.
Từ lâu tôi thường nghe đến chiếc xuồng tam bản hay còn gọi là xuồng ba lá, là một loại thuyền gỗ có xuất xứ rất lâu đời từ Trung Quốc, có đáy tương đối bằng phẳng và dài từ 3,5 đến 4,5m. Thuyền tam bản ngày nay vẫn còn được sử dụng tại những nơi hẻo lánh của Đông Nam Á, các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Bangladesh, Myanmar và Việt Nam. (theo net)
Còn ở vùng làng quê vùng sông nước Nam bộ, xuồng ba lá được coi là phương tiện mang tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm. Đó là ngày xưa, chứ bây giờ ở ngay đầu thượng nguồn sông Mekong, TQ, Lào.. chỗ nào cũng làm đập ngăn nước làm thủy điện, có khi sẽ chẳng còn mùa nước nổi ý chứ!
Đến miền Tây, đâu đâu ta cũng thấy xuồng ba lá trên kênh rạch dọc ngang, là phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân sống vùng sông nước Cửu Long từ nhiều đời nay. Do đó chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá cũng giống như dân nghèo ở phố thị có chiếc xe đạp, xe gắn máy để đỡ bước chân..
Mà trời ạ! giữa vùng nước mênh mông nước nổi mấy tháng ròng, xung quanh nhà toàn là nước nếu không có cái xuồng ba lá thì sẽ di chuyển như thế nào đây. Thế mà hôm vừa rồi cả đoàn chúng tôi, ngoại trừ cô giáo Bụi là dân gốc ở Cao Lãnh ra, thì chúng tôi đúng là dân miệt phố thị chân ướt chân ráo nhưng lại rất tĩnh tại ngồi trên những chiếc xuồng ba lá mong manh này mà rong chơi suốt cả một chặng chiều dài trong con kênh rạch này.
Và tôi cũng chẳng biết trong nhóm có bao nhiêu bạn biết bơi nữa, chứ riêng tôi thì chỉ biết lặn chơi với điều kiện nước chỉ tới ngang ngực thôi, chứ nếu ngụp quá đầu là tôi lặn luôn á! Còn nghe cô lái đò nói kênh sâu tới hai ba mét sâu.. hihi vậy mà chúng tôi không sợ, ngoại trừ chị Chiều mặc áo phao, cả đoàn còn lại không chịu mặc áo phao, giữa chiều nắng chang chang chúng tôi còn cho xuồng cập sát vào nhau để mà selfie vài tấm hình.. đúng là điếc không sợ súng hihi :-)
Mà không biết cái xuống tam bản trước đã đưa Cậu Hai Andro, vợ chồng Cô ba Dơi Chụt và cô Snowny đi theo con kênh nào đã mất hút dấu vết, cho nên ba cái xuồng ba lá còn lại chúng tôi đùa vui trên một đoạn kênh dài trong trời nắng chang chang như thiêu đốt, may mà người nào cũng có cái khăn rằn che kín mặt mày.. chim chóc quí hiếm cũng trốn mất tiêu, thê là chúng tôi thong dong quay đầu xuồng trở về bến.
THÌ ĐÃ THẤY nhóm đầu tiên ở trên bờ đang chào đón chúng tôi rồi, té ra trong lúc chúng tôi đi thẳng thì họ rẽ con kênh khác mà đi..
Hình Bạch Yến
Hình Andro chụp.
Hình Andro chụp.
XUỒNG CẬP BẾN..
Xuồng của bà Dzú Minh An, Ngọc Yến và Công nương gái nhỏ cập bến
Xuồng của tôi cũng cập bến, trong lúc ở bên đây Andro đứng trên bờ phụ kéo mấy đứa tôi lên bờ vì cái xuồng không có gì giữ lại nên rất là chòng chành, thì tôi nghe tiếng xôn xao ở cái xuồng bên cạnh.
Thì ra do khi các bạn mới bước một chân lên cái cầu ván, một chân kia còn ở trên con xuồng, nên cái xuồng ba lá này lại cái theo đà đẩy của chân và của nước từ lùi ra xa bến, thế là XUỒNG.. NGHIÊNG.. và ba bạn tôi cuối cùng vẫn đứng yên vị trên con xuồng đang được dòng nước mơn man tràn vào xuồng và từ từ đầy.. xuồng.
Lúc ấy cả nhóm trên bờ cũng hơi hoảng đứng im hơi chưa biết phải làm gì, thì vừa lúc ấy có cài xuồng khác cũng vừa trờ tới cô lái đò bên xuồng này nhảy thoắt cái qua xuồng bên kia và gọi các bạn tôi "Mấy chị nhảy qua xuồng khác đi.." ! Trời ạ! làm như chúng tôi giỏi khinh công như nàng ý vây, nhưng ba bạn của chúng tôi lúc ấy ở trên chiếc xuồng đang đầy nước cũng ráng.. bình tĩnh lắm..
Vừa lúc ấy Cậu Hai Andro bước đến lấy chân giữ cái xuồng trống ở bên cạnh để cho ba bạn tôi leo qua.. cuối cùng cũng leo được qua cái xuồng ba lá ở bên cạnh.. lúc ấy thì chúng tôi cùng nghe kêu lên "tiếng chụp hình, chụp hình đi.."
