Tết MAI ANH ĐÀO.
Kênh Kịa
Kênh Kịa
Tết
đến xuân về trên thành phố hoa mà không tình tự với Mai Anh Đào thì cứ
cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó như là lời tỏ tình. Một lời tỏ tình
từ thẳm sâu con tim mình với hoa, với em...
Đà Lạt, Xuân quý Tỵ, 2013
Kênh Kịa.
Kênh Kịa.
Nhà bà già còn nhiều hoa, nhiều hình lắm, chưa có thời gian post, nhưng đi ngang qua nhà bạn Kênh Kịa, ôi! cả một vườn hoa chẳng thua vườn hoa Anh Đào ở Nhật tí nào cả, hoa Mai anh Đào ở Đà Lạt được chụp với nhiều góc độ.. xinh tươi thế kia mà bạn bè không thấy, nên bà già đưa về đây.. ngắm..
Đầu xuân Bà già đi chôm hoa.. hihiiii..
TTM
19/02/2013 - mùng 10 tháng giêng Quý Tỵ
ĐI TÌM NGUỒN GỐC MAI ANH ĐÀO Đà lạt.
******
ĐI TÌM NGUỒN GỐC MAI ANH ĐÀO Đà lạt.
Nguồn gốc của hoa mai anh đào Đà Lạt thuộc giống cây bản địa hay được di thực từ một nơi khác đến là câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời khả dĩ.
Gốc mai anh đào bên hồ Xuân Hương được cho là đẹp nhất trong “vườn” hoa mai anh đào Đà Lạt.
(LĐ) -
Gần đây, hoa mai anh đào được đưa từ Nhật sang và được đưa từ Hà Nội vào Đà Lạt, khiến cho "vườn" anh đào Đà Lạt thêm phong phú; nhưng thẳng thắn thì mai anh đào "cổ truyền" vẫn là giống hoa chủ lực.
Trong năm 2009 vừa qua, việc lập dự án tạo dựng một không gian mai anh đào kiểu mẫu ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) với tổng nguồn vốn lên đến 3,4 tỉ đồng được thực hiện đến năm 2012, đã chứng tỏ người ta đặc biệt quan tâm đến loài hoa này cùng với sự có mặt của nó trên cao nguyên Langbian hùng vĩ và thơ mộng, hết sức hấp dẫn du khách.
Ban quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm cho biết: Theo dự án, trong vòng 4 năm từ 2009 – 2012, khu rừng ven hồ Tuyền Lâm – một Đà Lạt thứ hai – sẽ được phủ khoảng 180ha hoa, trong đó có 100ha hoa mai anh đào (diện tích còn lại cũng được trồng các loài hoa đặc trưng của Đà Lạt).
Cách nay vài năm, những gốc mai anh đào cổ thụ đuợc bứng gốc từ rừng đưa về trồng ven hồ Xuân Huơng – trái tim Đà Lạt – và trên một vài trục đường chính ở khu vực trung tâm thành phố, ven hồ Xuân Hương với nguồn kinh phí không nhỏ, đã khiến cho không ít người tỏ ra nghi ngại về tính hiệu quả của nó.
Đành rằng đã có một vài cây chết, nhưng cho đến lúc này, khi những ngày Festival hoa Đà Lạt 2010 đã cận kề, sự “khoe sắc” của những cánh hoa phớt hồng dưới nền trời xanh lơ vào mỗi dịp xuân về bên hồ Xuân Hương, người dân Đà Lạt đã thực sự “bị” thuyết phục” về một việc làm khá... táo bạo cách nay vài năm.
Một cán bộ chuyên môn của TP.Đà Lạt cho biết: “Thực ra, người dân tỏ ra nghi ngại khi nhìn thấy những gốc mai anh đào cổ thụ nằm ngổn ngang ven hồ là có cái lý của họ. Cái lý ấy ở chỗ, liệu giống cây này khi di thực như thế có chịu nổi với môi trường sống mới hay không? Nếu những cây hoa này chết, có nghĩa là một khoản tiền không nhỏ đã bị quẳng vào... hư không. Nhưng, cái lý của những người thực hiện dự án này là họ biết khá kỹ loài hoa mai anh đào có nguồn gốc bản địa, nên việc di chuyển không ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của nó”.
