Tuấn ơi!
Đêm nay mẹ lại thêm một lần thật cảm động khi đọc bài báo này, hôm ở buổi lễ tốt nghiệp mẹ đã cảm thấy tự hào vì thế hệ của các con, hôm nay đọc bài báo này thì mẹ cảm thấy vui lắm. Mẹ thật bình an khi có các con trong cuộc đời mình.
TTM.
PP. 25/07/2013
Đêm nay mẹ lại thêm một lần thật cảm động khi đọc bài báo này, hôm ở buổi lễ tốt nghiệp mẹ đã cảm thấy tự hào vì thế hệ của các con, hôm nay đọc bài báo này thì mẹ cảm thấy vui lắm. Mẹ thật bình an khi có các con trong cuộc đời mình.
TTM.
PP. 25/07/2013
Những sinh viên xuất
sắc của chương trình Executive MBA – ĐH Hawaii, chương trình duy nhất tại Việt Nam được AACSB kiểm định chất lượng. |
Những sinh viên tốt nghiệp VEMBA5 |
********
Bằng MBA - Master of Business Administration, đã ra
đời ở Mỹ cách đây hơn 100 năm nhưng vẫn luôn được xem là chìa khóa vàng
để thành công của các nhà quản trị kinh doanh.
Không phải ngẫu nhiên nhiều người dám đầu tư từ 100.000 đến 150.000 đô la và thời gian 2 năm để học lấy bằng MBA của một trường đại học danh tiếng bởi mức lương khởi điểm trung bình của họ có thể từ 80.000 đến 100.000 đô la một năm và quan trọng nhất vẫn là cơ hội thăng tiến nghề nghiệp lâu dài.
Ở Việt Nam, rất dễ nhận thấy là mấy năm gần đây nhu cầu học MBA đã nở rộ; trở thành một nhu cầu thật sự thiết yếu không những đối với các nhà quản lý làm việc trong các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn của nhà nước mà đối với cả các chủ doanh nghiệp tư nhân, những nhà làm ăn nhỏ lẻ bởi môi trường kinh doanh hiện nay không còn đóng khung cục bộ ở địa phương mà đã mang tính cạnh tranh toàn cầu rất khốc liệt. Ngoài kinh nghiệm thực tiễn, để thành công, doanh nhân Việt Nam phải biết trang bị cho mình những kiến thức mới, trình độ quản lý sáng tạo, khoa học, và thiết lập được mạng lưới quan hệ rộng lớn.
Ở Việt Nam hiện nay có hàng chục chương trình MBA khác nhau, từ MBA “nội địa”, “liên thông” đến MBA quốc tế; từ “bình dân” đến cao cấp; từ MBA dạy bằng tiếng Việt, qua thông dịch viên, cho đến các chương trình chỉ dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học phí thì từ vài ngàn cho đến hàng chục ngàn đô la và hiển nhiên là chất lượng đầu vào, đầu ra cũng rất khác nhau.
Ngoài vấn đề học phí và điều kiện đầu vào, trước khi quyết định “đầu tư” vào một chương trình MBA nào, người học cần phải tìm hiểu thật kỹ về trình độ của giảng viên và những sinh viên sẽ theo học với mình vì ngoài kiến thức lĩnh hội được từ các giáo sư, việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các sinh viên trong lớp là cực kỳ cần thiết. Ngoài ra, vấn đề kiểm định chất lượng (accreditation) của chương trình cũng không kém phần quan trọng nhưng thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ.
Hiện có rất nhiều chuẩn kiểm định khác nhau nhưng đối với các trường kinh doanh thế giới nói chung và các chương trình MBA nói riêng, kể cả Harvard, Stanford, Wharton, Kellogg… thì AACSB vẫn luôn là chuẩn kiểm định uy tín nhất. AACSB (Association to Advance Collegiate Schools of Business, www.aacsb.edu) được thành lập tại Mỹ từ năm 1916 nhằm mục đích chuẩn hóa và phát triển các trường quản trị kinh doanh như tên gọi của tổ chức đã nêu rõ. Gần 100 năm qua, AACSB vẫn luôn là niềm tự hào của các trường ĐH nổi tiếng thế giới có được chuẩn kiểm định chất lượng của tổ chức này.
Ngày 15/7 vừa qua, bà Eileen Peacock - phó Chủ tịch và Giám đốc tổ chức AACSB Quốc tế đã có một buổi toạ đàm với đại diện của các trường đại học Việt Nam để tư vấn kỹ hơn về tầm quan trong của việc kiểm định chất lượng các chương trình đại học và MBA tại Việt Nam.
