Sunday, December 23, 2012

"Sơn hà gấm vóc"

Đây là một chương trong quyển sách "TỔ QUỐC ĂN NĂN", chứ bản thân tôi chẳng đủ trình độ để viết về một chủ đề quá rộng này đâu. Nguyên nhân có cái chương này như sau:

Hôm rồi, khi tôi viết một bài viết ở Opera: "Người Việt Nam lập nghiệp ở Campuchia", anh Bulukhin có vào xem và chỉ để lại lời nhắn: "Có một người Việt nói về người Việt bằng một quyển sách 700 trang bạn nên đọc tham khảo, bu đọc gần xong:



Một quyển sách có cái tiêu đề thật lạ lùng! TỔ QUỐC ĂN NĂN, Tổ quốc là gì, có nhiều khái niệm nói về Tổ quốc "Tổ Quốc là một khái niệm tinh thần về quốc gia, quê hương, đất nước, lịch sử, tổ tiên mà ta không sờ, không nhìn, không đếm đo được.  Có thể nói tổ quốc là linh hồn của quốc gia vậy" . Tổ quốc bao gồm tất cả trong đó có những người con của một vùng lãnh thổ được thế giới công nhận là một quốc gia, không có tự điển và cũng chưa tra tự điện, tôi tôi cứ tạm tóm gọn TỔ QUỐC là CHÚNG TA, CHÚNG TA là TỔ QUỐC.

Chúng ta đang ăn năn ư! Tôi vội search trên mạng, mọi người đều đọc, chỉ có mình tôi chưa đọc. Thế là tôi load về Iphone, nằm đọc quyển sách ở cái Iphone chữ quá nhỏ, nên tôi qua hỏi anh Bu là mỏi mắt quá về tìm mua sách thôi, thì anh ấy trả lời là sách bán ở bên Pháp chứ ở Việt.. không có.

Giời ạ! sao mà quyển sách của người Việt viết, dù ở đâu, dù nói về vấn đề gì, sao ở quê nhà lại không được phát hành chứ! Là văn học, là lịch sử kia mà, sao chúng ta mãi cứ sợ sự thật nhỉ? Tôi lại thấy buồn, chỉ tại chúng ta, những đứa con trong lòng đất mẹ, luôn được che chở bởi vòng tay của đất mẹ, cái tri thức của chúng ta quá bé nhỏ như "ếch nằm đáy giếng" nhìn thấy gì ở miệng giếng thì biết thế, chẳng thể thấy gì ngoài cái vòm giếng ấy.. buồn thật.

Thế là chiều hôm qua lại lên mạng load file pdf về, rồi in ra mang về phòng ngủ để buổi tối rãnh rỗi sẽ đọc.

Trưa nay đang nằm đọc được vài chương, nhất là chương này: "Sơn hà gấm vóc" thì lại thấy bực mình, vì nó làm tôi nhớ đến lần đi Hà Nội vào năm 1998, lần ấy tôi muốn đến Tam Đảo chơi, nên người bạn của tôi - anh ấy là Tiến sĩ Kinh tế học ở Đức về làm việc ở một bộ nọ - đã đưa tôi đến Tam Đảo.

Một phong cảnh thiên nhiên cùng khí hậu thật là hữu tình, những con đường quanh co trên những đồi thấp đồi cao, những ánh mây cứ từng đợt lại trôi qua cả một vạt núi cao ở trước mắt tôi, lần ấy tôi gặp một cô gái gánh củi bên đường, hỏi em gánh củi này giá bao nhiêu, em nói 5000 đồng, cả ngày em kiếm được 5000 đồng, tôi lại thấy ngậm ngùi, tôi nhớ dạo ấy nhà cửa xây cất manh mún quanh những con đường.. Bây giờ nhìn trên mạng thì thấy nơi ấy đã xây dựng mới và thay đổi nhiều lắm rồi.

 Hình bây giờ - nhà cửa mới xây dựng.
ST trên net
Cái vòm đá còn xót lại
ST trên net


Tôi lại nhớ, hôm ấy chúng tôi đi đến khu đồi biệt thự thời Pháp thuộc xưa, nhìn chỉ thấy vài vòm đá còn sót lại, còn lại chỉ là những nền nhà với những phiến đá trơ gan cùng tuế nguyệt..  biệt thự của những người Pháp sau khi thua chiến dịch Điện biên đã bị "thần đèn" dân ta đập tan làm cho biến mất đi đâu rồi!

