Wednesday, March 16, 2011

Viết cho ngày giỗ của mẹ và cha.

Rating:
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:TTM


Những năm ba tôi còn sống, không kể ngày Tết truyền thống, hay các ngày kỷ niệm khác, thì trong ngày giỗ của Mẹ (18/2AL năm 1988), chúng tôi đều về bên cha để làm mâm cơm cúng cho mẹ.


Hôm làm lễ mãn tang của cha xong (1/3AL năm 2006), đứa em trai tôi - cậu Hồ là kỹ sư Nông nghiệp và là kỹ sư chăn nuôi và thú y, mợ là giáo viên cấp ba, nhưng nhìn cậu vẫn giống như anh nông dân vẫn đang làm việc ở quê nhà - người giữ hương hỏa của gia đình, ngậm ngùi nói với các chị và các em rằng: "dù ba đã mất rồi, nhưng em vẫn mong chị và các em về nhà như lúc ba còn sống..". Và chị em chúng tôi đã cùng rươm rướm mà nói với nhau rằng tất nhiên là chúng ta vẫn như ngày cha còn sống, những ngày đó sẽ về với em..


Chúng tôi những gia đình nhỏ vẫn luôn giữ những truyền thống của đại gia đình. Từ khi chúng tôi lớn lên, mỗi người có một gia đình riêng, thì ngày về nhà đoàn tụ của chúng tôi là ngày sinh nhật của cha mẹ và ngày mùng hai tết. Rồi khi mẹ mất thì chúng tôi về bên cha thêm một ngày giỗ mẹ nữa.


Tôi vẫn nhớ ngày cúng thất cho mẹ, những thất đầu thì chỉ mình tôi từ Biên Hòa về cúng mẹ, đã thấy dáng của cha đứng ở cửa chờ con, thấy tôi về tới là hai cha con vào nhà để thắp vài nén nhang ở bàn linh của mẹ, rồi chập tối là cúng thất cho mẹ, chẳng làm gì lớn lao lắm, chỉ lấy thân cây chuối cắt ra để có chỗ cắm nến trúc và cắm nhang vào, rồi để ở hai dãy từ cổng vào tới cửa nhà. Chờ trời vừa xuống ánh nắng mặt trời là chúng tôi mặc quần áo tang, để vào nhà linh của mẹ mâm cơm, sau đó chúng tôi phục ở cửa đốt nhang và nến khấn mẹ về nhận thất do các con cúng và cầu mẹ vãng sanh, sau đó chúng tôi đốt nhúm giấy vàng bạc cho mẹ.


Ngoài việc lễ truyền thống đó, chúng tôi còn tụng kinh Phật để cầu siêu cho mẹ. Ai nói chúng tôi dị đoan hay như thế nào tôi cũng chẳng thấy làm sao, vì tôi chỉ thấy đó là truyền thống tốt đẹp mà chúng tôi nên giữ gìn, để trong bảy Thất đó chúng tôi đã cùng về bên nhau cùng cúng cho người mẹ đã đứt ruột mà sanh ra cả mười người con như chúng tôi. Tôi tin rằng mẹ chúng tôi rất vui lòng khi thấy chúng tôi về bên cha, về bên nhau thương yêu nhau như lời mẹ dạy những ngày còn thơ: "anh em như giọt máu đào... anh em như thể tay chân...". Mẹ tôi đã dạy chúng tôi bằng những câu ca dao, tục ngữ và cả đồng dao truyền khẩu như thế đó, người mẹ không đến trường lớp bao giờ, nhưng tới khi mất ở tuổi 64 bà vẫn thuộc lòng thơ Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Phạm công cúc hoa, nhị thập tứ hiếu ...v.v.. Mà chúng tôi được đến trường đang hoàng, chúng tôi cũng không thể thuộc lòng như bà...


Thế là từ sau ngày mãn tang cha, chúng tôi những đứa con của cha mẹ, vẫn thống nhất là sắp xếp ngày mùng một Tết chúng tôi sẽ dành cho gia đình bên chồng hay bên vợ, còn ngày mùng hai tết thì sẽ cùng nhau về nhà cậu để cúng Tổ tiên như ngày cha mẹ còn sống, còn ngày giỗ của mẹ của cha, tất cả sẽ cố gắng về nhà.