Theo quan sát của chúng tôi thì cho đến lúc này, ở Đà Lạt có 3 giống hoa đào là mai anh đào, đào Nhật Bản và đào Hà Nội cùng tồn tại. Ngày còn sống, kỹ sư Lương Văn Sáu (kỹ sư canh nông, người rất có nhiều công lao trong việc gây tạo các giống hoa mới cho Đà Lạt) cho biết: Ngoài giống mai anh đào khá phổ biến ở Đà Lạt, thành phố này vào năm 1964 còn du nhập một giống hoa đào mới từ Nhật Bản về trồng ven hồ Xuân Hương và một ít ở thủy điện Đa Nhim (thuộc huyện Đơn Dương).
Đến sau năm 1990, hoa đào Nhật Bản một lần nữa được đưa sang Đà Lạt. Rất tiếc, giống hoa ngoại nhập này không phát triển được bởi nhiều lý do, trong đó chủ yếu là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
Một cây đào con vừa được trồng bên hồ Xuân Hương đã cho hoa.
Một giống đào mới khác được nhắc đến trong vài năm gần đây đó là giống hoa đào Nhật Tân (Hà Nội) - được ông Mười Lời (người được mệnh danh là “phù thủy” các giống cây, vừa mất) mang về và lai tạo với giống đào địa phương.
Việc lai tạo giống hoa từ bàn tay “phù thủy” về hoa – ông Mười Lời – đã tạo nên một giống đào hoàn toàn mới, không phải đào Nhật Tân và cũng không là mai anh đào Đà Lạt, song số lượng cá thể không nhiều bởi khả năng tạo giống rất hạn chế.
Tư liệu của một số cán bộ khoa học chuyên ngành cho biết:
Mai anh đào Đà Lạt có tên khoa học là Prunus Cesacoides (trước đó là Cerasus SP); thân có dáng đào mận (thuộc chi Prunus) nhưng hoa lại thuộc hoa đơn 5 cánh giống như hoa mai (thuộc chi Cerasus). Bởi vậy, gọi “mai anh đào” cho loài hoa này của Đà Lạt là cách gọi đúng nhất hiện nay.
Có tài liệu cho rằng, mai anh đào Đà Lạt có nguồn gốc từ một loài cây hoang dại sống ở vùng núi cao của Nhật Bản. Vào trước những năm 60, các nhà nông học miền Nam đã liên hệ với cơ quan di truyền Nhật Bản để mang giống cây này về và trồng ở xứ Nam Tây Nguyên. Có thể, đây là sự... nhầm lẫn giữa việc di thực hoa đào Nhật Bản trong dịp xây dựng thủy điện Đa Nhim để đưa về trồng tại Đà Lạt vào năm 1963 với giống hoa tương tự của địa phương Đà Lạt.
Cố kỹ sư nông học Lương Văn Sáu - một chuyên gia về hoa và lịch sử hoa Đà Lạt - trước sau vẫn khẳng định: Mai anh đào Đà Lạt là giống cây bản địa! Gần đây, tác giả Nguyễn Hữu Tranh trong “Đà Lạt ABC” và tư liệu của ông Nguyễn Thái Hai (một Việt kiều gốc người Đà Lạt có nghiên cứu về mai anh đào) thì mai anh đào hiện có mặt ở Đà Lạt là giống cây bản địa, và chỉ ở Đà Lạt mới có giống cây “vừa mai, vừa đào” này!
Tài liệu của ông Nguyễn Thái Hai cho thấy: Bố của ông – ông Nguyễn Thái Hiến, sinh năm 1898 (mất năm 1956) – là người Nghệ An, chuyển vào sống ở Đà Lạt từ năm 1927, từng làm giám thị lục lộ và đã được chính quyền cũ giao nhiệm vụ trồng cây cảnh trong khuôn viên các dinh thự, trên các trục lộ ven hồ Xuân Hương (Đà Lạt).
Theo lời ông Hai thì trong khi làm nhiệm vụ, bố ông đã phát hiện tại khu rừng gần ấp Tân Lạc có những cây hoa vừa giống hoa đào và vừa giống như hoa mai, nên đã đề nghị cho mang về trồng dọc theo các phố trung tâm Đà Lạt. Và, được sự đồng ý, vào năm 1935, chính tay ông Hiến đã trồng nhiều cây mai anh đào từ cầu Ông Đạo lên rạp hát Hòa Bình và rạp chiếu bóng Ngọc Lan...
Mặt khác, theo trí nhớ của những cụ già ở Đà Lạt thì trong những năm 60, trong một khu rừng rộng gần thác Cam Ly vẫn còn tồn tại một cánh rừng hoa mà người dân địa phương thường gọi nó là “mai anh đào”. Hơn thế, trong khu rừng đó còn có cả giống “mai anh đào trắng” – thân cũng mốc meo, xù xì, cũng trút lá ngủ đông và đơm hoa vào cuối đông, đầu xuân giống như hoa mai anh đào, nhưng có điều khác là hoa của nó màu trắng.