Giời ạ! thế đó, chúng tôi nào có sợ gì đâu hihi :-)) nếu không làm gì có bộ phim XUỒNG NGHIÊNG mà chiếu đây !
Cuối cùng cả nhóm leo lên cái xuồng khô, thì cái điện thoại vẫn khô ráo còn chỉ có người và cái dù, cái túi, đôi dép thì ướt mà thôi.. Trong khi đó nhóm bên kia chẳng biết gì vẫn yên vị ngồi uống nước mía trong nhà chòi ở trong khu du lịch để chờ chúng tôi. Khi chúng tôi vừa vào đến thì còn cằn nhằn là ở dưới bên làm gì mà lâu thế ! hihi :-))
Ướt đẫm như thế đây.
Nhỏ Công nương Gái em, may nhờ Lan Trần đem thêm áo đầm xinh..
Và bà Dzú thì sẵn cái áo bà ba của cô giáo Bụi biếu hồi sáng thế là mặc luôn.. quên không nhớ Yến nhà ta mặc gì nữa.. hihi
Có điều khi việc xảy ra, chúng tôi không góp ý cho những việc khác, riêng về an toàn cho du khách thì chúng tôi thấy khu du lịch cần phải làm lại những bến cập xuồng an toàn hơn vì hiện nay chỉ có mấy tấm ván bắc từ bờ ra kênh quá sơ sài tạm bợ không an toàn cho người vì khi xuồng vừa cập bờ thì không có gì giữ đầu xuồng cho chắc để người ở xuồng bước lên. Khi sự việc xảy ra thì cô lái đò phải phóng qua xuồng khác để xuồng bên đây nhẹ, chứ cũng chưa có biện pháp giúp gì cho hành khách ở trong xuồng.
Vậy đó, chuyến đi vui dù có trọn vẹn như thế nào thì cũng có một chút trục trặc đầy kịch tính phát sinh để chúng tôi còn nhớ mãi chuyến đi của mình.
TTM
Kể lại chuyện xảy ra lúc 15:23 PM 30/05/2015
PS. Với sự cộng tác hình ảnh của cả nhóm.
...
Từ lâu tôi thường nghe đến chiếc xuồng tam bản hay còn gọi là xuồng ba lá, là một loại thuyền gỗ có xuất xứ rất lâu đời từ Trung Quốc, có đáy tương đối bằng phẳng và dài từ 3,5 đến 4,5m. Thuyền tam bản ngày nay vẫn còn được sử dụng tại những nơi hẻo lánh của Đông Nam Á, các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Bangladesh, Myanmar và Việt Nam. (theo net)
Còn ở vùng làng quê vùng sông nước Nam bộ, xuồng ba lá được coi là phương tiện mang tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm. Đó là ngày xưa, chứ bây giờ ở ngay đầu thượng nguồn sông Mekong, TQ, Lào.. chỗ nào cũng làm đập ngăn nước làm thủy điện, có khi sẽ chẳng còn mùa nước nổi ý chứ!
Đến miền Tây, đâu đâu ta cũng thấy xuồng ba lá trên kênh rạch dọc ngang, là phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân sống vùng sông nước Cửu Long từ nhiều đời nay. Do đó chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá cũng giống như dân nghèo ở phố thị có chiếc xe đạp, xe gắn máy để đỡ bước chân..
Mà trời ạ! giữa vùng nước mênh mông nước nổi mấy tháng ròng, xung quanh nhà toàn là nước nếu không có cái xuồng ba lá thì sẽ di chuyển như thế nào đây. Thế mà hôm vừa rồi cả đoàn chúng tôi, ngoại trừ cô giáo Bụi là dân gốc ở Cao Lãnh ra, thì chúng tôi đúng là dân miệt phố thị chân ướt chân ráo nhưng lại rất tĩnh tại ngồi trên những chiếc xuồng ba lá mong manh này mà rong chơi suốt cả một chặng chiều dài trong con kênh rạch này.
Và tôi cũng chẳng biết trong nhóm có bao nhiêu bạn biết bơi nữa, chứ riêng tôi thì chỉ biết lặn chơi với điều kiện nước chỉ tới ngang ngực thôi, chứ nếu ngụp quá đầu là tôi lặn luôn á! Còn nghe cô lái đò nói kênh sâu tới hai ba mét sâu.. hihi vậy mà chúng tôi không sợ, ngoại trừ chị Chiều mặc áo phao, cả đoàn còn lại không chịu mặc áo phao, giữa chiều nắng chang chang chúng tôi còn cho xuồng cập sát vào nhau để mà selfie vài tấm hình.. đúng là điếc không sợ súng hihi :-)
Mà không biết cái xuống tam bản trước đã đưa Cậu Hai Andro, vợ chồng Cô ba Dơi Chụt và cô Snowny đi theo con kênh nào đã mất hút dấu vết, cho nên ba cái xuồng ba lá còn lại chúng tôi đùa vui trên một đoạn kênh dài trong trời nắng chang chang như thiêu đốt, may mà người nào cũng có cái khăn rằn che kín mặt mày.. chim chóc quí hiếm cũng trốn mất tiêu, thê là chúng tôi thong dong quay đầu xuồng trở về bến.
