Mới nửa năm trôi qua thôi mà tôi đi quá nhiều nơi, chưa kịp ghi xong nơi kia thì lại nhớ phải viết nơi này trước.. :-) đêm nay ngồi viết cái note này tôi lại nhớ đến bài thơ BỐN MÙA VIỄN DU của Thôi Hiệu
Xuân du phương thảo địa
HẠ THƯỞNG LỤC HÀ TRÌ
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi.
春遊芳草地,
夏賞綠荷池,
秋飲黃菊酒,
冬吟白雪詩.
Dịch nghĩa:
Mùa xuân đi thăm nơi cỏ mọc
Mùa hạ thưởng thức ao sen xanh
Mùa thu uống rượu cúc vàng
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng
Vì vào đầu MÙA XUÂN năm nay nhóm chúng tôi đã có chuyến du xuân ở Đà Lạt để ngắm cỏ hoa của xứ hoa Anh Đào rồi và khi tháng Năm vừa đến, nhìn thấy một tấm hình hoa Sen mà bạn post lên facebook, chúng tôi lại nghĩ đến việc đi thưởng ngoạn hoa Sen. Cuối cùng nhóm bạn chúng tôi cũng tổ chức được chuyến DU HẠ ở Đồng Tháp vào cuối tháng Năm vừa rồi.
Trong chương trình của chúng tôi có 2 điểm đến chơi ở khu du lịch sinh thái và tham quan các di tích lịch sử ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, nhưng cuối cùng do không đủ thời gian nên chỉ đến được hai điểm, còn những điểm tham quan di tích thì đành hẹn dịp khác.
HẠ THƯỞNG LỤC HÀ TRÌ
Mùa Hạ ngắm ao Sen xanh.
Nói về hoa Sen, thì ở VN mình nơi nào mà chẳng trồng Sen, Sen được trồng ở khắp nơi, được trồng ngay trong chậu của từng nhà, ở tỉnh thành nào có nhiều đầm lầy sông lạch thì hầu như đều có trồng sen, nhưng do thổ nhưỡng, thì sen ở mỗi nơi mỗi vẻ, theo đó những sản phẩm của Sen cũng khác, nói về hạt sen thì ai cũng thích hạt sen Huế.. nhưng nổi tiếng trong du lịch thì người ta lại nhớ ngay đến Sen Hồ Tây và Sen Đồng Tháp.
Sen ở Hồ Tây thì theo đà phát triển đô thị, đầm Sen dần thu gọn lại nhường chỗ cho nhà cao tầng và quán xá, do đó đi ngắm Sen ở Hồ Tây bây giờ thì diện tích của đầm chỉ nằm gọn trong một góc mắt của tầm nhìn. Đầm Sen còn nhiều nhất ở phía Bắc có lẽ là ở Ninh Bình.
Tháng Sáu năm ngoái tôi ra Bắc có ghé chơi ở đầm Sen Hồ Tây, hôm ấy Sen cũng chưa nhiều lắm, hay đã được hái cho người đi vãn cảnh chụp hình rồi nên màu xanh của lá nhiều hơn màu hoa. Hôm ấy tôi cũng được ngắm những cô thiếu nữ mặc yếm đào đến chụp hình ở đầm Sen.
Nhưng nói đến Sen ở miền Tây, thì người ta sẽ nghĩ đến những cánh đồng Sen mênh mông ở tỉnh Đồng Tháp trong những mùa nước nổi.
