Tôi mở đầu entry này bằng hai chữ Thiện Duyên để viết về hai người bạn của mình.

Anh Chương và vợ chồng tôi làm việc trong cùng một Sở được vài năm, anh cưới Thu vào năm 1981, hai anh chị đều học Ngoại thương, vài năm sau thì anh Chương chuyển về TP.HCM làm việc.
Tuy ở hai tỉnh khác nhau nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với nhau dù không thường xuyên lắm, có những lúc bẵng đi vài năm, thế mà lúc thì vì công việc, lúc thì vì muốn tụ họp ăn uống thì chúng tôi lại í ới gọi nhau, và không biết từ lúc nào ngay cả Thu và tôi cũng trở nên thân nhau.
Đến bây giờ khi chúng tôi đứa nào cũng đến ngưỡng cửa của tuổi 60s thì chúng tôi cảm thấy thân nhau hơn những năm tháng còn trẻ, có lẽ do chúng tôi có cùng một quan điểm sống, sống chan hòa, không bon chen chèn ép ai, thường thì chịu thiệt về mình một chút cũng chẳng mất gì.
Hai bạn quí tôi vì cùng chứng kiến cuộc đời trầm thăng của tôi qua năm tháng và riêng tôi thì quí hai vợ chồng bạn qua cách hai bạn đối xử với nhau trong xuyên suốt những năm tháng sống với nhau trong cuộc đời.
Đã qua hai lần bạn xây nhà, nhưng lần nào ghé thăm thì tôi cũng được hai bạn dẫn vào thăm cái phòng ngủ của hai người, cái phòng ngủ được Chương và Thu cùng chăm chút. Năm rồi dù nhà mới cao rộng nhưng cái tổ của hai bạn vẫn nhỏ, hướng về một cái balcony nhỏ, có cái bàn và hai cái ghế bên một không gian mở có hoa, có góc phòng đọc sách.
Từ phòng ngủ của bạn, tôi nhìn thấy một sự đầm ấm nồng nàn.
Một cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng sự nghiệp, cùng nhau nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng cha mẹ hai bên, mỗi người luôn quan tâm và tôn trọng sở thích của đối phương, và lạ là họ chưa bao giờ gây gỗ nhau, anh Chương luôn quan tâm vợ và quan tâm đến tất cả thân bằng quyến thuộc bên nhà vợ, ngược lại Thu cũng trọn tình với bên nhà chồng, bây giờ vợ chồng con trai sống chung, họ nhìn cha mẹ như một tấm gương mà sống. Trong gia đình luôn có những buổi nói chuyện cởi mở giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con với nhau, con dâu xem Thu như mẹ ruột của mình.
Sinh nhật anh Chương ngay ngày 1/4 ngày Cá tháng 4, nhưng cách sống của anh lại sống thật.
Nghỉ hưu sớm, anh về mở một xưởng may nhỏ chỉ hơn trăm công nhân thôi, chuyên sản xuất đồng phục cho khách hàng Nhật, Hàn thân thuộc.. anh luôn chăm sóc đến đời sống của từng công nhân, công nhân xem anh như là người cha người anh chứ không chỉ là ông chủ hay giám đốc. Khi Cty đi vào ổn định anh thường tổ chức cho gia đình công nhân đi nghỉ mát ở xa. Anh nói "Phải cho công nhân mình biết những nơi mà tụi nó chưa được đi bao giờ. CN đứa nào khó khăn, ngay cả chuyện tình cảm cũng tìm đến tui, tui phải giải thích phải chia sẻ và giải tỏa cho tụi nó, sống thì phải chia sẻ thì mới sống hết lòng với nhau được..." Có lẽ vì thế mà công nhân ở quanh xóm đó làm việc rất lâu với Cty anh.
Năm rồi nàng Thu về hưu. Nàng học xong ngoại thương đi làm rồi học tiếp Master ở nước ngoài, làm việc trong Tổng Cty được bao nhiêu người mến yêu, hôm nghỉ hưu ngay cả khách hàng nước ngoài cũng gửi email về chia sẻ, nàng kể cho tôi mà nghe giọng có chút rươm rướm ngậm ngùi. Dù sao với trình độ đó về hưu ở tuổi 55 cũng tiếc lắm thay, nhưng làm việc ở nhà nước là thế, về để nhường vị trí đó cho người khác là điều tất yếu của chính sách cán bộ nước mình mà. Trong khi ở Cty tôi thì ông chủ tịch hay CEO thường nói với tôi khi tôi đề cập đến việc về hưu: "... cô cứ làm việc đến khi nào chạy không nổi nữa thì mới nghỉ nhé! "
Bây giờ hàng ngày đôi khi giúp chồng xem mail, rồi chăm sóc cho các con và cháu nội, chiều sau khi cơm nước xong nàng lại đi đánh bóng bàn, nàng là một cao thủ bóng bàn từ khi trẻ đến bây giờ.
Vừa rồi tôi ghé thăm nhà mới và dự cái tiệc sinh nhật nhỏ do Thu tổ chức cho anh Chương, chúng tôi hẹn nhau năm nay cùng đi Mỹ. Nhưng cuối cùng lại đi Sri Lanka. Chúng tôi đi viếng xứ Phật.
Hôm ấy vào ngày 31/8 hôm đó chúng tôi leo lên núi vào ba cái hang đá, mỗi cái động được tạc tượng đức Phật nhập diệt rất lớn và tạc rất nhiều tượng của các vị Bồ Tát Lạt ma ở xung quanh. Thì cũng chính hôm ấy là kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng, 33 năm nghĩa tình, cho nên dù bận rộn lắm nhưng anh Chương đã thu xếp việc để đi du lịch xứ người với vợ.