Tôi quay qua hỏi người bạn ấy, những tài sản của người thua trận là chiến lợi phẩm vật chất của ta, sao ta lại đập phá đi... Thì anh ấy chỉ trả lời là "dân trí" thôi em ạ.

Tôi nhớ lắm hôm đứng ở bên cái vòm đá ấy, tôi đã như nhìn thấy vào cái thời mà đại đa số dân ta còn mặc váy yếm chân lấm tay bùn.. thì ở trong những tòa nhà này, người Pháp đã tổ chức hội hè khiêu vũ trong những bộ quần áo đắt tiền trong những ngày nghỉ ngơi của họ.. Vậy mà khi ta thắng trận, những tài sản ấy đáng lẽ dân ta được hưởng, thế mà tất cả biến mất đi, ngậm ngùi thật..

Ôi! cái quyển sách ấy làm trưa nay tôi không ngủ, nhớ đến mảnh giang sơn gấm vóc của đất nước mình. Giang sơn sẽ đẹp hơn lên thôi, vì con cháu chúng ta đều đang cố gắng học hành và làm việc để từng người tiến đến gần bằng và bằng với bạn bè năm châu... Chúng ta phải tin như thế.

TTM.
PP. Trưa Chúa Nhật, 23/12/2012


Nguyễn gia Kiểng
Tổ quốc ăn năn

Phần 1 Đất nước và và Con người
Sơn hà gấm vóc


Nguyễn gia Kiểng
Tổ quốc ăn năn

Phần 1 Đất nước và và Con người
Sơn hà gấm vóc

Tôi còn nhớ một bài thơ học thuộc lòng lúc ở lớp Nhất tiểu học, không biết của tác giả nào:

Trên dải đất chạy ven bờ biển cả
Dưới trời Đông Nam á rạng màu xanh
Một giống người nhỏ bé nhưng tinh anh
Đã xây đắp một sơn hà gấm vóc...

Trong trí óc non yếu của tôi, nước Việt Nam ta rộng rãi và phì nhiêu, người Tàu chen chúc nhau phải di dân sang nước ta lập nghiệp. Đất nước ta, theo những bài học đầu đời của tôi và được nuôi dưỡng cho đến tuổi thanh niên, đầy tài nguyên phong phú. Nước ta đầy hứa hẹn và có một tương lai vô cùng xán lạn. ý nghĩ đất nước ta có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú là ý nghĩ rất lan tràn. Tôi đã gặp không biết bao nhiêu người quả quyết như vậy. Sau 30-4-1975, trong trại cải tạo, tôi được nghe rất nhiều sĩ quan, công chức của miền Nam cũ lên án đế quốc Mỹ là đã tới Việt Nam dề cướp bóc tài nguyên. Một anh cựu trung úy và tốt nghiệp văn khoa còn phát biểu rằng sở dĩ đế quốc Mỹ lập căn cứ Khe Sanh là vì ở đấy có một mỏ uranium lớn. Một công chức khác nói rằng Mỹ đến Việt Nam, hất Pháp ra là vì những giếng dầu khổng lồ của Việt Nam. Có anh còn nói các giếng dầu của Việt Nam, so với các giếng dầu ở Trung Đông như con voi so với con tem. Anh ta không giải thích tại sao Mỹ lại rút lui, bỏ rơi những giếng dầu khổng lồ đó.

Dĩ nhiên họ phát biểu vì hoàn cảnh. Họ thua trận, họ vào tù, họ phải mạt sát chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đế quốc Mỹ đề mong được khoan hồng. Nhưng những điều họ nói về tài nguyên đất nước là thành thực. Họ tin như thế. Tôi hỏi anh sĩ quan đã nói về mỏ uranium ở Khe Sanh thì anh ta không có một dữ kiện nào cụ thề cả, nhưng anh ta tin như thế và tin chắc như đinh đóng cột.