Thấy báo đăng, sau này khu du lịch sinh thái đồng sen Tháp Mười sẽ trở thành nơi bảo tồn sen VN, ở đây sẽ lưu giữ, trồng và nghiên cứu tất cả giống sen tại VN. Và khu du lịch đồng sen Tháp Mười sẽ được hình thành trên diện tích 150 ha tại hai xã Mỹ Hòa, Tân Kiều thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Chúng tôi chọn điểm đến ở xã Mỹ Hòa, Tháp Mười, Sen mới vào Hạ chưa nở rộ, Sen còn sót lại trên cánh đồng là Sen của vụ Đông Xuân vừa qua, những đóa sen bên cạnh những đài Sen hạt đang chờ chín. Bạn bè ở Cao Lãnh Đồng Tháp chia sẻ là Sen sẽ nở rộ từ giữa tháng Sáu đến hết tháng Tám, tháng Chín, nhưng tôi thấy hầu như ở nơi này tháng nào cũng có Sen nở.
Sau khi qua con kênh nhỏ, chúng tôi vào đến đồng Sen, mới thấy vì sao mà người ta gọi là đồng sen chứ không gọi là đầm sen, có lẽ vì tầm nhìn là cả một chân trời mênh mông đều là Sen, những cánh đồng Sen bạt ngàn nhìn ngút cả đôi mắt... Thi thoảng đi dọc đường thì mới thấy đầm Sen nằm bên cạnh những cánh đồng lúa, màu hoa Sen hồng, trắng nổi bật bên cạnh những cánh đồng lúa đang trổ đòng đòng, bên cạnh những cánh đồng mới xạ mạ lên xanh rì, hay bên cạnh đồng lúa đang chín vàng.. nhìn những cánh đồng Sen đang nở mà nhẹ cả tâm hồn người đi vãn cảnh.
Hình của bạn Tuấn Anh
Hình của Chụt Vũ Quỳnh Trang.
Và nếu ở Hà Nội, các thiếu nữ đi vãn cảnh Sen sẽ mặc áo Yếm Đào, thì con gái miền Tây họ sẽ mặc áo bà bà, các cô ngồi nền nã trên những cái cầu khỉ hay cầu gỗ bắc ngang các cánh đồng cho du khách tiện vãn cảnh, hoặc vào mùa nước nổi sẽ ngồi trong cái thúng hay ghe nhỏ để chèo len lỏi giữa những ruộng Sen bát ngàn này.
Ngoài ra còn có những nhà chòi cho du khách ngồi, khách có thể gọi những món ăn đặc sản của người miền Tây, hoặc ăn hạt sen luộc, xào đủ kiểu.. ngồi giữa cánh đồng lộng gió với hương Sen ngào ngạt thì thật là thú vị và nên thơ..
Rời kênh ở Đồng Sen..
CHÈO XUỒNG BA LÁ ĐI THĂM KHU SINH THÁI GÁO GIỒNG.
Sau khi chơi ở khu Du Lịch Đồng Sen ở huyện Tháp Mười, chúng tôi lại lên xe để qua huyện Cao Lãnh nơi tọa lạc khu du lịch sinh thái Gáo Giồng để ăn trưa. Sau đó chúng tôi vào khu rừng Tràm với những kênh rạch dọc ngang.. để bắt đầu chuyến ngồi trên xuồng đi chơi trên kênh để đến Rừng Tràm với đủ các loại chim.
Theo wikipedia:
Đường vào khu Du lịch sinh thái
DU NGOẠN TRÊN XUỒNG BA LÁ.
Buổi quá trưa hôm ấy trời nắng lắm, nhưng chúng tôi vẫn háo hức xuống chiếc xuồng ba lá nhỏ xíu.
Mỗi xuồng ngồi được 4 người cùng cô chèo xuồng kiêm hướng dẫn viên, cả đoàn chúng tôi xuống 4 cái xuồng. Xuống đầu tiên gồm bốn nhà thiện xạ Tuấn Anh, Chụt, Dơi và Tuyết Lan xuống thứ hai gồm Bống, hai bác Chiều, xuồng thứ ba gồm trưởng đoàn Minh An, Ngọc Yên và Khúc, xuồng thứ tư gồm bà già, cô giáo Bụi, Lan Trần và Bạch Yến..
