Wednesday, April 24, 2013

Nhất tâm xưng niệm 一心稱念


Sáng nay vừa mở net, lướt qua từ trên xuống dưới trang notification của Facebook, thì thấy tấm hình bên trong chánh điện của một ngôi chùa, thật trang nghiêm và bình an.

Không ngừng ở đó, tôi lướt qua mấy dòng chữ ghi ở trên tấm hình, nghĩ nên đem về nhà mình..



消業障最有效的方法無過於念佛,為什麼很少人相信?業障太重了,想求消業障斷煩惱滅罪業,不必求其他經咒,這一句阿彌陀佛就好,只要一心稱念,唸唸無間。一天到晚念「阿彌陀佛」,把一切妄念歸成一念,念久了,自然就明心見性,這是修明心見性最殊勝的方法。

淨空法師


Tiêu nghiệp chướng tối hữu hiệu đích phương pháp vô quá vu niệm Phật, vi thập ma ngận thiểu nhân tương tín? Nghiệp chướng thái trọng liễu, tưởng cầu tiêu nghiệp chướng đoạn phiền não diệt tội nghiệp, bất tất cầu kì tha kinh chú, giá nhất cú A Di Đà Phật tựu hảo, chỉ yếu nhất tâm xưng niệm ,niệm niệm vô gian。 Nhất thiên đáo vãn niệm 「A Di Đà Phật 」, bả nhất thiết vọng niệm quy thành nhất niệm, niệm cửu liễu, tự nhiên tựu minh tâm kiến tính, giá thị tu minh tâm kiến tính tối thù thắng đích phương pháp。

Tịnh Không Pháp Sư.




TTM xin dịch nghĩa như sau:

Không phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng nào tốt nhất bằng pháp NIỆM PHẬT, nhưng vì sao rất ít người tin tưởng, chỉ vì nghiệp chướng quá nặng nề, muốn tìm cách tiêu tai nghiệp chướng - đoạn phiền não - diệt tan tội nghiệp, không cần tìm bất kỳ kinh chú nào khác, chỉ cần một câu A Di Đà Phật là được rồi, chỉ cần nhất tâm niệm danh hiệu, niệm niệm không ngừng nghỉ. Từ sáng đến tối niệm 「A Di Đà Phật 」, đem tất cả những vọng niệm đưa về thành nhất niệm, niệm lâu dần, tự nhiên sẽ minh tâm kiến tánh, đây chính là phương pháp thù thắng tối ưu để tu tập minh tâm kiến tánh.

Tịnh Không Pháp Sư.



Dịch tới đây, thì câu "Minh tâm kiến tánh 明心見性" chắc lão bà bà phải nhờ Trưởng lão Bulukhin và các bậc cao nhân chỉ giáo và dịch cho rõ nghĩa thêm vậy..

Rồi tôi chợt nghĩ đến bản thân mình, hồi tôi còn nhỏ, mẹ tôi dặn dò là thường niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi đến chùa tham gia Gia đình Phật tử học giáo lý, học Phật Pháp, tụng kinh Phật.. bây giờ thì đã quên gần hết, chỉ đọng trong lòng vài danh xưng của chư Phật, nhưng vẫn chỉ niệm Quán Thế Âm, có lẽ vì trong lòng nhiều phiền não chăng? Nhưng tại sao các chùa chỉ dạy ta nhất tâm niệm A Di Đà Phật mà không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nhỉ?


TTM
PP. 24/4/2013


18 comments:

  1. giáo dốt nhất là chuyện kinh Phật. chắc phải ghé nhà chị thường để... tu tập cho bớt tạp niệm quá!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehe.. Giáo có bao nhiêu tạp niệm vậy, nói ra cho nó bay đi nhé Giáo ui!

      Delete
  2. Suy cho cùng thì chị niệm Quan Thế âm Bồ tát hay Ai Di đà Phật cũng như nhau thôi. Không nên câu chấp vào danh xưng... Ta cứ nhất tâm niệm hồng danh của Phật thì lòng sáng ra, tính Phật trong ta hiển lộ hơn. Em cứ nói vo thế, chả biết có trúng kinh nào không. Hii. ( Chuẩn bị chờ bác Bu mang kinh điển ra cạo gáy. Hii)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bởi vậy, chị cũng như em, hổng dám dịch câu Minh Tâm Kiến Tánh.. hihi :)

      Delete
    2. Em nói đúng đó Toro nhỉ? chư Phật và chư Bồ Tát hiện thị hình tướng tùy theo tâm ta hướng đến mà thôi.

