Vừa đến Huế, sau khi cất hành lý ở khách sạn xong là hai mẹ con tôi lên
chương trình chỉ vừa đủ thời gian đi viếng: Lăng Khải Định, Thiệu Trị,
Tự Đức điểm cuối là Đại Nội. Dự định viết lưu lại theo trình tự của
chuyến đi, nhưng đêm nay tôi muốn viết trước về Chí Khiêm Đường nằm trong khuôn viên Lăng Tự Đức.
Theo wikipedia, Lăng Tự Đức tức Khiêm Lăng
cách Huế khoảng 7 cây số là một trong những công trình của kiến trúc
cung đình triều Nguyễn, Lăng được xây dựng trong ba năm từ 1864 đến
1867, là một quần thể kiến trúc tuyệt đẹp gồm khoảng 50 công trình
khép kín trong vòng la thành, diện tích lên tới 225 héc-ta. Tất cả
lăng tẩm và các kiến trúc trong lăng đều có chữ "Khiêm".
Mua vé xong bước vào cổng Lăng.
Khi bước vào trong, nhìn hai bên cổng thành quách rong rêu bao quanh khu lăng thật tĩnh lặng và rộng lớn..
Cổng vào Lăng, nhìn từ phía bên trong..
Những lá Bàng trên cao đã ngả màu đỏ như những đốm lửa trên bầu trời xanh đầy nắng..
Và bên cạnh đó những mầm lá Bàng non đã nhú chồi thay thế lá Bàng chín đỏ rơi đầy trên sân rong rêu..
Từ
ngoài cổng bước theo con đường lát gạch Bát Tràng, qua căn nhà bán hàng
lưu niệm tôi gặp ngay bên gốc mít một tấm bia ghi "Chí Khiêm Đường".
CHÍ KHIÊM ĐƯỜNG 至謙堂
"MIẾU THỜ CÁC PHI TẦN CỦA VUA TỰ ĐỨC VÀ CÁC VUA TIỀN NHIỆM"
Khi đọc dòng chữ "Chí Khiêm Đường"
lúc ấy tôi vẫn chưa hiểu rõ vì sao lại đặt tên nơi thờ tự các phi tần
của vua là Chí Khiêm Đường, để cho rõ nghĩa hơn, theo tự điển Thiều
Chửu, tôi đưa về đây nghĩa của ba chữ Hán tự này như sau:
至 Chí
[Pinyin: zhì]
- Đến. Như tân chí như quy 賓至如歸 khách đến như về chợ.
- Kịp. Như tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân 自天子以至於庶人 từ vua đến dân thường.
- Rất, cùng cực. Như chí thánh 至聖 rất thánh, bực thánh nhất, chí tôn 至尊 rất tôn, bực tôn trọng nhất, v.v.
- Đông chí 冬至 ngày đông chí, hạ chí 夏至 ngày hạ chí. Sở dĩ gọi là chí vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực bắc cực vậy.
謙 khiêm, khiệm
[Pinyin: qiān] [Giản thể: 谦]
- Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm. Như khiêm nhượng 謙讓 nhún nhường.
堂 đường
[Pinyin: táng]
- Gian nhà chính giữa, cái nhà để làm lễ.
- Rực rỡ. Như đường đường 堂堂, đường hoàng 堂黃, v.v.
- Mình gọi mẹ người cũng gọi là đường. Như tôn đường 尊堂, lệnh đường 令堂, v.v.
- Anh em cùng một tổ gọi là đồng đường huynh đệ 同堂兄弟 gọi tắt là đường huynh đệ 堂兄弟, anh em cùng một cụ gọi là tụng đường 從堂, cùng một kị gọi là tái tụng đường 再從堂, v.v.
- Cung điện. Như miếu đường 廟堂, triều đường 朝堂, v.v.
- Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường.
Sau
đó đi quanh lăng, thấy mỗi nơi đều lấy chữ Khiêm để đặt cho tên gọi,
như vậy ở đây ý muốn nói nơi thờ tự của các bậc phi tần Chí tôn khiêm
cung của nhà vua đây.
