Friday, April 19, 2013

Viếng Châu Thới Sơn Tự


Lâu rồi không lên núi Châu Thới viếng chùa, nên khi nghe chùa dạo này có nhiều cái mới, tôi cũng muốn lên chùa để lễ Phật và ngắm những đổi mới ở chùa. Hôm ấy, hai chị em sau khi xong việc buổi sáng ở Biên Hòa, chúng tôi đã rong ruổi qua Cầu Mới để đi vào địa bàn Bình Dương.


Cái cầu Hóa An mới này được khởi công từ ngày 24/12/2010
dự kiến sẽ hoàn thành sau 36 tháng thi công..


Sông Đồng Nai



Theo trang net của Bình Dương, tôi tìm về lịch sử của núi Châu Thới như sau:

Sách “Gia Định Thành Thông Chí " đã viết: “Núi Chiêu Thới (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”.


Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cũng miêu tả khá rõ núi và chùa Châu Thới gần giống như trên: “Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía Nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh thành. Khoảng giữa núi Chiêu Thới có am Vân Tĩnh là nơi ni cô Lượng tĩnh tu, di chỉ nay vẫn còn. Đột khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long trác tích tu hành. Năm Bính Thân, đạo Hoà Nghĩa là Lý Tài chiếm cứ Châu Thới tức là chỗ này. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) đem núi này liệt vào tự điển”.

Cổng chùa cũ với những bậc tam cấp lên núi.
Theo trang Bình Dương.

Và theo địa lý thì núi Châu Thới chỉ cách Biên Hòa có 4km, chỉ cần qua sông là đến, và hôm ấy hai chị em tôi đã tiến hành một cuộc leo núi bằng.. xe hai bánh thay vì phải theo cổng cũ ở chân núi đi bộ lần từng bước để leo theo những bậc đá trên triền núi lên chùa như ngày.. xưa.


Đã thấy mái chùa thấp thoáng trên núi. Đúng thế thật, mới ở bên đường chúng tôi đã nhìn thấy tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát từ xa xa..


Chúng tôi đi theo con đường làng, à không còn là đường làng ven núi nữa mà là con đường đi vào mỏ đá..


Nhìn thấy ngọn núi đã bị sạt một nửa theo đà xây dựng và phát triển của đất nước. Núi non cũng thành.. hồ nhỉ? Nước ở đây sâu lắm.






Hai chị em chúng tôi cùng chen lối với mấy cái xe chở đá, khoảng mươi phút là đã thấy khuôn viên của chùa trên đỉnh núi. Mà tôi nhớ ngày xưa trên núi chỉ có núi non, chùa và cây cỏ.. không có những vòng tường xây kiên cố quanh núi như thế!



Đã nhìn thấy cổng vào chùa: Chu Thái Sơn Tự (Châu Thái Sơn tự) 朱泰山寺。 Từ xưa tôi nghe dân gian gọi nơi đây là núi Châu Thới. Nhìn Phật lich ghi trên cổng là năm 2556, vậy cổng và những đổi mới cũng chỉ mới khánh thành vào năm 2012 mà thôi.

 

Qua khỏi cổng chùa, bên tay trái là khoảng đất rộng dưới chân núi có bãi đậu xe kế bên một trạm dừng chân đang xây dở dang, và trên vách núi thẳng đứng, dù là ngọn núi không cao lắm, tôi đã thấy hai tượng Bồ Tát đứng ở hai bên chùa.

Tam Thánh gồm: Đức Phật A Di Đà - Quán Thế Âm Bồ tát - Đại Thế Chí Bồ tát. Ở đây chỉ có hai tượng Bồ Tát vậy còn thiếu tượng Đức Phật A Di Đà.


Từ dưới chân núi nhìn lên, tượng bên trái, bàn tay Bồ tát cầm cái bình nước Cam lồ thì chắc chắn là tượng Quán Thế Âm Bồ tát rồi.

