo cái lười của chị bay đi mất tiêu rồi em ạ.
DeleteNăm Mậu tý 1948 cụ Hồ làm bài thơ Nguyên tiêu
ReplyDeleteKim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ cụ phảng phất Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.
Câu cuối của Tương Kế:
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Câu cuối của cụ Hồ:
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Khoảng mươi năm trở lại đây bổng dưng người ta ca ngợi cụ và bài thơ cụ lên tận mây xanh. Ngoài học tập đạo đức cụ, đến 15 tháng giêng người ta tổ chức Hội thơ, ngâm thơ nguyên tiêu của cụ, thả thơ bay lên trời… Hữu Thỉnh tỏ ta tận tụy và bốc đồng vụ này chắc được cấp trên khen ngợi lắm. Đã thế cha Nguyễn Trọng Tạo cao hứng bày tạc ra lá cờ thơ. Bu tui đứng về phía những người phản đối lá cờ này. Một quốc gia đáng ra chỉ có một cờ tổ quốc, thêm cờ liềm búa nữa là quá nhiều, bây giờ thêm cả cờ thơ. Hihihi dám chắc đến ngày có cờ tiểu thuyết, cờ truyện ngắn, cờ tản văn nửa chăng.
Nước Việt ta có người bốc lên là nước thơ, dân Nam ta là dân thơ. Tiếc thay thơ Việt Nam gần đứng đội sổ thơ thế giới. Nguyễn Quang Thiều nhà thơ hiện đại, nay là phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam khi bàn đến thơ xưa đã nói “Các cụ xưa chỉ toàn nói chuyện vụn vặt”. May mà có Nguyễn Du với truyện Kiều để các nhà thơ Việt ăn theo nói leo. Thử hỏi các nhà thơ Việt Nam đã ai có cái giải gì ra hồn để mở mặt với năm châu bè bạn. Mà xét ra thơ chưa bao giờ là thế mạnh và là đặc sản của người Việt cả. Bày ra Hội thơ Nguyên tiêu chẳng qua để ngợi ca cụ Hồ, thôi thì cứ cho là đượcc. Đến phất phới tôn thờ lá cờ thơ thì thậm vô lý và vô duyên.
Anh Bu lu ơi , có cờ thêm cờ thơ cũng vui anh à , nhân đó mình xin lập cờ blog anh nhễ .
DeleteChúc anh vui khỏe
Quí mến !
ANH BU NÓI HỘ SỎI CẢ RỒI , BÀ CHỊ CỦA EM ĐỪNG CÓ CÁU ĐẤY NHÁ . CÁI NGÀY THƠ NHẤT LÀ CÁI TRÒ SÁNG TÁC THƠ RẤT TƯƠI SỐNG, RỒI TRÌNH DIỄN THƠ , ĐỌC MẤY BÀI THƠ KHÔNG PHẢI THƠ TẤT CẢ AI ĐÃ CHỨNG KIẾN ĐỀU THẤY NHẠT TOẸT VÀ NGỚ NGẨN.
ReplyDeletecHẲNG BIẾT NGÀY NÀY ĐẾN ĐƯỢC ĐÂU...! THÔI CHẲNG NÓI NỮA!
Bà chị già của em không cáu đâu, đọc xong bài báo cáo tình hình "ngày thơ" của tờ báo là chị đã bị cái lười xóa mất cái cáu rồi.. hihi cho nhẹ lòng em ạ.
DeleteAnh Bu và các bạn luôn thể cho ý kiến về :
ReplyDeletebốn phần thi: sáng tác, trình diễn thơ, đọc thơ Bác và quán thơ.
Về chữ "sáng tác" thì cũng tạm không luận bài, nhưng về chữ "trình diễn thơ", "quán thơ" thì phải xin thú thật với các bạn đây là lần đầu tiên M nghe thấy chữ "trình diễn thơ" và nhất là chữ "quán thơ" , nghe như có hơi hướm chữ nghĩa của nhà Phật ở đây.. "quán thơ" có nghĩa là quán chiếu nhìn sâu vào thơ, lắng lòng, nhất tâm vào trong thơ.. hay sao? Thôi đành nhờ Trưởng Lão Bulukhin, Nano và các bậc cao nhân chỉ giáo thêm cho.. kẻo ngày mai vầng trăng Nguyên tiêu sẽ bị nguội lạnh ở trên cao mất.. hix.
1- Quán theo nghĩa nôm là nhà nhỏ để bán hàng như quán rượu, quán thịt cầy, quán cơm. Quàn thơ là nơi bán thơ có thế thôi.
ReplyDeleteNgười làm thơ nhìn chung phải hơi tầm thần chút xíu. Ông Sóng Hồng nói rất đúng: “là thi sĩ nghĩa là ru với gió mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây…” Những người như vậy không thể tư duy cao xa đến chữ quán trong nhà Phật. Với lại thơ có phải là thứ để quán theo cách nghĩ của nhà Phật không. Thử hỏi có ai quán câu thơ này của Vũ Hoàng Chương: “ Ta lảo đảo đứng lên ngây ngất ghì chặt nàng cho chết giữa mê li” hoặc “Rượu rượu nữa và quên, quên hết”…
2- Theo Phật giáo quán là sự thấu hiểu, sự quán sát của trí tuệ. Có thể hiểu nó bằng hai cách:
a) Phương pháp tu tập quán sát song song tu hành.
b) Kết quả, mục đích, sự trực chứng ba tính chất của vạn sự là: Vô thường, vô ngã, khổ.
Trong Đại thừa quán cũng được xem là sự phân tích sự vật để trực nghiệm tính không . Kiến giải này giúp ngăn ngừa tham ái khởi sinh.
Quán là một trong hai yếu tố giúp đạt giác ngộ, yếu tố kia là chỉ . (chỉ là sự tịnh chỉ, đồng nghĩa với định, nhất tâm, bất loạn, đó là một trong những yếu tố của thiện tâm)
3- Ông Hữu Thỉnh và các nhà tổ chức Hội thơ, tung hô cờ thơ, có hiểu hết chữ quán đó và dùng nó để “quán thơ” không???
Cám ơn Trưởng Lão Bulukhin đã chỉ ra rất sát sao những vấn đề mà Lão bà bà này đã thắc mắc.
DeleteVấn đề là ở câu thứ ba, anh hỏi đúng như ý M muốn hỏi đó anh Bu ơi!