April 8, 2014 at 10:23pm
Sau Note viết về :
- 2. Chí Khiêm Đường 至謙堂 :
- 3. Viếng lăng Khải Định :
Đáng
lẽ đưa tiếp những hình ảnh trong Lăng Tự Đức, nhưng đêm nay tôi lại
dừng lại ở những hình ảnh ở Chùa Thiên Mụ, theo như những đại tự ở trên
chùa thì ngôi chùa này còn gọi là chùa Linh Mụ nữa.
ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHÙA LINH MỤ, tôi lại vào trang Wikipedia:
""Chùa Thiên Mụ (天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ
(靈姥) là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách
trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên
Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng
-vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Trước thời điểm khởi
lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên
Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1.
Truyền
thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa
kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm
chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ
Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược
lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước
trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn
lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Tư
tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý
nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một
ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".
..
Năm
1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ
"Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay
"Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến
từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân
thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
...
THÁP PHƯỚC DUYÊN
Tháp
Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ.
Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844.
Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn
ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe
Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện
quay khi gió thổi).
Trận
bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng,
trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích).
Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to
lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia
đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và
một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.""
ĐÃ HIỂU VỀ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH, HAI MẸ CON TÔI BẮT ĐẦU LÊN ĐỒI HÀ KHÊ.
XE vừa leo đến đầu ngọ đồi thì quang cảnh của chùa hiện ra trước mắt tôi trong một buổi chiều nắng đẹp.
BÊN TẢ NGẠN SÔNG HƯƠNG..
CHÙA LINH MỤ
DI TÍCH HƯ HAO.. PHÔI PHA..
"Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu."
"Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa."
Thiên Mụ Chung Thanh:
ĐƯỜNG VÀO CHÙA LINH MỤ.
靈姥寺
Chỉ
một buổi chiều mà hai mẹ con tôi đi viếng được ba cái Lăng, đàn Nam
Giao, chùa Thiên Mụ, với thời gian rất ngắn ngủi, tôi chỉ kịp vào chùa
lạy Phật rồi lại đi ra để đi viếng Thành Nội Huế, để còn đi tìm ăn các
món ăn của Huế, nên đến bây giờ tôi cũng quên hết cảnh bên trong chùa
rồi.
Hy vọng sẽ còn có dịp trở lại Huế với thời gian thật
thong thả, để có thời gian ngồi trên chiếc thuyền rồng đi dọc theo dòng
sông Hương thơ mộng trong ký ức sách vở của tôi, để tôi có thời gian
ngắm nhìn thật kỹ ngôi chùa linh thiêng này..
TTM
PP. 08/04/2014
Viết cho chiều Huế ngày 2/3/2014
"Viết cho chiều Huế ngày 2/3/2014" Vậy là chị đi Huế lâu rồi phải không ạ? Em thăm chị, chúc mạnh khỏe và đi được nhiều nơi nữa ạ!
ReplyDeleteMới tháng trước thôi Như Mai ạ! Cám ơn em nha! chị dạo này lo nhiều việc quá nên không qua nhà bạn bè chơi thăm hỏi được ai cả! đừng buồn chị nha!
DeleteEm không buồn vì chị ít qua lại đâu ạ. Em tưởng chị còn đang du lịch ở Huế trong dịp này, nếu có dịp về ĐN thì chị em mình gặp nhau chị ạ. Mong chị khỏe và luôn an lành chị nhé!
ReplyDelete
ReplyDeleteTìm hoài không thấy bài thơ đâu
Chép hộ chủ nhà vậy
THIÊN MỤ CHUNG THANH
Tác giả: Vua Thiệu Trị
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối ám
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa
Thiên Nhất Phương dịch
---------
- Nguyệt tướng: chỉ mặt Phật tròn như mặt trăng.
- Tự tại: vẻ thỏa thích.
- Bách bát: Các chùa sớm chiều thường đánh 108 tiếng chuông, để tiêu 108 điều phiền não.
Vì biết sẽ ít người muốn xem bài thơ ấy nên M không đưa về đó thôi anh Bu ơi.!
DeleteM chỉ lưu lại ở đây hành trình và một chút suy nghĩ về nơi mà M đi qua thôi.
Lâu nay em muốn đi về VN và đi Huế ,viếng chùa Thiên Mụ nay được xem blog của chị nói về chùa với nhiều hình ảnh của chùa ,Em thích lắm và cám ơn chị nhiều nha
ReplyDelete