 

Tượng bên phải, bàn tay Bồ Tát tay cầm nhánh sen và một bàn tay bắt ấn cũng nắm lấy nhành sen vậy chính là Đại Thế Chí Bồ Tát.




Đường lên núi không còn cheo leo theo vách núi nữa, mà có nguyên cả một con đường tráng nhựa bằng phẳng - do Phật tử cúng dường - cho xe hơi và xe gắn máy bò thẳng lên tới tận đỉnh núi..




Trên đỉnh núi, ngày xưa chỉ có ngôi chùa xung quanh là cây cối rậm rạp nhìn xuống bình nguyên, bây giờ ngôi chùa nguyên thủy ở một bên sát vách núi, bán kính quanh chùa có thêm rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát và đặc biệt là nhiều tượng rồng vàng bao bọc quanh chùa, có thêm sân rộng có chỗ đậu xe hơi.


Đây là phía sau của chùa, bên tay phải của hông chùa là cái sân rộng.


Cái chái nối liên gian bên phải của chùa, phía sau chái chùa này có bậc thang nối lên một ngôi miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở trên gò đá cao.


Đường lên miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu

Tôi men theo bậc thang lên miếu, thấy trước miếu có những bức tượng, nhìn kỹ thì đó là vườn Lâm Tì Ni có tượng Hoàng hậu Ma-da (Maya) tay với lên cành cây Vô Ưu và tượng Phật đản sanh trên bảy bước sen, xung quanh là các tiên nữ và vài con nai vàng.



Đây là ngôi miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu mới cất sau này, vì ngày xưa tôi không thấy ngôi miếu này.



Lạy Thánh Mẫu ở ngôi miếu mới này xong, chúng tôi lại trở xuống, đi vào ngôi chùa chính lạy chư Phật ở chánh điện, sau đó đi qua gian bên phải của chùa có thờ Thánh Mẫu, tại đây tôi thành tâm xin Thánh Mẫu một quẻ xăm - xăm tốt nên cũng thấy vui trong bụng. Đến chùa xin xăm là một điều lạ. Tôi thường đi các ngôi chùa ở quanh Sài Gòn, Đồng Nai, ít có chùa thờ Thánh Mẫu và xin xăm, có lẽ đây là ngôi chùa đầu tiên.

Sau đó chúng tôi đi tham quan những cái mới của chùa. Từ bên hông chùa về phía trước chùa, xa xa ta nhìn thấy tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.



Bên tay phải phía cuối sân có tượng Phổ Hiền Bồ Tát.




Nối theo tượng Phổ Hiền Bồ Tát là cái đình nhỏ trong cái tháp chuông và tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, phía trước đình là tấm bia khắc tên của những người cúng dường xây dựng.



Tại sao người ta cứ nhét nhang vào miệng rồng thế nhỉ?



Trên đại hồng chung người ta cũng gắn đầy những miếng giấy, tôi đã quên chụp lại nội dung ghi trên giấy rồi.


Người ta không chdán giấy ở trên chuông mà còn dán cả dưới dưới đáy chuông!





Tượng Phật Thích ca đang thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.



Sau đó chúng tôi đi về phía trước chùa, là hướng nhìn về Sài Gòn và Bình Dương. Ngôi chùa cũ nằm sau những bóng cây bước vào trong là chánh điện và ở phía trước chùa bây giờ đã cất thêm mái đình để thờ Tam Thánh, lát tôi sẽ trở lại bằng hình ảnh sau. Bây giờ chúng ta đi tiếp về phía trước.


Trước chùa có lư nhang bằng đá khảm bằng những mảnh sành màu, trước mặt tượng Quán Thế Âm cây Sung đầy trái trĩu cả thân cây sung sum sê.


 

 
 




Bên cạnh những con Lân được ghép bằng đá và mảnh chai xưa cũ nay có thêm những con Lân mới màu vàng.

Ra khỏi gian chánh điện, bây giờ có hai con rồng, đuôi rồng làm thành cái vòm, nối vào thân chùa cũ bọc quanh hai tượng Bồ Tát cao lớn mặt trước hướng về phía Sài Gòn và Bình Dương.