Không hiểu vì lý do nào mà hầu hết mọi người Việt Nam đều có niềm tin sai lầm rằng đất nước Việt Nam bao la, tài nguyên của việt Nam vô tận. Cuốn Địa Lý Kinh Tế Việt Nam (Văn Trai, chủ nhiệm bộ môn Địa Lý Kinh Tế Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản lần thứ 4 năm 1990) khẳng định: Các tài nguyên quặng mỏ nước ta có nhiều loại trữ lượng lớn, chất lượng cao, dễ khai thác, bảo đảm phát triển công nghíệp trong nước lâu dài và mạnh mẽ, đồng thời còn có thể xuất khẩu nữa. Niềm tin ở tài nguyên to lớn của đất nước rất thường gặp trong nhiều bài viết, bài nói và tác phẩm của các tác giả thuộc mọi khuynh hướng chính trị. Niềm tin này tạo ra một sự yên tâm tai hại. Hình như mọi người Việt Nam đều tin rằng đất nước mình thế nào rồi cũng sẽ phú cường, do đó mà mất đi sự lo lắng cần thiết đề giữ gìn đất nước và xây dựng tương lai. Và cũng vì thế mà có tâm lý phá hoại và vô trách nhiệm.

Sự yên tâm này không những chỉ tai hại mà còn làm chết người. Đó là tâm lý ngự trị trong đầu óc những người lãnh đạo đảng cộng sản. Năm 1945 họ thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến, họ đập phá tất cả các thành phố, đường bộ, đường sắt. Trong chiến tranh họ không bao giờ lưỡng lự khi phá hoại bất cứ một công trình nào. Một bài tình ca yêu nước của người cộng sản có hai câu:

Em đi phá lộ Đông Dương,.
Anh về đánh bốt Mỹ Lương, Đông Hà.

(Đánh bốt có nghĩa là đánh đồn. Trẻ em thường hát sai thành đánh đốt).

Thơ mộng quá! Còn ông Hồ Chí Minh? ông phát biểu quyết tâm chinh phục miền Nam như sau: Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy khôn thể nào thay đổi? Ghê gớm không? Sẵn sàng chấp nhận chiến tranh đến sông cạn, núi mòn, không lý gì đến sự tàn phá mà đất nước có thể phải chịu đựng. Một lần khác ông tuyên bố rằng đế quốc Mỹ có thể gia tăng ném bom tại Bắc Việt, có thể phá hoại đường sá, hay tiêu hủy nhiều thành phố nhưng sẽ không bao giờ làm cho đảng cộng sản Việt Nam nhụt ý chí đấu tranh.

Độc giả đừng vội nghĩ rằng tôi đang chống cộng và kề tội người cộng sản. Tôi nghĩ rằng trong thâm tâm không nhiều thì ít ai cũng yêu nước, và người cộng sản cũng thế. Có lẽ sai lầm cơ bản là chúng ta không đánh giá đúng tiềm năng của đất nước và mức độ chịu đựng tối đa của nó. Chúng ta nghĩ rằng nước ta có tiềm năng vô tận và vì thế có bị đập phá cũng không sao.

Nếu ngược lại ta ý thức rằng đất nước ta nhỏ bé chật hẹp, tài nguyên của ta ít ỏi, có lẽ ta sẽ hành xử rất khác. Ta sẽ quí từng con đường nhỏ, từng cây cầu, từng dãy phố, từng căn nhà. Chúng ta sẽ tránh được những phí phạm và những cuộc chiến tranh làm chết hàng triệu người và tàn phá đất nước.

Mà sự thực ta có gì đâu? 
Mỏ quan trọng nhất trong đất liền của ta là than đá anthracite với trữ lượng 6 tỷ tấn. Sản lượng hàng năm là 8 triệu tấn, nếu khai thác tối đa có thể đạt tới 20 triệu tấn. Có nên khai thác tối đa hay không lại là một vấn đề khác. Nhưng ngay cả như thế sản lượng than dá của ta cũng chỉ bằng ba phần ngàn sản lượng hàng năm của thế giới, thua xa Cao Ly (77 triệu tấn), Ba Lan (150 triệu tấn), Đức (77 triệu tấn), Anh (93 triệu tấn). Đó chỉ là để kể một vài nước có diện tích tương đương hay nhỏ hơn nước ta. Và tất cả những nước này còn nhiều tài nguyên phong phú khác mà ta không có. Mỏ sắt của ta, được kể như một tài nguyên lớn, chỉ có trữ lượng tổng cộng 540 triệu tấn - nghĩa là rất khiêm nhường, tương đương với sáu tháng sản xuất trên thế giới -, đã thế lại phân tán ra trên 200 mỏ, cho nên không thể khai thác qui mô được. Các mỏ khác của ta đều không đáng kể. Thí dụ như nickel, một trong những tài nguyên được coi là quan trọng của ta chỉ có một trữ lượng tổng cộng cho các mỏ là 3 triệu tấn, nhưng phần lớn lại pha lẫn trong chrome, ở Cổ Định (Thanh Hóa), tương đương với một năm sản xuất của hòn đảo nhỏ xíu Nouvelle Calédonie.

