Nước..
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu
Từ con suối nhỏ
Từ dòng sông sâu
Từ khe núi lở
Từ dưới nhịp cầu
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu..
Từ con thác lũ
Từ giọt mưa rơi
Từ cơn gió thoảng
Từ làn mây trôi...
Từ hơi biển mặn
Từ phía mặt trời
Nước vẫn muôn đời
Không đi chẳng đến
Nước vẫn muôn đời
Vẫn xuôi về khơi
Ai người nỡ hỏi
Nước đến từ đâu..
Nước từ trong mắt
Nước xuôi về tim
Em từ duyên kiếp
Trôi về đời anh
Tình từ tâm đến
Trôi qua đời nhau
Tình từ muôn kiếp
Trôi vào ngàn sau
Đỗ Hồng Ngọc.
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu
Từ con suối nhỏ
Từ dòng sông sâu
Từ khe núi lở
Từ dưới nhịp cầu
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu
Nước từ đâu đến
Nước trôi về đâu..
Từ con thác lũ
Từ giọt mưa rơi
Từ cơn gió thoảng
Từ làn mây trôi...
Từ hơi biển mặn
Từ phía mặt trời
Nước vẫn muôn đời
Không đi chẳng đến
Nước vẫn muôn đời
Vẫn xuôi về khơi
Ai người nỡ hỏi
Nước đến từ đâu..
Nước từ trong mắt
Nước xuôi về tim
Em từ duyên kiếp
Trôi về đời anh
Tình từ tâm đến
Trôi qua đời nhau
Tình từ muôn kiếp
Trôi vào ngàn sau
Đỗ Hồng Ngọc.
Mềm mát như nước nhưng cũng mạnh mẽ như nước. Bài hát hay quá chị à
ReplyDeleteTình từ tâm đến
ReplyDeleteTrôi qua đời nhau
Tình từ muôn kiếp
Trôi vào ngàn sau
Mình thích tứ thơ này!
BS Đỗ Hồng Ngọc viết lách, làm thơ, vẽ tranh, chả bù với hongngoc chỉ là...viết nhảm. GM post bản nhạc này hay quá. Cám ơn đã cho đọc, cho nghe!
ReplyDeleteNhảm được như thầy Hồng Ngọc ni phải ai cũng nhảm được
Delete1. Trong thi pháp, thơ 4 chữ nằm chênh vênh giữa VÈ và HOÀI NIỆM. Đỗ Hồng Ngọc đã bản lĩnh xử lý mối quan hệ này, khiến bài thơ trở thành một thi phẩm giàu sức liên tưởng, sự hoài niệm và …nhạc tính.
2. Trên trái đất, nước nhiều nhất là ở biển. Với tư tưởng nhà phật, ở KHỔ ĐẾ (một trong TỨ DIỆU ĐẾ) thì: Đời là bể khổ, nước mắt của chúng sanh trong ba ngàn thế giới họp lại bằng nước trong bốn biển. Tư tưởng này, đến nay vẫn ảnh hưởng đến phần lớn chúng sinh đang tồn tại ở cõi TA BÀ, trong đó có Xuân Diệu:
Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông
Biển chứa long lanh sóng vạn trùng
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
(LỆ - Xuân Diệu)
3. Post bài thơ này, ngoài những cảm nghĩ trên (1., 2.) , hẳn nhiên TTM còn nhằm đến những thông tin khác, đại loại : nước là H2O, là nguồn yêu, là nguồn sống…
NGUỒN SỐNG
ReplyDelete
Rất vu vì thấy chung Ru tái xuất giang hồ trên blogspot
DeleteĐọc bạn từ con chữ và sau những con chữ....
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc tài hoa, ông cảm thụ triết lý Phật giáo sâu sắc một cách rất nghệ sỹ. Bài thơ Nước của ông là một minh chứng.
ReplyDeleteTrong cái nguồn khổ của chúng sinh theo quan niệm của Phật giáo là khát ái. Tình yêu làm người ta khổ. Xuân Diệu đã nói “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”. Cái sự “trôi” của Hồng Ngọc phát triển ý tưởng ấy trong cái kì bí của nhà Phật. “Em từ duyên kiếp trôi về đời anh”… “Tình từ muôn kiếp , trôi qua đời nhau”. Tất cả đều “trôi” trong cái vô cùng từ kiếp này sang kiếp khác theo luật Luân hồi.
“Nước vẫn muôn đời , không đi chẳng đến” chỉ có 8 chữ mà cả bao la luận thuyết Trung Quán Luận, đỉnh cao của Đại thừa Phật giáo, làm ta nhớ đến hai trong tám câu của bài kệ tán Phật: “Bất nhất diệc bất nhị, bất lai diệc bất xuất” ( Không một cũng không khác, không đến cũng không đi)
Nước từ trong mắt
ReplyDeleteNước xuôi về tim
Em từ duyên kiếp
Trôi về đời anh
Khổ thơ này hay quá chị ơi! Lâu nay em bận lu bu nhiều thứ, hôm nay mới qua thăm chị được.
Bài viết hay quá, em chúc mừng chị nhé!
Đạo cũng như Nước, TTM nhỉ?
ReplyDeleteCám ơn chủ nhà TTM Gốc Mai và các bạn bè đã bình luận làm cho tôi được mở to con mắt hạt đậu!
ReplyDeleteBài này hay quá chị ơi, cho em mang sang FB của em nhé?
ReplyDeleteMát lòng một bài ca.
ReplyDeleteCảm ơn Bạn.
Mình cũng từ Nước mà hình thành, chị nhỉ?
ReplyDeleteTình từ tâm đến
ReplyDeleteTrôi qua đời nhau
Tình từ muôn kiếp
Trôi vào ngàn sau
giáo thích nhất mấy câu này. Từ nước chuyển sang tình, tác giả thật thâm sâu...
nước từ trên núi chảy ra
ReplyDeleteloanh quanh luẩn quẩn tuôn là đà sông
hòa vào biển rộng mênh mông
như lòng mẹ ắp ăm bồng bế con