      Delete
  3. Ta cứ cõi lòng Nhất Tâm xưng niệm.

    ReplyDelete
  4. Thành tâm niệm Phật không ngừng nghỉ, không phân tâm, thì sẽ đến lúc tấm lòng sẽ trong sáng - minh tâm là vậy. Nhà Phật nói tinh thần - chân tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng từ bi hỷ xả mầu nhiệm, chỉ vì vật dục làm mê muội, chân tính mất dần đi, nên mới tham lam, giận dữ, ngu si mà gây nên nhiều tội lỗi. Kiến tính 見 性 là tự nhận rõ bản tính, Càng nhận rõ bản tính của mình bao nhiêu thì sự xằng bậy, tội lỗi sẽ dần hết sạch và chứng được như Phật ngay

    ReplyDelete
  5. Trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới có câu:

    " Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành ,
    Ai có lòng tin như vậy, Thì giới phẩm đã trọn vẹn ."

    Ý Ngài là trở thành phật phải tự bản thân mỗi người tự hoàn thiện, tự quyết định mình có thành Phật hay không thành Phật.

    Niệm Phật chắc không phải là căn bản đâu chị. Lòng tin mới là quan trọng.

    ReplyDelete
  6. 1- Câu đầy đủ phải là "Minh tâm kiến tánh Như lai"
    Nhà Phật học kiêm Hán học TTM Gốc Mai thừa sức dịch câu này.

    Tại sao có từ Như lai? Nếu không thì kiến tính tánh gì vậy?
    Mấy ông cộng sản vẫn dạy phải minh tâm để tin đảng, thấy đảng là sáng suốt.
    Trong văn chương nghệ thuật người ta dạy cần có: Tính đảng, tinh nhân dân, tính quần chúng, tính nghệ thuật...
    ở đây phải khẳng định KIẾN TÁNH NHƯ LAI
    2- Phật tử TTM nên nhớ là trong chùa của môn phái Tịnh độ tông thì bên trái tượng A di đà là tượng Quán Thế âm, bên phải là tượng Đại Thế chí.
    Nếu bạn thiết tha về Tây phương cực lạc thì niệm hồng danh A di đà. Còn nếu bạn gặp phải điều gì không thuận lợi trong cuộc sống ở cõi ta bà thì niệm Quán thế âm, vì ngài là vi bồ tát đại từ đại bi.

    ReplyDelete
  7. Niệm Phật Tổ Như Lai, Phật A Di Đà, hay Quán Thế Âm Bồ Tát... của người theo đạo Phật, cũng như niệm Chúa, niệm Đức Mẹ... của người Thiên Chúa giáo tôi nghĩ đều tốt như nhau, nếu những người niệm thực sự có lòng thành và niềm tin vào tôn giáo của mình.

    Thật ra tôi cho là như thế này, nếu nói có ý nghĩa thì những câu niệm ý nghĩa của nó bao la, nhưng nếu nói không ý nghĩa thì những câu ấy chắc cũng chẳng có ý nghĩa. Những người có niềm tin trong sáng, hướng thượng nơi tôn giáo, thường sống hiền hòa, tử tế, mà người như thế cũng hay gặp điều tốt đẹp, ông bà ta hay nói "ở hiền gặp lành".

    ReplyDelete
  8. Triết lý của Phật giáo nằm trong luật Nhân - Quả. Gieo nhân lành sẽ hái được quả ngọt, làm việc tốt sẽ nhận được an lạc. Một người cho vay nặng lãi "xanh xít đít đui", hay một ông tham quan, một nhà buôn gian bán lận, có niệm đến hàng tỉ câu A Di Đà Phật, hay Lạy Chúa tôi, chắc cũng chẳng ăn thua gì.

    Như thế cái quan trọng không phải chỉ ngồi "Nhất tâm xưng niệm". Đạo Phật xem thế lại là Đạo của "hành đông" chứ không phải là một Đạo chỉ ngồi tụng niệm cầu khẩn. Đức Phật há đã chẳng từ bỏ việc suy tư nơi chốn rừng sâu mà trở về sống giữa thế gian ư?