"BA MƯƠI BA NĂM RỒI ĐÓ.. "






Phong tục cột sợi bình an này vào cổ tay giống ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia.. tuy nhiên ở Sri Lanka thì các vị Sư lại dùng màu trắng thay vì màu đỏ như ở mấy nơi trên..








Cho
nên buổi tối hôm ấy khi về đến cái khách sạn ở trên một thành phố cao
nguyên ở Sri Lanka, bữa cơm tối đã biến thành một buổi tiệc nhỏ chúc
mừng ngày kỷ niệm của mối lương duyên đôi vợ chồng bạn, một đêm thật vui
thật hạnh phúc, một chuyến đi sẽ mãi trong hồi ức của bạn mình.




Màu của bụi hoa leo hôm ấy ở Sri Lanka sẽ mãi thắm thiết màu thủy chung như thế !

Sau chuyến đi Sri Lanka về, chồng lại tiếp tục bận rộn với công việc ở nhà máy, còn Thu thì theo hành trình đã lập sẵn lại đi chuyến Mông Cổ và mùa sinh nhật của nàng đã trải qua trên cái thảo nguyên mênh mông ấy..


Thu đứng ở trước bức tượng của Genghis Khan - Chinghis Khan (成吉思汗 1162-1227 Thành cát Tư Hãn) ở thành phố Ulaanbaatar, Mongolia.
******
Có DUYÊN NỢ thì mới nên nghĩa vợ chồng, có những mối lương duyên, thiện duyên thì cũng có những mối ác duyên.

Khi mà chúng tôi ở vào cái tuổi để nhận ra rằng sau cái tình yêu nồng nhiệt của tuổi trẻ thì bây giờ lúc mà tuổi đời đang dần về chiều thì tình yêu ấy không chỉ là ở bề nổi nữa mà tình yêu ấy thấm đậm lặn sâu vào bên trong của nhau và tôi đã nhìn thấy mối THIỆN DUYÊN, thấy cái nhân duyên ấm áp ấy tràn đầy trong mái nhà của bạn mình.
Hai bạn tôi sau bao tháng ngày tào khang nghĩa tình, cái tình yêu ấy bây giờ mới từ vơi đến đầy.. đến sâu lắng, họ sẽ mãi nương vào nhau mà mãi theo nhau đến cuối dòng đời này..
TTM
Và Thu ơi!
Đây là entry chị viết - thay cho món quà sinh nhật - tặng em !
Chúc ngày sinh nhật thật vui nha!
Chị TTM
PP. 18/09/2014