Xuồng ba lá đầu tiên do bốn thiện xạ xuống trước đã được cô chèo xuồng chèo đi biệt tăm rồi mà chúng tôi mới bắt đầu rời bến, cho nên trong album phóng sự hình này thiếu bóng dáng chiều xuồng đầu tiên.. còn chúng tôi đi chung nhờ vậy mà chụp được nhiều hình cho nhau.
Chèo một hồi chúng tôi nhờ cô chèo xuồng cái đi nhanh, cái đi chậm để cả ba xuồng chúng tôi gặp được nhau.
Ráng selfie cho cả nhóm..
Lúc xuồng cập sát vào nhau, chúng tôi đều nói với cô chèo xuồng là các cô không biết bơi, thế mà ngoại trừ chị Chiều tôn trọng luật ngồi trên ghe, thuyền đã mặc áo phao ra thì chúng tôi ai cũng phong phanh với mấy cái khăn che nắng trên đầu, đã vậy còn cập sát vào nhau để chụp hình chung nữa chứ.
Con kênh còn dài lắm, mà trời thì nắng chang chang, những đàn chim có lẽ cũng trốn nắng trong rừng Tràm rồi, chỉ còn chúng tôi trên chiếc xuống ba lá trên dòng kênh dưới cái nắng gắt của gần 3g chiều thì chói chang phải biết, nó cháy xém da mặt của những mỹ nữ chúng tôi :-) thế là cả nhóm dù chưa gặp nhóm đầu tiên nhưng chúng tôi cũng quyết định QUAY XUỒNG trở lại.
Vậy chứ cũng bỏ cái dù ra để chụp hình cho đẹp.. thế đó :-))
Khúc ngồi phía cuối xuồng với cô lái đò mặc áo bà bà xanh lặng lẽ tay chèo.
Ở Đồng Tháp còn có một loại Sen được gọi là Sen vua ở chùa Phước Kiến - Phước Kiển là ngôi chùa nhỏ thuộc xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, cách TT Nha Mân hơn 15 cây số, nhưng chúng tôi không có thời gian để đi.
Có lễ do chúng tôi quá tham lam nên sắp xếp chuyến đi đến nhiều điểm mà chỉ đi trong một ngày, cho nên cái gì cũng xem nửa chừng.. Lần sau nếu còn ghé nơi này thì nên đi bơi xuồng vào buổi sáng, đi ngắm đồng Sen vào buổi sáng còn các buổi chiều thì vào thăm khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở thành phố Cao Lãnh... thì sẽ thích hợp hơn.
Chúng tôi rời kênh, quay lại nhìn bến xuồng còn nắm thấp thoáng bên kênh, nơi đã để lại trong lòng chúng tôi chỉ hơn tiếng đồng hồ mà đã có bao nhiêu là kỷ niệm đầy kịch tính trong chuyến du ngoạn trên kênh này..
Và được ngắm những đóa Sen nở trong mùa Phật Đản cũng thật là diệu kỳ. Hẹn dịp nào được trở lại ngắm những cánh đồng đầy Sen trong mùa nước nổi và được đứng trên lá Sen vua ở nơi này.
Mà tập này còn hồi kết, để kỳ sau nha các bạn mình ui! :-))
TTM
Ghi lại chuyến đi Đồng Tháp 30/05/2015
Tập 1: GIẤC MƠ TRƯA của Cậu Hai Andro
Tập 2: VÀI MÓN ĂN.. ở Gáo Giồng Đồng Tháp!
...........................................................................
.
Xuân du phương thảo địa
HẠ THƯỞNG LỤC HÀ TRÌ
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi.
春遊芳草地,
夏賞綠荷池,
秋飲黃菊酒,
冬吟白雪詩.