Cùng với một mùa xuân mới đang đến gần, hẳn sẽ càng thêm ý nghĩa khi có thêm một loài hoa đặc trưng gốc bản địa – hoa mai anh đào - được nhìn nhận lại vị trí đích thực của nó trong việc làm đẹp cho thành phố này trong suốt chặng dài lịch sử hơn một trăm năm hình thành và phát triển Đà Lạt.
Khắc Dũng
ĐI TÌM NGUỒN GỐC MAI ANH ĐÀO Đà lạt.
Nguồn gốc của hoa mai anh đào Đà Lạt thuộc giống cây bản địa hay được di thực từ một nơi khác đến là câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời khả dĩ.
Gốc mai anh đào bên hồ Xuân Hương được cho là đẹp nhất trong “vườn” hoa mai anh đào Đà Lạt.
(LĐ) -
Gần đây, hoa mai anh đào được đưa từ Nhật sang và được đưa từ Hà Nội vào Đà Lạt, khiến cho "vườn" anh đào Đà Lạt thêm phong phú; nhưng thẳng thắn thì mai anh đào "cổ truyền" vẫn là giống hoa chủ lực.
Trong năm 2009 vừa qua, việc lập dự án tạo dựng một không gian mai anh đào kiểu mẫu ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) với tổng nguồn vốn lên đến 3,4 tỉ đồng được thực hiện đến năm 2012, đã chứng tỏ người ta đặc biệt quan tâm đến loài hoa này cùng với sự có mặt của nó trên cao nguyên Langbian hùng vĩ và thơ mộng, hết sức hấp dẫn du khách.
Ban quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm cho biết: Theo dự án, trong vòng 4 năm từ 2009 – 2012, khu rừng ven hồ Tuyền Lâm – một Đà Lạt thứ hai – sẽ được phủ khoảng 180ha hoa, trong đó có 100ha hoa mai anh đào (diện tích còn lại cũng được trồng các loài hoa đặc trưng của Đà Lạt).
Cách nay vài năm, những gốc mai anh đào cổ thụ đuợc bứng gốc từ rừng đưa về trồng ven hồ Xuân Huơng – trái tim Đà Lạt – và trên một vài trục đường chính ở khu vực trung tâm thành phố, ven hồ Xuân Hương với nguồn kinh phí không nhỏ, đã khiến cho không ít người tỏ ra nghi ngại về tính hiệu quả của nó.
Đành rằng đã có một vài cây chết, nhưng cho đến lúc này, khi những ngày Festival hoa Đà Lạt 2010 đã cận kề, sự “khoe sắc” của những cánh hoa phớt hồng dưới nền trời xanh lơ vào mỗi dịp xuân về bên hồ Xuân Hương, người dân Đà Lạt đã thực sự “bị” thuyết phục” về một việc làm khá... táo bạo cách nay vài năm.
Một cán bộ chuyên môn của TP.Đà Lạt cho biết: “Thực ra, người dân tỏ ra nghi ngại khi nhìn thấy những gốc mai anh đào cổ thụ nằm ngổn ngang ven hồ là có cái lý của họ. Cái lý ấy ở chỗ, liệu giống cây này khi di thực như thế có chịu nổi với môi trường sống mới hay không? Nếu những cây hoa này chết, có nghĩa là một khoản tiền không nhỏ đã bị quẳng vào... hư không. Nhưng, cái lý của những người thực hiện dự án này là họ biết khá kỹ loài hoa mai anh đào có nguồn gốc bản địa, nên việc di chuyển không ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của nó”.
Theo quan sát của chúng tôi thì cho đến lúc này, ở Đà Lạt có 3 giống hoa đào là mai anh đào, đào Nhật Bản và đào Hà Nội cùng tồn tại. Ngày còn sống, kỹ sư Lương Văn Sáu (kỹ sư canh nông, người rất có nhiều công lao trong việc gây tạo các giống hoa mới cho Đà Lạt) cho biết: Ngoài giống mai anh đào khá phổ biến ở Đà Lạt, thành phố này vào năm 1964 còn du nhập một giống hoa đào mới từ Nhật Bản về trồng ven hồ Xuân Hương và một ít ở thủy điện Đa Nhim (thuộc huyện Đơn Dương).
Đến sau năm 1990, hoa đào Nhật Bản một lần nữa được đưa sang Đà Lạt. Rất tiếc, giống hoa ngoại nhập này không phát triển được bởi nhiều lý do, trong đó chủ yếu là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
Một cây đào con vừa được trồng bên hồ Xuân Hương đã cho hoa.