Anh Chương và vợ chồng tôi làm việc trong cùng một Sở được vài năm, anh cưới Thu vào năm 1981, hai anh chị đều học Ngoại thương, vài năm sau thì anh Chương chuyển về TP.HCM làm việc.
Tuy ở hai tỉnh khác nhau nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với nhau dù không thường xuyên lắm, có những lúc bẵng đi vài năm, thế mà lúc thì vì công việc, lúc thì vì muốn tụ họp ăn uống thì chúng tôi lại í ới gọi nhau, và không biết từ lúc nào ngay cả Thu và tôi cũng trở nên thân nhau.
Đến bây giờ khi chúng tôi đứa nào cũng đến ngưỡng cửa của tuổi 60s thì chúng tôi cảm thấy thân nhau hơn những năm tháng còn trẻ, có lẽ do chúng tôi có cùng một quan điểm sống, sống chan hòa, không bon chen chèn ép ai, thường thì chịu thiệt về mình một chút cũng chẳng mất gì.
Hai bạn quí tôi vì cùng chứng kiến cuộc đời trầm thăng của tôi qua năm tháng và riêng tôi thì quí hai vợ chồng bạn qua cách hai bạn đối xử với nhau trong xuyên suốt những năm tháng sống với nhau trong cuộc đời.
Đã qua hai lần bạn xây nhà, nhưng lần nào ghé thăm thì tôi cũng được hai bạn dẫn vào thăm cái phòng ngủ của hai người, cái phòng ngủ được Chương và Thu cùng chăm chút. Năm rồi dù nhà mới cao rộng nhưng cái tổ của hai bạn vẫn nhỏ, hướng về một cái balcony nhỏ, có cái bàn và hai cái ghế bên một không gian mở có hoa, có góc phòng đọc sách.
Từ phòng ngủ của bạn, tôi nhìn thấy một sự đầm ấm nồng nàn.
Một cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng sự nghiệp, cùng nhau nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng cha mẹ hai bên, mỗi người luôn quan tâm và tôn trọng sở thích của đối phương, và lạ là họ chưa bao giờ gây gỗ nhau, anh Chương luôn quan tâm vợ và quan tâm đến tất cả thân bằng quyến thuộc bên nhà vợ, ngược lại Thu cũng trọn tình với bên nhà chồng, bây giờ vợ chồng con trai sống chung, họ nhìn cha mẹ như một tấm gương mà sống. Trong gia đình luôn có những buổi nói chuyện cởi mở giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con với nhau, con dâu xem Thu như mẹ ruột của mình.
- "Bà M biết không, khi cái xe hơi đầu tiên vừa mang về, con tôi leo lên xe định ngồi bên cạnh tôi, thì tôi nói với chúng :"Chỗ này là chỗ để dành cho mẹ ngồi đầu tiên, ba chở mẹ đi trước, sau này các con mới ngồi.. " . Vừa rồi đổi xe tôi cũng chở bà Thu đi trước, tôi phải cho các con biết và trân trọng mẹ, tất cả những gì tạo được cũng phải cho mẹ chúng trước."