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Nhất tâm xưng niệm" không phải là ta mãi ngồi ở một chỗ mà niệm danh hiệu A Di Đà liên tục, mà là khi ta khởi xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật là ta đưa ta về chánh định trong mọi hành động của mình. Khi ăn, uống, làm việc, ngủ, nghỉ ta cũng chánh niệm, chánh định để soi rọi hành vi và tư tưởng của mình trong từng sát na, trong từng hơi thở.

      Khi ta nhất tâm xưng niệm, thì ta không thể trở thành người cho vay nặng lãi hay làm tham quan được.. vì khi trong tâm khởi niệm làm điều bất thiện, thì đồng thời ta lại khởi niệm hồng danh chư Phật, lúc ấy những tà niệm sẽ bị diệt trừ.

      Khi có việc gì khiến ta bất thình lình muốn nổi nóng và giận dữ lên, thì trong tâm chợt khởi niệm, thì cái sân si ấy sẽ bị tiêu trừ v.v..

      Vì vậy "Nhất tâm xưng niệm" không phải là ta chỉ ngồi tụng niệm và cầu khẩn đâu anh Hiệp ơi!.

      Delete
  9. Cám ơn anh Bu và các anh, M đã đọc các lời chỉ giáo của các anh rồi. Rất mong được nghe thêm những lời đàm đạo của các anh.

    ReplyDelete
  10. Niệm Phật là pháp phương tiện .
    Chư Phật vì cứu độ chúng sanh mà phát đại nguyện : hoặc gúp chúng sanh lìa xa điên đảo vọng tưởng , hoặc cứu khổ cứu nạn , hoặc độ cho vãng sanh tây phương ... Chỉ cần niệm danh hiệu Phật ấy , liền có linh ứng .
    Pháp ấy tùy duyên , ai muốn được cứu khổ cứu nạn thì cầu Quán Thế Âm , ai muốn về tây phương cực lạc quốc của Phât Di Đà , thì niệm danh hiệu ngài ...
    Nhờ đại bi của chư Phật . người thường niệm Phât có thể "lòng sáng" mà " tự thấy bản tánh", mà thành bậc Giác .
    Tóm lại : pháp phương tiện nói trên là thế gian pháp . Với phàm phu , Niệm Phật , niệm chú , tụng kinh ... không khác , vì phàm phu chỉ niệm Phật , niệm chú , tụng kinh ... để cầu điều lợi lạc nhất thời .
    Nhất thời hiểu đúng , chưa phải "minh tâm" , nhất thời thấy biết tánh mình , không gọi "kiến tánh" .
    Lạm dùng danh tự để nói " Minh tâm kiến tánh" đã là không đúng rồi , bởi kinh Kim Cang nói ; phàm những thứ trong vòng danh tự, hình tướng , thảy đều hư vọng .
    Ngài Tịnh Không khởi duyên mà nói lời trên cốt khuyên niệm Phật Di Đà , không nên chấp vào danh tự mà tranh luận với nhau về lời nói của ông ấy .
    Chúc ban thường an .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn những lời khai tâm của Cuồng Từ.
      Mà sao lại là Cuồng từ nhỉ?

      Delete
  11. Cám ơn TTM Gốc Mai, các bạn hữu của TTM Gốc Mai đã cho tôi hiểu thêm về Đạo và Đời!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh Vũ Nho ơi! anh khiêm tốn rồi, M phải đi học hỏi thêm với anh và các bạn nữa đó chứ!

      Delete
  12. Theo NT thì niệm Phật là niệm Giác. Giác ở đây là giác ngộ, là hiểu biết.
    Phật là Giác Giả, là người Giác Ngộ.
    Niệm Phật là nhớ nghĩ tới sự giác ngộ, tới chân lý để sống hòa hợp với chân lý.
    Nghĩa của danh xưng A Di Đà Phật là "Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ"
    Vô Lượng Quang là nói về không gian, Vô Lượng Thọ là nói về thời gian.
    Con người sống trong không gian và thời gian, phải sống tùy thuận với pháp tánh, không chống trái với pháp tánh sẽ không khổ đau.
    Hiểu như vậy là niệm Giác, niệm Phật.
    Nhất tâm xưng niệm như thế, chúng sanh sẽ thành Phật như Phật đã thành!

    Hihi...
    Chị ơi, em hiểu như thế, nếu không phải chị chỉ giáo thêm cho em nhé!

    ReplyDelete

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...