Dịch nghĩa:
Mùa xuân đi thăm nơi cỏ mọc
Mùa hạ thưởng thức ao sen xanh
Mùa thu uống rượu cúc vàng
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng
Vì vào đầu MÙA XUÂN năm nay nhóm chúng tôi đã có chuyến du xuân ở Đà Lạt để ngắm cỏ hoa của xứ hoa Anh Đào rồi và khi tháng Năm vừa đến, nhìn thấy một tấm hình hoa Sen mà bạn post lên facebook, chúng tôi lại nghĩ đến việc đi thưởng ngoạn hoa Sen. Cuối cùng nhóm bạn chúng tôi cũng tổ chức được chuyến DU HẠ ở Đồng Tháp vào cuối tháng Năm vừa rồi.
Trong chương trình của chúng tôi có 2 điểm đến chơi ở khu du lịch sinh thái và tham quan các di tích lịch sử ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, nhưng cuối cùng do không đủ thời gian nên chỉ đến được hai điểm, còn những điểm tham quan di tích thì đành hẹn dịp khác.
HẠ THƯỞNG LỤC HÀ TRÌ
Mùa Hạ ngắm ao Sen xanh.
Nói về hoa Sen, thì ở VN mình nơi nào mà chẳng trồng Sen, Sen được trồng ở khắp nơi, được trồng ngay trong chậu của từng nhà, ở tỉnh thành nào có nhiều đầm lầy sông lạch thì hầu như đều có trồng sen, nhưng do thổ nhưỡng, thì sen ở mỗi nơi mỗi vẻ, theo đó những sản phẩm của Sen cũng khác, nói về hạt sen thì ai cũng thích hạt sen Huế.. nhưng nổi tiếng trong du lịch thì người ta lại nhớ ngay đến Sen Hồ Tây và Sen Đồng Tháp.
Sen ở Hồ Tây thì theo đà phát triển đô thị, đầm Sen dần thu gọn lại nhường chỗ cho nhà cao tầng và quán xá, do đó đi ngắm Sen ở Hồ Tây bây giờ thì diện tích của đầm chỉ nằm gọn trong một góc mắt của tầm nhìn. Đầm Sen còn nhiều nhất ở phía Bắc có lẽ là ở Ninh Bình.
Tháng Sáu năm ngoái tôi ra Bắc có ghé chơi ở đầm Sen Hồ Tây, hôm ấy Sen cũng chưa nhiều lắm, hay đã được hái cho người đi vãn cảnh chụp hình rồi nên màu xanh của lá nhiều hơn màu hoa. Hôm ấy tôi cũng được ngắm những cô thiếu nữ mặc yếm đào đến chụp hình ở đầm Sen.
Nhưng nói đến Sen ở miền Tây, thì người ta sẽ nghĩ đến những cánh đồng Sen mênh mông ở tỉnh Đồng Tháp trong những mùa nước nổi.
Thấy báo đăng, sau này khu du lịch sinh thái đồng sen Tháp Mười sẽ trở thành nơi bảo tồn sen VN, ở đây sẽ lưu giữ, trồng và nghiên cứu tất cả giống sen tại VN. Và khu du lịch đồng sen Tháp Mười sẽ được hình thành trên diện tích 150 ha tại hai xã Mỹ Hòa, Tân Kiều thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Chúng tôi chọn điểm đến ở xã Mỹ Hòa, Tháp Mười, Sen mới vào Hạ chưa nở rộ, Sen còn sót lại trên cánh đồng là Sen của vụ Đông Xuân vừa qua, những đóa sen bên cạnh những đài Sen hạt đang chờ chín. Bạn bè ở Cao Lãnh Đồng Tháp chia sẻ là Sen sẽ nở rộ từ giữa tháng Sáu đến hết tháng Tám, tháng Chín, nhưng tôi thấy hầu như ở nơi này tháng nào cũng có Sen nở.