Những sinh viên xuất sắc của chương trình Executive MBA – ĐH Hawaii, chương trình duy nhất tại Việt Nam được AACSB kiểm định chất lượng
Không phải ngẫu nhiên nhiều người dám đầu tư từ 100.000 đến 150.000 đô la và thời gian 2 năm để học lấy bằng MBA của một trường đại học danh tiếng bởi mức lương khởi điểm trung bình của họ có thể từ 80.000 đến 100.000 đô la một năm và quan trọng nhất vẫn là cơ hội thăng tiến nghề nghiệp lâu dài.
Ở Việt Nam, rất dễ nhận thấy là mấy năm gần đây nhu cầu học MBA đã nở rộ; trở thành một nhu cầu thật sự thiết yếu không những đối với các nhà quản lý làm việc trong các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn của nhà nước mà đối với cả các chủ doanh nghiệp tư nhân, những nhà làm ăn nhỏ lẻ bởi môi trường kinh doanh hiện nay không còn đóng khung cục bộ ở địa phương mà đã mang tính cạnh tranh toàn cầu rất khốc liệt. Ngoài kinh nghiệm thực tiễn, để thành công, doanh nhân Việt Nam phải biết trang bị cho mình những kiến thức mới, trình độ quản lý sáng tạo, khoa học, và thiết lập được mạng lưới quan hệ rộng lớn.
Ở Việt Nam hiện nay có hàng chục chương trình MBA khác nhau, từ MBA “nội địa”, “liên thông” đến MBA quốc tế; từ “bình dân” đến cao cấp; từ MBA dạy bằng tiếng Việt, qua thông dịch viên, cho đến các chương trình chỉ dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học phí thì từ vài ngàn cho đến hàng chục ngàn đô la và hiển nhiên là chất lượng đầu vào, đầu ra cũng rất khác nhau.
Ngoài vấn đề học phí và điều kiện đầu vào, trước khi quyết định “đầu tư” vào một chương trình MBA nào, người học cần phải tìm hiểu thật kỹ về trình độ của giảng viên và những sinh viên sẽ theo học với mình vì ngoài kiến thức lĩnh hội được từ các giáo sư, việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các sinh viên trong lớp là cực kỳ cần thiết. Ngoài ra, vấn đề kiểm định chất lượng (accreditation) của chương trình cũng không kém phần quan trọng nhưng thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ.
Hiện có rất nhiều chuẩn kiểm định khác nhau nhưng đối với các trường kinh doanh thế giới nói chung và các chương trình MBA nói riêng, kể cả Harvard, Stanford, Wharton, Kellogg… thì AACSB vẫn luôn là chuẩn kiểm định uy tín nhất. AACSB (Association to Advance Collegiate Schools of Business, www.aacsb.edu) được thành lập tại Mỹ từ năm 1916 nhằm mục đích chuẩn hóa và phát triển các trường quản trị kinh doanh như tên gọi của tổ chức đã nêu rõ. Gần 100 năm qua, AACSB vẫn luôn là niềm tự hào của các trường ĐH nổi tiếng thế giới có được chuẩn kiểm định chất lượng của tổ chức này.
Ngày 15/7 vừa qua, bà Eileen Peacock - phó Chủ tịch và Giám đốc tổ chức AACSB Quốc tế đã có một buổi toạ đàm với đại diện của các trường đại học Việt Nam để tư vấn kỹ hơn về tầm quan trong của việc kiểm định chất lượng các chương trình đại học và MBA tại Việt Nam.
Những sinh viên xuất sắc của chương trình Executive MBA – ĐH Hawaii, chương trình duy nhất tại Việt Nam được AACSB kiểm định chất lượng
Theo báo : Dân Trí.
***********************************
Video do em Huỳnh Quốc Lâm làm cho anh.
HQL
chị thật hạnh phúc khi các cháu trưởng thành và hiếu thảo. Theo Mây , chị nên an hưởng tuổi già đi chị ạ thay vì bôn ba....
ReplyDeleteCám ơn em, Chị rất muốn đó Mây ơi! nhưng công việc - ngoài cái trách nhiệm còn có cái nghĩa tình nữa, mà người Á đông mình cái nghĩa nó nặng sâu quá. Nhưng chị sẽ về nhà nghỉ sớm thôi em ạ.
DeleteAi hạnh phúc hơn chị của mình nè, món quà to lớn nầy lấy gì sánh được.
ReplyDeleteChúc mừng cháu, chúc mừng gia đình chị.
Nhoẻn miệng cười với niềm vui em hén. Cám ơn em Nilan.