THÌ ĐÃ THẤY nhóm đầu tiên ở trên bờ đang chào đón chúng tôi rồi, té ra trong lúc chúng tôi đi thẳng thì họ rẽ con kênh khác mà đi..
Hình Bạch Yến
Hình Andro chụp.
Hình Andro chụp.
XUỒNG CẬP BẾN..
Xuồng của bà Dzú Minh An, Ngọc Yến và Công nương gái nhỏ cập bến
Xuồng của tôi cũng cập bến, trong lúc ở bên đây Andro đứng trên bờ phụ kéo mấy đứa tôi lên bờ vì cái xuồng không có gì giữ lại nên rất là chòng chành, thì tôi nghe tiếng xôn xao ở cái xuồng bên cạnh.
Thì ra do khi các bạn mới bước một chân lên cái cầu ván, một chân kia còn ở trên con xuồng, nên cái xuồng ba lá này lại cái theo đà đẩy của chân và của nước từ lùi ra xa bến, thế là XUỒNG.. NGHIÊNG.. và ba bạn tôi cuối cùng vẫn đứng yên vị trên con xuồng đang được dòng nước mơn man tràn vào xuồng và từ từ đầy.. xuồng.
Lúc ấy cả nhóm trên bờ cũng hơi hoảng đứng im hơi chưa biết phải làm gì, thì vừa lúc ấy có cài xuồng khác cũng vừa trờ tới cô lái đò bên xuồng này nhảy thoắt cái qua xuồng bên kia và gọi các bạn tôi "Mấy chị nhảy qua xuồng khác đi.." ! Trời ạ! làm như chúng tôi giỏi khinh công như nàng ý vây, nhưng ba bạn của chúng tôi lúc ấy ở trên chiếc xuồng đang đầy nước cũng ráng.. bình tĩnh lắm..
- Bà Dzú thì nhủ thầm "chả nhẽ mình bơi bỏ bạn Ngọc Yến coi sao đặng..",
- bạn Gái nhỏ thì đưa cái Iphone 6S của nàng lên cao và la lên "Cầm dùm em cái điện thoại kẻo ướt.."
- Nàng Ngọc Yến thì một bàn tay giữ chặt cái dù, cái túi và đôi dép xinh của mình.. còn tay kia thì níu bà Dzú Minh An..
Vừa lúc ấy Cậu Hai Andro bước đến lấy chân giữ cái xuồng trống ở bên cạnh để cho ba bạn tôi leo qua.. cuối cùng cũng leo được qua cái xuồng ba lá ở bên cạnh.. lúc ấy thì chúng tôi cùng nghe kêu lên "tiếng chụp hình, chụp hình đi.."
Giời ạ! thế đó, chúng tôi nào có sợ gì đâu hihi :-)) nếu không làm gì có bộ phim XUỒNG NGHIÊNG mà chiếu đây !
Cuối cùng cả nhóm leo lên cái xuồng khô, thì cái điện thoại vẫn khô ráo còn chỉ có người và cái dù, cái túi, đôi dép thì ướt mà thôi.. Trong khi đó nhóm bên kia chẳng biết gì vẫn yên vị ngồi uống nước mía trong nhà chòi ở trong khu du lịch để chờ chúng tôi. Khi chúng tôi vừa vào đến thì còn cằn nhằn là ở dưới bên làm gì mà lâu thế ! hihi :-))
Ướt đẫm như thế đây.
Nhỏ Công nương Gái em, may nhờ Lan Trần đem thêm áo đầm xinh..
Và bà Dzú thì sẵn cái áo bà ba của cô giáo Bụi biếu hồi sáng thế là mặc luôn.. quên không nhớ Yến nhà ta mặc gì nữa.. hihi
Có điều khi việc xảy ra, chúng tôi không góp ý cho những việc khác, riêng về an toàn cho du khách thì chúng tôi thấy khu du lịch cần phải làm lại những bến cập xuồng an toàn hơn vì hiện nay chỉ có mấy tấm ván bắc từ bờ ra kênh quá sơ sài tạm bợ không an toàn cho người vì khi xuồng vừa cập bờ thì không có gì giữ đầu xuồng cho chắc để người ở xuồng bước lên. Khi sự việc xảy ra thì cô lái đò phải phóng qua xuồng khác để xuồng bên đây nhẹ, chứ cũng chưa có biện pháp giúp gì cho hành khách ở trong xuồng.
Vậy đó, chuyến đi vui dù có trọn vẹn như thế nào thì cũng có một chút trục trặc đầy kịch tính phát sinh để chúng tôi còn nhớ mãi chuyến đi của mình.
TTM
Kể lại chuyện xảy ra lúc 15:23 PM 30/05/2015
PS. Với sự cộng tác hình ảnh của cả nhóm.
...
thay may chi di choi bang xuong ba la that thu vi !
ReplyDelete