Thế nên, sau khi cha mất vào tháng 3AL năm 2005, thì vào năm 2008 cậu Út cũng cất xong nhà mới trong cùng xóm với nhà tôi (cậu mợ và 4 đứa con ở chung với gia đình tôi cũng trên 10 năm), có nhà mới cậu Út cũng lập bàn thờ tổ tiên. Dù thế nhưng sáng mùng hai Tết, cậu mợ Út lo làm cơm cúng Tết sớm, rồi cùng chị em chúng tôi lên cái xe lớn mà chị em chúng tôi thuê cho cả đại gia đình về ăn tết với Cậu Hồ ở quê nhà và ra viếng mộ cha mộ mẹ. Chỉ như vậy, rồi chúng tôi lại trở về nhà của chúng tôi. Nhưng ai nấy đều cảm thấy yên ấm trong lòng vô cùng.


Chúng tôi sẽ cứ như thế, không biết khi nào sẽ không được cùng nhau về ăn tết chung như thế này nữa, nhưng đến khi nào còn có thể về được thì tôi và các em chúng tôi cũng sẽ về với nhau như thế.


Hôm nay gần ngày giỗ mẹ 18/2AL (1988-2011) và ngày giỗ cha 1/3AL (2005-2011), rồi sẽ tới ngày giỗ cha chồng 1/5AL (2005-2011), người lớn lần lượt ra đi, chị em chúng tôi cũng dần bước vào tuổi lục tuần, ngũ tuần, tứ tuần, nhưng chúng tôi sẽ mãi sống như thế, sẽ đùm bọc nhau như thế, và con cái chúng tôi từ bé - dù trải qua bao thời kỳ có vất vả gian nan - nhưng tết đến chúng đã và vẫn cứ theo bố mẹ về quê nội rồi về quê ngoại như thế. Dù trong đại gia đình cũng có người thế này người thế kia, nhưng chúng tôi, người biết sẽ bỏ qua và dìu dắt cho người không biết, và bây giờ tóc của chị em chúng tôi đã có hai màu tóc. Nhưng tôi vẫn luôn nhớ lời cha và lời mẹ dạy dỗ chúng tôi từ tấm bé, và lời dặn dò của người trước lúc lâm chung, chúng tôi vẫn là anh chị em của nhau trong đời này.


Tôi có bảo thủ lắm không? Trong thời đại nuclear family - gia đình hạt nhân - gia đình chỉ có hai người - mà tôi còn nói chuyện đại gia đình ở đây!! Tôi thì không nghĩ tôi bảo thủ mà tôi chỉ nghĩ rằng gia đình tôi đã có truyền thống rồi thì nên giữ gìn chúng, đừng đạp đổ, vì đạp đổ rồi thì khi cần lập lại sẽ mãi gập ghềnh không bằng phẳng nữa.


Bây giờ, tôi đã có con rể, có con dâu, chỉ còn cậu con trai út chưa lập gia đình nữa thôi, nhưng tôi tin rằng ngoài con ruột của tôi thì con rể và con dâu của tôi, chúng sẽ cảm nhận được rằng chúng tôi đã thương yêu chúng như những con ruột của tôi biết chừng nào. Và tôi tin rằng với truyền thống sẵn có của gia đình nhỏ, của đại gia đình bên nội và bên ngoại của chúng, thì chúng sẽ kính trọng gia đình của cả hai bên như nhau. Những truyền thống tốt đẹp của đại gia đình luôn là sợi dây giữ gìn hạnh phúc của cái gia đình nhỏ. Và tôi nghĩ "sóng trước đổ đâu thì sóng sau sẽ đổ lên đó", chúng sẽ là người kế thừa giữ gìn truyền thống của đại gia đình này.


Và tôi nghĩ rằng tất cả những kết quả của cuộc sống hôm nay mà tôi và các em tôi nỗ lực duy trì cũng đã thực hiện được những kỳ vọng của đấng song thân đã khuất, mà khi sanh thời người đã thường mong mỏi ở chúng tôi. Và bây giờ chúng tôi lại mong mỏi thế hệ kế tiếp sẽ luôn xem trọng nghĩa tình của gia đình và của gia tộc như thế hệ trước như thế.

Và tôi luôn mong muốn giữ được cái mái ấm, dù trên gập ghềnh, trên nền bong bóng nhưng dù sao vẫn là một mái nhà nơi ra vào của gia đình tôi biết là bao!!




1 comment:

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...