Sinh nhật anh Chương ngay ngày 1/4 ngày Cá tháng 4, nhưng cách sống của anh lại sống thật.
Nghỉ hưu sớm, anh về mở một xưởng may nhỏ chỉ hơn trăm công nhân thôi, chuyên sản xuất đồng phục cho khách hàng Nhật, Hàn thân thuộc.. anh luôn chăm sóc đến đời sống của từng công nhân, công nhân xem anh như là người cha người anh chứ không chỉ là ông chủ hay giám đốc. Khi Cty đi vào ổn định anh thường tổ chức cho gia đình công nhân đi nghỉ mát ở xa. Anh nói "Phải cho công nhân mình biết những nơi mà tụi nó chưa được đi bao giờ. CN đứa nào khó khăn, ngay cả chuyện tình cảm cũng tìm đến tui, tui phải giải thích phải chia sẻ và giải tỏa cho tụi nó, sống thì phải chia sẻ thì mới sống hết lòng với nhau được..." Có lẽ vì thế mà công nhân ở quanh xóm đó làm việc rất lâu với Cty anh.
Năm rồi nàng Thu về hưu. Nàng học xong ngoại thương đi làm rồi học tiếp Master ở nước ngoài, làm việc trong Tổng Cty được bao nhiêu người mến yêu, hôm nghỉ hưu ngay cả khách hàng nước ngoài cũng gửi email về chia sẻ, nàng kể cho tôi mà nghe giọng có chút rươm rướm ngậm ngùi. Dù sao với trình độ đó về hưu ở tuổi 55 cũng tiếc lắm thay, nhưng làm việc ở nhà nước là thế, về để nhường vị trí đó cho người khác là điều tất yếu của chính sách cán bộ nước mình mà. Trong khi ở Cty tôi thì ông chủ tịch hay CEO thường nói với tôi khi tôi đề cập đến việc về hưu: "... cô cứ làm việc đến khi nào chạy không nổi nữa thì mới nghỉ nhé! "
Bây giờ hàng ngày đôi khi giúp chồng xem mail, rồi chăm sóc cho các con và cháu nội, chiều sau khi cơm nước xong nàng lại đi đánh bóng bàn, nàng là một cao thủ bóng bàn từ khi trẻ đến bây giờ.
Vừa rồi tôi ghé thăm nhà mới và dự cái tiệc sinh nhật nhỏ do Thu tổ chức cho anh Chương, chúng tôi hẹn nhau năm nay cùng đi Mỹ. Nhưng cuối cùng lại đi Sri Lanka. Chúng tôi đi viếng xứ Phật.
Hôm ấy vào ngày 31/8 hôm đó chúng tôi leo lên núi vào ba cái hang đá, mỗi cái động được tạc tượng đức Phật nhập diệt rất lớn và tạc rất nhiều tượng của các vị Bồ Tát Lạt ma ở xung quanh. Thì cũng chính hôm ấy là kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng, 33 năm nghĩa tình, cho nên dù bận rộn lắm nhưng anh Chương đã thu xếp việc để đi du lịch xứ người với vợ.