Sau khi qua con kênh nhỏ, chúng tôi vào đến đồng Sen, mới thấy vì sao mà người ta gọi là đồng sen chứ không gọi là đầm sen, có lẽ vì tầm nhìn là cả một chân trời mênh mông đều là Sen, những cánh đồng Sen bạt ngàn nhìn ngút cả đôi mắt... Thi thoảng đi dọc đường thì mới thấy đầm Sen nằm bên cạnh những cánh đồng lúa, màu hoa Sen hồng, trắng nổi bật bên cạnh những cánh đồng lúa đang trổ đòng đòng, bên cạnh những cánh đồng mới xạ mạ lên xanh rì, hay bên cạnh đồng lúa đang chín vàng.. nhìn những cánh đồng Sen đang nở mà nhẹ cả tâm hồn người đi vãn cảnh.
Hình của bạn Tuấn Anh
Hình của Chụt Vũ Quỳnh Trang.
Và nếu ở Hà Nội, các thiếu nữ đi vãn cảnh Sen sẽ mặc áo Yếm Đào, thì con gái miền Tây họ sẽ mặc áo bà bà, các cô ngồi nền nã trên những cái cầu khỉ hay cầu gỗ bắc ngang các cánh đồng cho du khách tiện vãn cảnh, hoặc vào mùa nước nổi sẽ ngồi trong cái thúng hay ghe nhỏ để chèo len lỏi giữa những ruộng Sen bát ngàn này.
Ngoài ra còn có những nhà chòi cho du khách ngồi, khách có thể gọi những món ăn đặc sản của người miền Tây, hoặc ăn hạt sen luộc, xào đủ kiểu.. ngồi giữa cánh đồng lộng gió với hương Sen ngào ngạt thì thật là thú vị và nên thơ..
Rời kênh ở Đồng Sen..
CHÈO XUỒNG BA LÁ ĐI THĂM KHU SINH THÁI GÁO GIỒNG.
Sau khi chơi ở khu Du Lịch Đồng Sen ở huyện Tháp Mười, chúng tôi lại lên xe để qua huyện Cao Lãnh nơi tọa lạc khu du lịch sinh thái Gáo Giồng để ăn trưa. Sau đó chúng tôi vào khu rừng Tràm với những kênh rạch dọc ngang.. để bắt đầu chuyến ngồi trên xuồng đi chơi trên kênh để đến Rừng Tràm với đủ các loại chim.
Theo wikipedia:
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 15 km. Khu du lịch sinh thái này hình thành trên cơ sở rừng tràm Gáo Giồng. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với diện tích 1.657 ha.
Đến Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng bằng xe ô tô hoặc đường thuỷ, du khách có thể lên đài quan sát cao 18 m để được chiêm ngưỡng một màu xanh bạt ngàn của tràm, lúa, năng, lác, từng đàn cò, diệc, cồng cộc, nhan điển và nhiều loài chim khác đi kiếm ăn hoặc về tổ; ngồi xuồng ba lá cùng các hướng dẫn viên trong tà áo bà ba xuyên qua rừng tràm đến sân chim để nhìn và nghe cơ man chim, cò ríu rít.
Đường vào khu Du lịch sinh thái
DU NGOẠN TRÊN XUỒNG BA LÁ.
Buổi quá trưa hôm ấy trời nắng lắm, nhưng chúng tôi vẫn háo hức xuống chiếc xuồng ba lá nhỏ xíu.
Mỗi xuồng ngồi được 4 người cùng cô chèo xuồng kiêm hướng dẫn viên, cả đoàn chúng tôi xuống 4 cái xuồng. Xuống đầu tiên gồm bốn nhà thiện xạ Tuấn Anh, Chụt, Dơi và Tuyết Lan xuống thứ hai gồm Bống, hai bác Chiều, xuồng thứ ba gồm trưởng đoàn Minh An, Ngọc Yên và Khúc, xuồng thứ tư gồm bà già, cô giáo Bụi, Lan Trần và Bạch Yến..