Sau lưng út Kim là mái đình thờ Tam Thánh, chúng tôi phải đi dưới vòm của đuôi rồng để đi vòng ra phía trước mới đến nơi thờ Tam Thánh : Phật A Di Đà - Quán Thế Âm Bồ Tát - Đại Thế Chí Bồ Tát.


 

Dưới chân tượng Tam Thánh có bức bia nhỏ ghi lưu niệm công đức của người cúng dường


Bên tay trái của chùa, là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát trước mặt tượng Bồ tát là một đôi rồng đang xây dở dang.




Đi ngược lại về phía tay phải chùa là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đã được xây dựng hoàn chỉnh. Dưới chân tượng là những vị La Hán ngồi ở vị thế hai tay nâng đài sen.





Đây là cái lư nhang bằng đá một chỗ đã bị nứt ở miệng lư.



Bên cánh tay phải quanh bức tường xây thẳng từ vách núi cao 80 mét, ta nhìn thấy con rồng bọc quanh từ tượng Phổ Hiền Bồ Tát vòng ra trước tượng Quán Thế Âm. Phía trước tượng Quán Âm và trước hai con rồng châu đầu lại không phải là hòn Ngọc châu mà là một tấm bia lưu niệm công đức.




 






Hôm ấy trời nắng lắm, tôi để đầu trần đi thắp nhang và tham quan một số tượng Phật và Bồ Tát quanh chùa. Có lẽ nắng và mồ hôi nên tôi chụp tấm bia lưu niệm này không được thẳng thớm cho lắm. Trong lòng tôi có lẽ nó cũng ngổn ngang rối rắm với những chệch choặc của những hình ảnh mới và cũ, giữa mỹ thuật và tín ngưỡng tôn giáo.. tất cả nó lộn tùng phèo giữa trưa nắng gay nắng gắt hôm ấy.

Từ hôm ấy, vào đầu năm đi viếng chùa Bái Đính về rồi đi tiếp chùa Châu Thới, tôi vẫn suy nghĩ về một Phật tử đã quy y Tam bảo, một trong những trách nhiệm của Phật tử trước hết là làm một vị hộ pháp thường cúng dường Tam Bảo. Nhưng việc cúng dường như thế nào mới đúng đắn!

Lần theo trang Thiền viện Thường chiếu, tôi đưa về đây định nghĩa việc cúng dường Tam Bảo như sau:
  • "Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian."
  • "Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm." 
  • "Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc." 

Rồi mấy hôm nay đọc trên trang blog của anh PN-Hiệp và anh Vanpham, các anh cũng đưa mấy bài liên quan về chùa chiền và cúng dường, tôi chợt thấy có mối những mối tương đồng giữa những ngôi chùa này.

* Bài viết "Thiếu Lâm và Đại gia" của anh PN-Hiệp chỉ về một ngôi chùa cổ ở Trà Vinh được đại gia cúng dường xây dựng xong thì cổng chùa đề tên ông "Chùa ông Trầm Bê" và hình ảnh gia đình của ông được tạc và vẽ xung quanh chánh điện, khi được hỏi những hình ảnh quanh chánh điện của dòng họ ông Trầm Bê có bị dư luận phản ứng không, thượng tọa Pháp Tấn nói: “Nhiều phật tử cũng than phiền, nhưng thí chủ cúng dường quá lớn nên không dám nói, sợ thí chủ buồn lòng”!

Tranh vẽ gia đình ông Trầm Bê treo ngay lối vào chánh điện chùa Ba Sát
Ảnh: Sơn Bình


* Bài chùa Bút Tháp của anh Vanpham là cả một công trình nghiên cứu đủ hình ảnh về ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17), do bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thần Tông) cùng hai nhà sư người gốc Hoa thiết kế xây dựng chùa... Và trong chùa hiện nay ngoài tượng Phật và tượng của các vị Thiền sư sáng lập và trụ trì chùa thì vẫn có thờ tự những bước tượng của các vị trong hoàng tộc.

