Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Arts & Photography |
Author: | TTM tản mạn. |
Đọc bài ĐẤT SÉT - NƯỚC VÀ ...TÌNH YÊU của anh Bulukhin, bài anh cảm tác dựa vào HAI LẦN KEO SƠN GẮN BÓ của tác phẩm Hồng Lâu Mộng ở đời nhà Thanh (1719- 1764) - Trung Quốc và chuyện đời tư của danh họa Triệu Mạnh Phủ (1254-1322) và Triệu phu nhân họ Quản ở đời nhà Nguyên .. mà cảm tác thành.
Đọc bài viết của anh xong, mấy ngày nay tôi vẫn nghĩ ngợi về cái ĐẤT SÉT - NƯỚC và ... TÌNH YÊU của người xưa và người nay mãi. Nên hôm nay dựa vào một số điều trông thấy mà viết bài cảm nhận này.
Trước hết mạn phép anh Bulukhin, tôi đưa bài viết anh về đây để người sau khi đọc bài cảm nhận của tôi sẽ đọc bài anh Bu trước, và để khỏi phải đi tìm anh Bu nữa. Anh Bu ơi! tôi lấy bài của anh mà chưa xin phép anh trước, tôi tin rằng anh cũng niệm tình mà bỏ qua cho nhé.
Đất sét và nước là hai vật chất cụ thể mà không ai là không biết. Còn tình yêu nam nữ là sự rung cảm của hai trái tim mà trong đời mỗi người ít nhất một lần trải qua. Đặt ba thứ này cạnh nhau xem ra đầu Ngô mình Sở chẳng ăn nhập gì, nhưng trong văn chương Trung Hoa thì dã thấy hai lần chúng keo sơn gắn bó. Câu chuyện ngỡ như bắt đầu từ sự ví von so sánh khác thường của chàng trai Giả Bảo Ngọc trong bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng rất nổi tiếng của Tào Tuyết Cần (1719- 1764) đời nhà Thanh.
Bảo Ngọc con nhà quyền quý, sống trong nhung lụa, được chiều chuộng quá mức, nên thể lực chàng yếu đuối, tâm hồn lại đa sầu đa cảm. Đã vậy, Bảo Ngọc thích gần gũi đàn bà, và rất mực sùng bái dung nhan sắc nước hương trời của cô em họ là Lâm Đại Ngọc. Bảo Ngọc khẳng định như đinh đóng cột: Đàn bà do nước tạo thành, còn đàn ông do đất sét làm nên, do vậy đàn bà linh lợi, thông minh, kiều diễm, khả ái, còn đàn ông như chàng chẳng hạn thì xấu xa, ngu độn, thô lỗ, tàn bạo. Bảo Ngọc lấy làm xấu hổ và ân hận vì đã mang kiếp nam nhi.
Hóa ra sự so sánh cực đoan ấy đã manh nha từ đời Nguyên. Số là thời đó có một họa sư danh tiếng tên là Triệu Mạnh Phủ (1254-1322) lấy một bà vợ họ Quản cũng là một đại danh họa. Cuộc tình của hai bậc kì tài một thời nồng nàn đắm đuối. Nhưng khi cả hai về già thì đức ông chồng đâm ra nhạt nồng phai thắm với bà vợ họ Quản, lăm le cưới một nàng thiếp trẻ trung xinh đẹp. Bà vợ già âm thầm đau xót và trút niềm tâm sự vào một từ khúc thế này:
- Anh của em, em của anh
Giữa chúng ta tình cực đậm đà
Cho nên nhiều khi nóng như lửa
Lấy một nắm đất sét
Nặn thành hình anh
Đắp thành hình em
Rồi đập phá cả hai hình chúng ta, nhào chung lại
Lại nặn hình anh
Lại nặn hình em
Trong chất đất của em có anh
Trong chất đất của anh có em
Anh với em sống thì đắp chung mền
Mà chết liệm chung quách
Trong từ khúc trên, bà họ Quản không nói gì đến nước, nhưng sau khi đập phá cả hai hình để nhào chung lại rồi nặn ra hai hình khác thì rõ ràng không thể thiếu nước được. Điều quan trong đáng nói là, sau khi đọc từ khúc của vợ, ông Triệu Mạnh Phủ bỏ ý đồ cưới nàng thiếp xinh đẹp kia mà trở lại yêu thương người vợ cũ như xưa.
Đoạn kết của entry "Đất sét - Nước - và Tình yêu" của anh Bulukhin rất có hậu. Vào cái thời đại trọng nam khinh nữ thời xa xưa, cái thời mà tam thê tứ thiếp là điều bình thường trong thiên hạ đó - người phụ nữ có biết ghen không nhỉ ? hay là chỉ ngồi trong bóng tối mà hát "Cung Oán Ngâm Khúc" - thì sau khi đại danh họa Triệu Mạnh Phủ đọc được bài thơ của vợ đã bỏ ý định không lập thiếp nữa thì phải công nhận Ông đúng là một bậc triết nhân! đáng khâm phục thay!
Lai sinh bất tái kiến 來生不再見
Và tôi cũng được xem bộ phim Trung Quốc nói về tình yêu của một vị Cách cách và vị vua, hai người đã trải qua rất nhiều gian khổ nhưng vẫn không thể sống bình yên bên nhau, vì quá gian khổ mà dẫn đến cách trở, nàng Cách Cách đã thối lên câu "來生不再見 因為太苦了" "Kiếp sau không gặp nữa vì quá khổ rồi!!" ..
Chưa viết xong, tạm ngừng..
No comments:
Post a Comment