Xuồng ba lá đầu tiên do bốn thiện xạ xuống trước đã được cô chèo xuồng chèo đi biệt tăm rồi mà chúng tôi mới bắt đầu rời bến, cho nên trong album phóng sự hình này thiếu bóng dáng chiều xuồng đầu tiên.. còn chúng tôi đi chung nhờ vậy mà chụp được nhiều hình cho nhau.
Chèo một hồi chúng tôi nhờ cô chèo xuồng cái đi nhanh, cái đi chậm để cả ba xuồng chúng tôi gặp được nhau.
Ráng selfie cho cả nhóm..
Lúc xuồng cập sát vào nhau, chúng tôi đều nói với cô chèo xuồng là các cô không biết bơi, thế mà ngoại trừ chị Chiều tôn trọng luật ngồi trên ghe, thuyền đã mặc áo phao ra thì chúng tôi ai cũng phong phanh với mấy cái khăn che nắng trên đầu, đã vậy còn cập sát vào nhau để chụp hình chung nữa chứ.
Con kênh còn dài lắm, mà trời thì nắng chang chang, những đàn chim có lẽ cũng trốn nắng trong rừng Tràm rồi, chỉ còn chúng tôi trên chiếc xuống ba lá trên dòng kênh dưới cái nắng gắt của gần 3g chiều thì chói chang phải biết, nó cháy xém da mặt của những mỹ nữ chúng tôi :-) thế là cả nhóm dù chưa gặp nhóm đầu tiên nhưng chúng tôi cũng quyết định QUAY XUỒNG trở lại.
Vậy chứ cũng bỏ cái dù ra để chụp hình cho đẹp.. thế đó :-))
Khúc ngồi phía cuối xuồng với cô lái đò mặc áo bà bà xanh lặng lẽ tay chèo.
Ở Đồng Tháp còn có một loại Sen được gọi là Sen vua ở chùa Phước Kiến - Phước Kiển là ngôi chùa nhỏ thuộc xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, cách TT Nha Mân hơn 15 cây số, nhưng chúng tôi không có thời gian để đi.
Có lễ do chúng tôi quá tham lam nên sắp xếp chuyến đi đến nhiều điểm mà chỉ đi trong một ngày, cho nên cái gì cũng xem nửa chừng.. Lần sau nếu còn ghé nơi này thì nên đi bơi xuồng vào buổi sáng, đi ngắm đồng Sen vào buổi sáng còn các buổi chiều thì vào thăm khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở thành phố Cao Lãnh... thì sẽ thích hợp hơn.
Chúng tôi rời kênh, quay lại nhìn bến xuồng còn nắm thấp thoáng bên kênh, nơi đã để lại trong lòng chúng tôi chỉ hơn tiếng đồng hồ mà đã có bao nhiêu là kỷ niệm đầy kịch tính trong chuyến du ngoạn trên kênh này..
Và được ngắm những đóa Sen nở trong mùa Phật Đản cũng thật là diệu kỳ. Hẹn dịp nào được trở lại ngắm những cánh đồng đầy Sen trong mùa nước nổi và được đứng trên lá Sen vua ở nơi này.
Mà tập này còn hồi kết, để kỳ sau nha các bạn mình ui! :-))
TTM
Ghi lại chuyến đi Đồng Tháp 30/05/2015
Tập 1: GIẤC MƠ TRƯA của Cậu Hai Andro
Tập 2: VÀI MÓN ĂN.. ở Gáo Giồng Đồng Tháp!
...........................................................................
.
nhóm các anh chị cô chú vui quá, xem hình bên fb rồi xem bài bên đây vẫn thích :)
ReplyDeleteĐi du lịch ké nhóm của chi Mai bằng ảnh cũng thú ghê!
ReplyDeleteCám ơn chị Mai và nhóm!
Các chị có chuyến đi vui quá.
ReplyDeleteBài Xuân du... hóa ra của Thôi Hiệu, em chỉ biết nó nằm trong bài thơ dài có tên là Trạng nguyên thi.