Delete
ReplyDeleteCuốc đời vậy là công bằng lắm lần này thì chúc mừng người mẹ TTM
Cháu Tuấn thế là trọn vẹn: Tiểu đăng khoa trước, Đại đăng khoa sau.
Vài năm sau có thêm một thằng con trai nữa là hoàn hảo
Đôi khi công bằng với người này lại không công bằng với người anh Bu nhỉ? thôi thì ta có trong hiện tại trong lúc này thì ta mừng cho ta vậy.
DeleteCám ơn anh lần nữa đã chúc mừng người mẹ này.
Chúc mừng lần nữa nhá!
ReplyDeleteBiết là có anh ghé thăm và gửi vài lời rồi, cám ơn anh TT nha.
DeleteThành thật chúc mừng cháu tốt nghiệp.
ReplyDeleteCám ơn Chuyenbangquo đã ghé thăm và chúc mừng cho cháu nha!
DeleteThật là vui khi đọc những dòng trên.
ReplyDeleteChúc mừng chị Mai và các thành viên gia đình!
Cám ơn anh Vù Nho nhé'!
DeleteChào sư thái, sư thái còn trẻ ghê, thế mà toàn dùng chữ 'bà già' không à, khiến LB bị 'bé cái nhầm', hì...
ReplyDeleteChúc mừng cháu nhé.
Thì vẫn là bà già mà LB ui!
DeleteCám ơn lời chúc của bạn nhé.
Chị thật là hạnh phúc!
ReplyDeleteXin chia vui với chị nữa nè!
Cứ vui với hiện tại là hạnh phúc rồi em nhỉ!
DeleteHoan hô "bà già" nuôi con ngoan/ Hoan hô con trẻ rất giỏi giang...
ReplyDeleteCòn tôi mấy hôm nay theo bà xã đi chợ cũng đang tự hỏi "chuẩn nào cho MBB?". MBB: Mì - Bún - Bánh canh, hìhì!
Chỉ có chuẩn cho CƠM thôi đó bác Hiệp à!
DeleteChúc vui Bà Già lần nữa. Nhưng cũng tình thiệt mà nói, đọc xong entry, vẫn hổng biết cái chuẩn MBA nó nằm ở đâu. Nô phải chạy nhờ lão Gúc nói tiếp mới hiểu lơ mơ được một tí!
ReplyDeleteCám ơn Nô nhé! Cái chuẩn này được xác nhận bởi người biết cái chuẩn nó nằm ở đâu, còn mình thì nghe nói việc đó rất chuẩn mực là đã mừng rồi.. hihi
Deletebửa nay lội vô đây nè , chia vui với TM nghen , ko hạnh phúc nào hơn khi con trưởng thành giỏi giang thành đạt ! chúc mừng cho Tuấn cùng niềm vui vô bờ của bà mẹ TM nhé !
ReplyDeleteVâng, cám ơn Minh Tâm nhé, mới ngày nào các cháu ghé thăm cô, mới đó đã hai năm rồi cô nhỉ.
DeleteXem video Lâm làm cho anh và xem buổi lễ nhận bằng MBA của
ReplyDeleteTuấn chắc chị mình rơi nước mắt vì hạnh phúc. Được hái trái hạnh phúc quả ngọt quả thơm thế này là những tháng ngày mang nặng đẻ đau, tần tảo nuôi dạy con, che chắn, chăm chút con giữa dòng đời nhiễu nhương này của chị mình đó. Em cảm nhận thật sâu sắc về niềm vui này của chị. Một lần nữa chúc mừng cháu Tuấn, chúc mừng chị và đại gia đình Chị nhé! Hug
Cứ thấy lòng ấm mãi thôi Thu Thủy ơi!
DeleteBên này học ngành này cũng tốn nhiều tiền... con em cũng định học ngành này. Chúc mừng cháu thành công!
ReplyDeleteCái ngành này nếu đã có kinh nghiệm thực tiễn thì khi đi học MBA sẽ cảm thấy việc học nó rõ ràng và thênh thang hơn đó Haquang Le ơi!
DeleteMình đã trải qua rồi và mình tin là mình hiểu được tâm trạng của Bạn Gốc Mai mình trong ngày này.
ReplyDeleteVới người phụ nữ, con mới là sở hữu của mình.
Muốn ôm bạn mình một cái thiệt chặt để chung vui.
Vâng, với người phụ nữ, con là tất cả Thu Nhân nhỉ?
DeleteTụi mình còn nhiều cái hẹn gặp để ôm nhau thật chặt lắm.