Một giống đào mới khác được nhắc đến trong vài năm gần đây đó là giống hoa đào Nhật Tân (Hà Nội) - được ông Mười Lời (người được mệnh danh là “phù thủy” các giống cây, vừa mất) mang về và lai tạo với giống đào địa phương.
Việc lai tạo giống hoa từ bàn tay “phù thủy” về hoa – ông Mười Lời – đã tạo nên một giống đào hoàn toàn mới, không phải đào Nhật Tân và cũng không là mai anh đào Đà Lạt, song số lượng cá thể không nhiều bởi khả năng tạo giống rất hạn chế.
Tư liệu của một số cán bộ khoa học chuyên ngành cho biết:
Mai anh đào Đà Lạt có tên khoa học là Prunus Cesacoides (trước đó là Cerasus SP); thân có dáng đào mận (thuộc chi Prunus) nhưng hoa lại thuộc hoa đơn 5 cánh giống như hoa mai (thuộc chi Cerasus). Bởi vậy, gọi “mai anh đào” cho loài hoa này của Đà Lạt là cách gọi đúng nhất hiện nay.
Có tài liệu cho rằng, mai anh đào Đà Lạt có nguồn gốc từ một loài cây hoang dại sống ở vùng núi cao của Nhật Bản. Vào trước những năm 60, các nhà nông học miền Nam đã liên hệ với cơ quan di truyền Nhật Bản để mang giống cây này về và trồng ở xứ Nam Tây Nguyên. Có thể, đây là sự... nhầm lẫn giữa việc di thực hoa đào Nhật Bản trong dịp xây dựng thủy điện Đa Nhim để đưa về trồng tại Đà Lạt vào năm 1963 với giống hoa tương tự của địa phương Đà Lạt.
Cố kỹ sư nông học Lương Văn Sáu - một chuyên gia về hoa và lịch sử hoa Đà Lạt - trước sau vẫn khẳng định: Mai anh đào Đà Lạt là giống cây bản địa! Gần đây, tác giả Nguyễn Hữu Tranh trong “Đà Lạt ABC” và tư liệu của ông Nguyễn Thái Hai (một Việt kiều gốc người Đà Lạt có nghiên cứu về mai anh đào) thì mai anh đào hiện có mặt ở Đà Lạt là giống cây bản địa, và chỉ ở Đà Lạt mới có giống cây “vừa mai, vừa đào” này!
Tài liệu của ông Nguyễn Thái Hai cho thấy: Bố của ông – ông Nguyễn Thái Hiến, sinh năm 1898 (mất năm 1956) – là người Nghệ An, chuyển vào sống ở Đà Lạt từ năm 1927, từng làm giám thị lục lộ và đã được chính quyền cũ giao nhiệm vụ trồng cây cảnh trong khuôn viên các dinh thự, trên các trục lộ ven hồ Xuân Hương (Đà Lạt).
Theo lời ông Hai thì trong khi làm nhiệm vụ, bố ông đã phát hiện tại khu rừng gần ấp Tân Lạc có những cây hoa vừa giống hoa đào và vừa giống như hoa mai, nên đã đề nghị cho mang về trồng dọc theo các phố trung tâm Đà Lạt. Và, được sự đồng ý, vào năm 1935, chính tay ông Hiến đã trồng nhiều cây mai anh đào từ cầu Ông Đạo lên rạp hát Hòa Bình và rạp chiếu bóng Ngọc Lan...
Mặt khác, theo trí nhớ của những cụ già ở Đà Lạt thì trong những năm 60, trong một khu rừng rộng gần thác Cam Ly vẫn còn tồn tại một cánh rừng hoa mà người dân địa phương thường gọi nó là “mai anh đào”. Hơn thế, trong khu rừng đó còn có cả giống “mai anh đào trắng” – thân cũng mốc meo, xù xì, cũng trút lá ngủ đông và đơm hoa vào cuối đông, đầu xuân giống như hoa mai anh đào, nhưng có điều khác là hoa của nó màu trắng.
Cùng với một mùa xuân mới đang đến gần, hẳn sẽ càng thêm ý nghĩa khi có thêm một loài hoa đặc trưng gốc bản địa – hoa mai anh đào - được nhìn nhận lại vị trí đích thực của nó trong việc làm đẹp cho thành phố này trong suốt chặng dài lịch sử hơn một trăm năm hình thành và phát triển Đà Lạt.