Bây giờ chùa Bút Tháp là ngôi chùa cổ kính là di sản của tôn giáo và văn hóa của dân tộc, điều này ai cũng công nhận cả.

Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Tú
Siêu thoát thành Phật Bà yên tịnh, đã xong một khắc nghiệt éo le.


Qua xưa và nay cho ta thấy, người thời xưa cũng thế, người thời hiện đại cũng thế, khi người ta sau khi làm xong những việc lớn trong đời, khi người ta có quá nhiều tiền thì thường người ta quay về với cái bên trong của mình, trong đó có việc cúng dường, việc xây dựng chùa chiền lăng tẩm...

Nhưng phải cúng dường như thế nào mới tạo ra công đức! Phật tử thực hiện pháp cúng dường như thế nào? Có thể ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được.

Tôi vẫn đang suy nghĩ về điều này. Nhưng dù gì đi nữa, có lẽ cái được lớn nhất cho xã hội cho dân gian là dù những Phật Tử đó cúng dường với những mục đích gì, thì tự Phật tử đó sẽ  theo cái nghiệp lực của mình mà dẫn đi, còn chúng sanh nhờ vào sự phát tâm cúng dường của họ mà ngày nay ta có những ngôi chùa để đời như chùa Bút Tháp, chùa Phật tích, chùa Đậu, chùa Trấn quốc.. chùa Dơi, chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm.. giữ gìn Tam Bảo, làm nơi để cho chúng sanh tu học đạo vậy cũng há chẳng tốt sao!

TTM
PP. rạng sáng 19/4/2013


34 comments:

  1. Một bài viết công phu với hình ảnh minh họa có thể giúp người chưa đi chùa này bao giờ như HN có thể hình dung khái quát về chùa kèm theo tâm trạng ngỗn ngang của tác giả. HN đã đọc bài của bác Hiệp và sau cả hai bài hình như thấy cái "tâm sân si" của mình trỗi dậy khi nghĩ đến cái thời mạt pháp đã và đang xãy ra.
    Nam mô A di đà Phật! Cám ơn GM.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đừng nhé, đừng để "tâm sân si" của mình trỗi dậy! Hãy bình tâm mà ngắm nhìn thế sự.

      Tiếc là quá nhiều sự cúng dường, quá nhiều tượng Phật và Rồng màu sắc không đồng bộ làm thay đổi kết cấu bố cục của chùa làm cho cảnh quan rối rắm và phá vỡ không gian chùa. May là ở bên trong chánh điện vẫn còn trang nghiêm, nhưng vì entry chỉ muốn nói tới ngoại quan nên M không đưa vào đây.

      Delete
  2. Kiến trúc pha lẫn chùa Khmer và Tàu. Đặc biệt mầu sắc chùa Khmer.
    Bạn bình rất hay và thản nhiên tâm trạng.
    .
    Sao mà nhiều Rồng vậy, chắc là Cửu Long Tranh Châu.
    Còn Lưỡng Long chầu bảng công đức nữa.
    Sự Cúng dường nhiều lúc cũng phá vỡ nếp nhà Chùa.
    Có cái tên ông gì viết to quá...
    Chào Bạn.
    Tôi niệm chú.
    Yết đế, Yết đế,
    Ba la Yết đế
    Ba la tăng Yết đế
    Bồ đề. Tát bà ha

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vẫn chưa biết tượng Đại Thế Chí Bồ Tát do ai cúng dường, vì đôi rồng châu ngọc vẫn chưa hoàn thiện. A Di Đà Phật.

      Dù sao đi nữa thì cuối cùng cũng là tài sản để lại cho chúng sanh, cho con dân được hưởng thụ về mặt tâm linh. Còn hơn là đem tiền đi làm những chuyện không hợp lòng dân. M nghĩ thế!

      Có điều bố cục cảnh chùa phải xây dựng thiết kế cho hài hòa, hợp với chốn Thiền môn.. chứ rối rắm quá.