"BA MƯƠI BA NĂM RỒI ĐÓ.. "






Phong tục cột sợi bình an này vào cổ tay giống ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia.. tuy nhiên ở Sri Lanka thì các vị Sư lại dùng màu trắng thay vì màu đỏ như ở mấy nơi trên..













Màu của bụi hoa leo hôm ấy ở Sri Lanka sẽ mãi thắm thiết màu thủy chung như thế !

Sau chuyến đi Sri Lanka về, chồng lại tiếp tục bận rộn với công việc ở nhà máy, còn Thu thì theo hành trình đã lập sẵn lại đi chuyến Mông Cổ và mùa sinh nhật của nàng đã trải qua trên cái thảo nguyên mênh mông ấy..


Thu đứng ở trước bức tượng của Genghis Khan - Chinghis Khan (成吉思汗 1162-1227 Thành cát Tư Hãn) ở thành phố Ulaanbaatar, Mongolia.
******
Có DUYÊN NỢ thì mới nên nghĩa vợ chồng, có những mối lương duyên, thiện duyên thì cũng có những mối ác duyên.
- THIỆN DUYÊN thì từ khi se tơ kết tóc, như mối lương duyên keo sơn họ đã gieo và thề nguyện cùng nhau từ tiền kiếp, kiếp này họ tiếp tục sống để mà chăm chút nhau, để mà nương nhau, để mà cùng sống chung trong hạnh phúc bình dị, êm đềm mà trả nợ cho nhau. Cái duyên nợ ấy cứ quyện vào nhau như thế mà trôi cho đến hết dòng đời..
- Còn ÁC DUYÊN, thì từ khi kết hợp, cái mầm mống khổ đau đã xuất hiện, họ đã phải sống chung từng sát na trong mối duyên nợ gập ghềnh, sống để mà dày vò gây đau đớn cho nhau, hai cái nửa của họ cứ vơi chẳng đầy. Có những đôi cả hai bên đều cấu xé nhau, tiếp tục gây thêm nợ và ác nghiệp cho nhau, cho nên nợ khổ đau cứ chằng chịt theo nhau cho đến hết đời. Có đôi thì người chồng phải chịu đựng, có đôi thì người vợ bị dày vò, họ sống chung như chỉ để trả cho nhau những cái nợ cay đắng từ tiền kiếp... nhưng đột nhiên đến lúc nào đó khi mà một bên đã trả hết nợ cho bên kia thì đột nhiên mối ác duyên đó chấm hết và họ chia xa.

Khi mà chúng tôi ở vào cái tuổi để nhận ra rằng sau cái tình yêu nồng nhiệt của tuổi trẻ thì bây giờ lúc mà tuổi đời đang dần về chiều thì tình yêu ấy không chỉ là ở bề nổi nữa mà tình yêu ấy thấm đậm lặn sâu vào bên trong của nhau và tôi đã nhìn thấy mối THIỆN DUYÊN, thấy cái nhân duyên ấm áp ấy tràn đầy trong mái nhà của bạn mình.
Hai bạn tôi sau bao tháng ngày tào khang nghĩa tình, cái tình yêu ấy bây giờ mới từ vơi đến đầy.. đến sâu lắng, họ sẽ mãi nương vào nhau mà mãi theo nhau đến cuối dòng đời này..
TTM

Đây là entry chị viết - thay cho món quà sinh nhật - tặng em !
Chúc ngày sinh nhật thật vui nha!
Chị TTM
PP. 18/09/2014
***************
Thât ít có người chủ như vậy chị à. Bạn chị thật phúc hậu.
ReplyDeleteCuộc đời dù gian khổ nhưng sống từ khi còn thanh mai trúc mã đến khi tuổi về chiều mà lúc nào cũng êm đềm bên nhau thì thật là bình yên đó Haquang Le ạ.
DeleteEm đọc mà mê chị ơi, vợ chồng bạn chị thật là một đôi UYÊN UONG TUYỆT VỜI, Chị cũng vậy, tạt ngưỡng mộ quá
ReplyDeleteCó những đôi như thế để ta thấy đời vui Phusa ơi!
DeleteVợ chồng trong câu chuyện cô kể thật hạnh phúc, còn những đôi duyên nghịch thì như ca dao ông bà mình nói:
ReplyDelete"Chồng chi anh, vợ chi tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây"
Thực tế, còn có những cặp, chẳng cấu xé nhau, chẳng làm tội gì nhau, thậm chí còn êm đềm thành đạt con cái trưởng thành, nhưng sâu xa cũng chỉ là âm thầm chịu đựng nhau cho đến hết kiếp, hay nói đúng hơn là tự chịu đựng nổi cô đơn của chính mình cho đến hết kiếp do vợ chồng suốt cả cuộc đời "đồng sàng dị mộng". Như vậy chẳng biết là duyên thuận hay duyên nghịch, cô nhỉ?
Những mối lương duyên như vậy quá hiếm trong cuộc đời này chị ơi! Nghe mà thích. Giáo cũng mong cho họ cùng bên nhau đến trăm tuổi.
ReplyDeleteChúc mừng cho hai anh chị Chương Thu bạn của chị Mai!
ReplyDeleteTôi nhìn ảnh thấy chị Thu có nét chị Mai, như là hai chị em gái vậy!