Lần bước lên theo các bậc ven vách thành nhìn vào bên trong hoang vắng, có vài thợ đang xây sửa bên trong..
Ở ngay cửa vào Chí Khiêm Đường ghi :
"NƠI THỜ CÁC BÀ NỘI CUNG TRIỀU TỰ ĐỨC VÀ CÁC TRIỀU TRƯỚC"
"TEMPLE DEDICATED TO EMPEROR'S CONCUBINES BOTH IN TU DUC TIMES AND THOSE OF PREDESSESORS"
Từ cánh cửa gỗ này vào bên trong khuôn viên là hai gian nhà thờ ở hai bên và gian chính điện thờ ở giữa.
Gian giữa.
Nhìn
quanh, thấy ba gian nhà trong khu thờ tự thấp, ánh nắng giữa trưa và
tàng cây trước các gian nhà làm cho ta thoạt nhìn vào chưa thấy rõ lắm,
sau đó rõ hơn thì thấy hai bên có từng bàn mà lúc đầu tôi tưởng là mộ
chí, trên mỗi bàn thờ có bát nhang, chợt có chút ngại ngần rờn rợn khi
bước vào bên trong. Sau cùng lấy hết can đảm tôi bước vào gian chính
điện. Ở nơi này trên bức hoành ở giữa điện thờ mới có chữ Hán ghi:
CHÍ KHIÊM ĐƯỜNG 至謙堂
Những
trang thờ này hình như rất rất là lâu lắm rồi không người duy tu bảo
trì, gỗ các chân bàn cứ tự do mà làm bạn với mối mọt..
Trở ngược ra cánh cổng nhỏ.
Đêm nay soạn những hình ảnh ở Chí Khiêm Đường này, làm tôi chợt nhớ tới thi phẩm "Cung Oán Ngâm Khúc" của Ôn-như Hầu Nguyễn gia Thiều
"Trải vách quế gió vàng hiu-hắt,
Mảnh vũ-y lạnh ngắt như đồng;
Oán chi những khách tiêu-phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào !
Duyên đã may cớ sao lại rủi ?
Nghĩ nguồn-cơn dở-dói sao đang ?
Vì đâu nên nỗi dở-dang,
Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình !
Trộm nhớ thủa gây hình tạo-hóa,
Vẻ phù-dung một đóa khoe tươi ;
Nhuỵ hoa chưa mỉm miệng cười,
Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu-dung."
....
Vua
Tự Đức có tới 103 người vợ, vì vậy khu thờ tự các phi tần ở phía sau
lăng Tự Đức thật là rộng lớn. Hôm ấy, nhìn quanh khuôn viên thờ tự của
các phi tần không người chăm chút khói nhang, chân bàn, tường, trần nhà
đã bị đổ nát, quanh cảnh thật là quanh hiu, đến khu lăng mộ kế bên tôi
chỉ đứng bên cổng nhìn vào mà không dám bước vào nữa.
Đây
là lần đầu tiên tôi đến Huế, tôi chỉ nghe và biết Huế qua sách vở.. tôi
tự hỏi, trước năm 1975, thời Tổng Thống Ngô Đình Diêm và Nguyễn Văn
Thiệu, những nơi thờ tự này được chăm chút như thế nào? Và sau ngày đất
nước thống nhất, cố đô Huế này được nhà nước chăm chút ra sao?
Hôm
nay cùng với tôi vào tham quan, đa số là khách nước ngoài, người ta
nhận định như thế nào về việc bảo tồn những di tích lịch sử và văn hóa
của đất nước ta? Ngay như bản thân tôi, người ít nói về thế sự, thế mà
từ hôm đi Huế đến đêm nay tôi vẫn còn bâng khuâng!
Ngậm ngùi thân phận nữ nhi
Xưa thì hoa phấn giờ thì quạnh hiu
Phi Tần một thủa ngậm ngùi
Bây giờ hoang hóa đìu hiu bên đồi..