      Delete
  3. Trong lòng tôi có lẽ nó cũng ngổn ngang rối rắm với những chệch choặc của những hình ảnh mới và cũ, giữa mỹ thuật và tín ngưỡng tôn giáo.. tất cả nó lộn tùng phèo giữa trưa nắng gay nắng gắt hôm ấy.

    Chính xác!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trời ơi nắng quá Người ơi!

      Delete
    2. Vâng, anh Bu ạ, hôm đó thì nắng quá, hồi khuya thì thức khuya quá mà trong lòng thì ôm ấp nhiều chùa chiền quá, nên cũng ráng ngồi đưa hình vào trong trời khuya cũng đầy rối rắm.. Nên cũng chưa hết ý của mình, thế đó anh.

      Delete
    3. Anh VP ạ, hôm ấy sau chuyến đi đó về tới nhà là gương mặt M bị cháy nắng!

      Delete
  4. Bài viết công phu và rất có TÂM!
    Cám ơn GM!
    Tôi đồng cảm với suy nghĩ của chủ trang:
    Nhưng dù gì đi nữa, có lẽ cái được lớn nhất cho xã hội cho dân gian là dù những Phật Tử đó cúng dường với những mục đích gì, thì tự Phật tử đó sẽ theo cái nghiệp lực của mình mà dẫn đi, còn chúng sanh nhờ vào sự phát tâm cúng dường của họ mà ngày nay ta có những ngôi chùa để đời như chùa Bút Tháp, chùa Phật tích, chùa Đậu, chùa Trấn quốc.. chùa Dơi, chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm.. giữ gìn Tam Bảo, làm nơi để cho chúng sanh tu học đạo vậy cũng há chẳng tốt sao!
    Vũ Nho

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, cám ơn anh cũng đồng cảm, như M nói với anh VP, dù sao cuối cùng những di sản này cũng thuộc về Tam Bảo, thuộc về dân chúng được hưởng lợi về mặt tâm linh. Nhưng đừng phá vỡ bố cục và cảnh quan của chốn Thiền Môn. Nhìn tổng thế thấy rối rắm quá, điều đó thể hiện sự thiếu sót trong thẩm mỹ, thiếu hẳn sự nghiên cứu mỹ thuật trong tôn giáo trong thời đại chúng ta! Tiếc thay!

      Delete
  5. Đến ngôi chùa cổ này đúng là thấy ngổn ngang danh lợi, lộn xộn về trình bày, chắp vá về ý tưởng... nổi lên là thói khoa trương, nông cạn. Than ôi! Chốn xưa còn một chút này/ Sao tô, sao trát, sao giày cho tan!?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rất cảm ơn Bác Toro nói hộ chúng tôi!

      Delete
    2. Chị vừa viết cho bác Vũ Nho và bác VanPham rồi đó Toro.
      Tiếc lắm cho cả thời đại của của chúng ta! Của một thế kỷ thứ 21 văn minh tiên tiến! Thật là tiếc lắm thay!

      Delete
  6. [img]http://4.bp.blogspot.com/-gDnHziEb950/UXA2AG4PeYI/AAAAAAAAL-I/e8rKjBkTsFM/s1600/1886.JPG[/img]

    Chút lòng thanh tịnh đến cõi thiền

    ReplyDelete
  7. Mấy năm trước tôi có ghé ngôi chùa này, cũng chưa đến nỗi lộn xộn tượng thờ, bát nháo kiến trúc, lòe loẹt màu sắc... như hình ảnh chị M. đưa lên bây giờ. Chúng ta thấy gì với những điều này? Chắc các bạn cũng đã rõ...