Ngoài ra ta có hai mỏ khác có triển vọng khá là mỏ chrome ở Thanh Hóa (trữ lượng 21 triệu tấn) và mỏ apathite ở Lào Cai (trữ lượng công nghiệp 135 triệu tấn). Từ vài năm gần đây, Việt Nam trông đợi rất nhiều vào đầu khí. Nhưng đây cũng chỉ có thể là một hy vọng rất khiêm nhường.

Trữ lượng của ta, theo những ước đoán lạc quan, không bao nhiêu, chỉ vào khoảng 400 triệu tấn (thế giới: 400 tỷ tấn). Sản lượng dầu lửa hợp lý của ta sau này chỉ có thể đạt tới mức tối đa 15 triệu tấn mỗi nam, nghĩa là tương đương với một tuần lễ sản xuất của Mỹ, hoặc Nga, hoặc Saudi Arabia, trừ khi ta áp dụng chính sách ăn xổi ở thì, khai thác cho hết thực nhanh chóng và bất chấp tương lai. Trong trường hợp này những đầu tư thiết bị vào dầu lửa sẽ thành vô dụng sau một thời gian ngắn. Mặt khác, nhu cầu năng lượng của ta sẽ tăng lên mau chóng (ít ra ta phải hy vọng như vậy) cùng với đà phát triển, và các mỏ dầu chỉ giúp ta giảm nhẹ hóa đơn dầu nhập cảng mà thôi.

Khí đốt hy vọng mới của Việt Nam cũng vậy, với một trữ lượng 100 tỷ mét khối (hy vọng rằng ta còn tìm được thêm), 1 % của trữ lượng trong vùng và 7 phần mười ngàn (7/10.000) trữ lượng thế giới, ta cũng chỉ có thể hy vọng bớt đi phần khí đốt phải mua vào mà thôi. Nếu cần một con số nói lên sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên của ta thì đó là con số 13. Hiện nay, năm 2000 chúng ta đứng hàng thứ 1 3 trên thế giới về dân số với 78 triệu người, nếu không kiểm soát được đà gia tăng thì đến đầu thế kỷ 21 chúng ta sẽ qua mặt Đức (80 triệu dân) để lên hàng thứ 12, nhưng ta không đứng trong số 13 nước đầu, mà cũng không đứng trong số 30 nước đầu, về một tài nguyên nào cả.

Tài nguyên đã giới hạn như thế hiện nay chúng ta lại rất nghèo, rất lạc hậu, rất thua kém. Liệu chúng ta có một tương lai nào không? Và nếu muốn có thì phải làm thế nào? Hãy khoan trả lời những câu hỏi đó. Nhưng ngay tại đây ta có thể nói rằng ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình tự nó cũng đã là một hành trang quí báu, bởi vì nó cho ta một cách ứng xử đúng đắn, nó đem lại cho ta một thái độ lo lắng và thận trọng trong việc dựng nước, nó giúp ta ý thức được sự cần thiết của cố gắng.





Suy gẫm.

8 comments:

  1. Kichbu sang đọc ké nhà chị..:)

    ReplyDelete
  2. Bi mới đọc được một ít....Để dành vậy....Bận quá CG ơi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rỗi thì load về xem Bicon ạ.
      Ở VN kg có sách này.

      Delete
  3. Chào Mai, mời bạn thăm nhà http://vanthekt.blogspot.com/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vui vì thấy anh đã xây nhà ở nơi này.
      M chạy qua liền!

      Delete
  4. Đến hôm nay 10.01.2013 bạn đã đọc hết chưa
    Nên đọc thêm Bên thắng cuộc của Huy Đức. Hiện mới có phần I: GIAI PHÓNG 430 trang
    Phấn II QUYỀN LỰC sắp có

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chưa đọc hết đâu anh Bu ơi! Mới hơn hai tuần thôi mà.
      Vì từ hôm đi HN về đến giờ ban ngày bận, ban tối cũng bận blogging nên khi vào giường nằm là M đã díu mắt lại với quyển sách này rồi.. hihi

      Delete

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...