Dân xưa lao dịch bên đồi
Xây lăng xây tẩm.. cho người đời nay
Thu tiền mà chẳng biết đổi thay
Để cho mối mọt rút mòn chân nhang..
Ngậm ngùi thân phận nữ nhi
Xưa thì hoa phấn giờ thì quạnh hiu
Phi Tần một thủa ngậm ngùi
Bây giờ hoang hóa đìu hiu bên đồi..
Dân xưa lao dịch bên đồi
Xây lăng xây tẩm.. cho người đời nay
Thu tiền mà chẳng biết đổi thay
Để cho mối mọt rút mòn chân nhang..
TTM.
PP. Ngày 08/03/2014
Ghi lại chuyến đi Huế ngày 02/03/2014.
***
***
chúc chuyến đi thành công
ReplyDeleteChuyến đi bình thường thôi bạn ạ.
DeleteDấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
ReplyDeleteNền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ngậm ngùi cùng với chị!
Còn nhiều cái để ngậm ngùi lắm Giáo ơi.
DeleteTiếc thật di tích lịch sử không được bảo tồn.
ReplyDeleteĐền đài lăng tẩm cũng thế Haquang Le ạ. Ta không giữ gìn thế là nó hư hao theo sự phá của con người và thiên nhiên.. Tiếc lắm thay.
Deletelần đến Huế em có ghé lăng Tự Đức nhưng lúc đến chổ này nhìn đìu hiu mông quạnh, vắng vẻ lại là buổi chiều mưa nên e chỉ bước qua cửa đứng ngoài nhìn vào thôi. Đọc bài của chị thì mới biết thêm cảnh điêu tàn bên trong.
ReplyDeleteHy vọng trong thời gian tới các di tích ở cố đô Huế được trùng tu, bảo dưỡng đúng cách sẽ có một không khí trang nghiêm hơn.
Đi một lần không nhìn hết những hư hỏng và mất mát ở nơi ấy đâu em. Ta chỉ mong chờ thôi em nhỉ.
DeleteM đến lăng Tự Đức hai lần rồi nhưng không ra khu vực Chí Khiêm đường này, chỉ lo chụp hình ở nhà thủy tạ , hồ sen , Khiêm lăng và các bức tường rêu phong bên ngoài chứ không vào khu vực Chí Khiêm đường này . Đúng là di tích không được chăm sóc bảo tồn, rất tiếc chị nhỉ
ReplyDeleteNhững nơi khác cũng thế mà em, mất mát và hư hao quá nhiều. Chắc chờ hỏng rồi xây mới quá em ạ.
DeleteLần này GM chụp được nhiều hình đẹp. HN thích nhất hình lá bàng. Rất ấn tượng!
ReplyDeleteTrời ạ, bà già muốn nói đến Cung Oán Ngâm Khúc, đến những mất mát hư hao do bỏ hoang hóa trong một thời gian dài.. mà anh lại nói hình đẹp. Bản thân cảnh vật đã đẹp rồi cơ mà.
DeleteChủ nhà bấm được bao nhiều hình thì dọn lên mâm bát bấy nhiêu ảnh
ReplyDeleteThế cũng là một cách giới thiệu, ai thích hình nào thì tùy, dừng lại mà xem, cần thì cóp py về
Bu tui không đếm có bao nhiêu ảnh
Chỉ quan tâm đến hai tấm khá gợi cảm, đấy là ngọn lá vàng trên bức tường rêu phong và mấy quả mít cám mới nhú.
Ngôn ngữ làm ta cảm nhận được là: Tàn tạ, rêu phong và non tơ sung sức.
Thì tính chủ nhà là vậy mà bác Bu ơi! có điều chỉ chon những tấm cần đưa vào đây thôi, mỗi tấm đều muốn nói lên điều gì đó, có lẽ chỉ có các phi tần xưa mới hiểu ý điều mà bà già này nói với họ thôi anh Bu à.
Delete