    Chùa ngày xưa (Bút Tháp) ở ngoài Bắc như bạn VanPham đã đưa lên, là một ngôi chùa cổ, có cả tượng sư thiết kế, sáng lập, sư tụ trì, cùng Hoàng tộc phát tâm xây dựng chùa. Có lẽ tượng được đặt từ đời sau, sau khi các vị này khuất núi, để tưởng nhớ công đức của họ, và chỉ có như thế. Nếu ai cũng bỏ chút tiền sửa sang chùa rồi cũng muốn đặt tượng, hình ảnh thì trong một ngôi chùa cổ như chùa Bút Tháp sẽ có biết bao nhiêu thứ? Điều này hoàn toàn khác kiểu nhà giàu khoa trương, muốn để hình ảnh, tượng ở chùa khi còn đang sống, sau khi đã bỏ chút tiền của như mới đây ở miền Tây. Chúng ta phải nhìn ra điều này.

    Châu Thới là cách phiên âm chữ Hán của người miền Nam, Chu Thái, Chiêu Thái, là cách phiên âm của người miền Bắc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, M cũng ghé viếng chùa Châu Thới trong một dịp đầu xuân cũng rất lâu rồi, lúc ấy đừng ở trên núi từ trước chùa phóng tầm mắt nhìn thật xa, không gian thật thoáng đãng. Núi lúc ấy mới bị sẽ 1 góc nhỏ thôi, hôm nay thì lõm vào đến sát chùa, làm vách thẳng đứng rồi.

      Dù lúc ấy trong chùa vẫn có điều khác biệt hơn với mấy ngôi chùa khác, nhưng dù sao cũng mang tính tín ngưỡng của dân gian của từng địa phương, mà đạo Phật thì nhập thế, nên việc để Phật tử xin xăm ở chùa cũng còn tốt hơn để Phật tử mình đi tìm đến những nơi bói toán dễ bị lừa đảo.

      Delete
    2. Chùa Bút Tháp trong đó có thờ các vị sáng lập chùa, chùa Dâu trong đó có thờ nhục thân của hai vị Thiền Sư.. điều này đúng như anh nói, là do người đời sau nhớ tới công đức của người đã khai sinh ra chốn Thiền Môn. Mình trân trọng về điều đó.

      Còn bây giờ, là Phật tử đã phát tâm cúng dường, bố thí.. thì đâu cần để bàn dân thiên hạ đều biết vì như vậy không đúng với phẩm hạnh của Phật tử, đã không biết giữ giới của Phật tử, chứ không dám nói tới giữ Bồ tát giới. Khi Phật tử giữ được giới hạnh thì tiếng lành đồn xa, chẳng cần trơ bia thì chúng sanh cũng biết mà tri ân. Trong chùa có sổ sách ghi chép lịch sử của chùa, cớ sao không để sử sách ghi lại, mà làm bia đá trơ ra với thiên hạ, gây ra bao điều ác ý thị phi.. mất cả công đức cúng dường.

      Delete
  8. Chị M. ơi, trước năm 1975 khi còn đi học tôi đã đến chùa trên núi Châu Thới này, khi ấy hình như còn thuộc Biên Hòa. Trong trí nhớ của tôi đây là một ngôi chùa xưa, rất nhỏ, cổ kính, chung quanh cây cối um tùm, đúng là một ngôi "cổ tự", không hề có một nét gì với cái ngôi "tân tự" lòe loẹt này (những tượng xanh đỏ, miệng tô son, lông mày xăm ngồi trên tòa sen). Còn có cả tượng hổ, voi, kỳ lân kỳ đà, rùa đội bia đá như trong Văn miếu... đủ màu và chất liệu...

    Lại còn xin xăm ở chùa nữa ư? Nhưng so với những điều trên thì xin xăm trong chùa chỉ là chuyện nhỏ. Tôi đang tự hỏi: vị "cao tăng" nào bày ra cái chùa này? Đây là một dạng "gom" đủ thứ vào cùng một hội (nó như một dạng đền, điện, miếu mạo...), cũng không thể dùng chữ "tín ngưỡng dân gian" để chỉ. Đích thị không phải là Phật giáo rồi chị M. ơi! Phật giáo nào lại như thế?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh Hiệp ơi! trước 1975 thì núi Bửu Long và núi Châu Thới thuốc về Biên Hòa, vì núi Châu Thới thuộc về huyện Dĩ An, mà ngày xưa Dĩ An thuốc về Biên Hòa nên núi Châu Thới trước 1975 dĩ nhiên là thuộc về Biên Hòa. Sau này khi tách Dĩ An cho Bình Dương nên núi Châu Thới lại thuộc về Bình Dương.