Khắc Dũng
***********************************************
Bóc Tem! Bi thích hoa anh đào, rồi kết trái Anh đào như bên Châu Âu cơ! Rất ngon và rất đáng yêu...
ReplyDeleteCô thì thích nhất hoa Mai và tất cả các thứ hoa đẹp trong ngày xuân.. đó Bicon à.
DeleteChà những bức ảnh thật quyến rũ. Hoa anh đào tuyệt thật chị nhỉ.
ReplyDeleteHoa anh đào
ReplyDeleteHoa mai anh đào
Có khác nhau không?
Theo trả lời từ nguồn internet :
DeleteTư liệu của một số cán bộ khoa học chuyên ngành cho biết: Mai anh đào Đà Lạt có tên khoa học là Prunus Cesacoides (trước đó là Cerasus SP); thân có dáng đào mận (thuộc chi Prunus) nhưng hoa lại thuộc hoa đơn 5 cánh giống như hoa mai (thuộc chi Cerasus). Bởi vậy, gọi “mai anh đào” cho loài hoa này của Đà Lạt là cách gọi đúng nhất hiện nay.
Có tài liệu cho rằng, mai anh đào Đà Lạt có nguồn gốc từ một loài cây hoang dại sống ở vùng núi cao của Nhật Bản. Vào trước những năm 60, các nhà nông học miền Nam đã liên hệ với cơ quan di truyền Nhật Bản để mang giống cây này về và trồng ở xứ Nam Tây Nguyên. Có thể, đây là sự... nhầm lẫn giữa việc di thực hoa đào Nhật Bản trong dịp xây dựng thủy điện Đa Nhim để đưa về trồng tại Đà Lạt vào năm 1963 với giống hoa tương tự của địa phương Đà Lạt.
Nhìn ngắm cận cảnh chắc đẹp nữa em nhỉ?
ReplyDeleteYêu mầu hoa và mầu chữ.
ReplyDeleteNếu chụp cận cảnh cho rõ vài bông hoa nữa thì rất tuyệt anh VP nhỉ?
DeleteVâng, nếu vậy, sẽ rất đẹp.
DeleteTôi yêu mầu hoa đó, như mầu hoa Ngô Đồng ở Huế.
Tôi đã cảm ơn KK.
Chào bạn!
Đi lấy lộc chơ..:)
ReplyDeleteHihi.. chị đi chôm cũng là lấy lộc hén.
DeleteHoa chôm về đẹp lắm bà già ơi!
ReplyDeleteHoa và cảnh thật đẹp Thanh Quế nhỉ? Giá như có nhóm bạn đứng ở đó chụp lại càng đẹp hơn nữa :)
DeleteCám ơn một người có tên Gốc Mai và cũng mê mai anh đào như mình. Hình đẹp lắm, càng ngắm càng nhớ lúc lang thang bên những cội hoa này.
ReplyDeleteVừa nói "giá như" với Thanh Quế kìa Minh An ơi!
DeleteHôm ấy M đang ở Vũng Tàu soi nắng.. hihi
[img]https://lh4.googleusercontent.com/-iysszMUm2xQ/AAAAAAAAAAI/AAAAAAAAFSM/2GJqWl3-vT0/s32-c-k/photo.jpg[/img] Bao Le8:04 PM
ReplyDeleteCám ơn về một bài viết quá giá trị vế cây mai anh Đào Dalat,khi còn hoc lớp 1(năm 1954)đã thấy Mai Anh Đào đươc trồng hai bên đường Yersin (Tran Phú), cây cao khoàng 10 đến 15 m,Đương kính trên 20 cm, tôi cùng các bạn trèo hái những chùm hoa và quả chín mọng, về thoa vào móng tay chơi,nhưng không ăn đươc vì rất đắng,Đồng ý với các bậc lão thành và thị dân Dalat về quan điểm Mai Anh Đào là cây bản địa,nhưng với quan điểm nghiên cứu quần thể thực vật, hơi thắc mắc một tí là tại sao cây chỉ xuất hiên trong pham vi thị xã, mà không phân bố trên toan khu vực? tôi đã đi khắp các rưng thông Dalat, Lâm Đồng, nhưng khong tìm thây một cà thể nào, Có lẽ nàng Hoa chỉ thích sông trong nhung lụa?
Haha.. anh +Bao Le ví von thật hay. Nhưng trong bài viết (M có đem vào entry) có nói hoa Mai Anh Đào được bứng từ rừng đem ra bên ven hồ Xuân Hương trồng cơ mà..
Delete(Thấy đoạn comment của anh BaoLe ở ngoài G+ rất hay nên đem về đây)