      Delete
    2. Để M đưa bản tóm lịch sử của chùa về đây cho bạn bè tham khảo luôn anh ạ.

      Delete
  9. Xem bài viết của chị và xem các comments của mọi người rồi chợt thấy cảm giác buồn buồn. Đi chùa thế này khó mà khiến tâm thanh tịnh được chị nhỉ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có gì đâu mà buồn hở em? Khi ta xác định tìm ra nguyên nhân vì sao trong thời đại mình vẫn còn nhiều cảnh ngổn ngang như thế rồi thì ta cứ tĩnh tâm mà bước đi tiếp vào con đường mà ta đã ngộ ra trong con đường tu tập em ạ.

      Delete
  10. Làm việc công đức mà ghi tên thiệt to, ai cũng biết, thì những người đó đã được phần thưởng của thế gian rồi! Thần Phật chỉ ban phúc cho những người công đức thầm lặng mà thôi!
    Riêng về Chùa, đúng là những phần cũ xưa thì còn tính tâm linh, những phần mới gá vào sau này lại quá đậm mùi xôi thịt!
    Đáng buồn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thấy cũng đáng buồn về việc này thật Nô ạ.

      Delete
  11. Hồi trước 75 , M nhớ còn đi Biên Hòa bằng xe lửa , nhà ga nằm ở nơi bây giờ là công viên 23/9 gần chợ Bến Thành . Đến BH thường viếng các chùa ở núi Bửu long , Châu Thới ... Khung cảnh chùa ngày xưa hòa hợp với cảnh núi non chung quanh, đơn sơ mà trang nghiêm . Tiếc là hình ảnh ngày đó chụp đã thất lạc .

    Cách đây vài năm có rủ các bạn bloggers đi BH và ghé lại Châu Thới , Marg không thấy hứng thú chụp hình mặc dù cách đây ít năm nó còn chưa đến nỗi hỗn độn , rối rắm như bây giờ .
    Chỉ e có ai đó nhìn thấy tấm bia công đức đặt trên tượng rùa vàng chóe hay quá , lại muốn mình cũng được bia đá đề tên , thế là lại cúng dường chùa một cặp rồng ,lân vàng rực to hơn cặp đang xây thì ... khổ thân núi Châu Thới (-:

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở chùa có tới ba cặp rồng lớn rồi Marg à. Cặp Lân thì chưa có cặp nào lớn cả! Những nếu cúng dường thêm nữa thì trên đỉnh núi kg còn chỗ để đặt nữa đâu Marg ơi! Quả núi cao hơn 80 mét ấy bây giờ chỉ còn có nửa quả thôi đó!

      Delete
  12. Cứ nghĩ là mình chấm dứt chuyện này nhưng vào đọc lại, thấy cần...nói tiếp: Có vẻ HN đồng ý với nhận định của bác NHP khi cho rằng: "Đích thị không phải là Phật giáo rồi chị M. ơi! Phật giáo nào lại như thế?". Và bỗng nhớ hình ảnh nhà thờ Phú Cường mới xây dựng ở BD mà bác Hiệp đã post!
    Có vẻ xu hướng của thiện nam tín nữ và bá tánh hiện nay nói chung là chùa nào càng lòe loẹt là càng nên đến vì "phép" của thầy ở đó linh, giúp được nhiều người --> được cúng dường nhiều! Chuyện xin xăm thì chùa này không chỉ một, rồi còn có thầy áo nâu/vàng ngồi giải xăm nữa. Điều chắc chắn là việc giải xăm này NOT FREE!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy mà vài nơi vẫn có xin xăm đó anh Hồng Ngọc ơi!
      Và còn việc NOT FREE là tại các con Phật thôi, các con Phật cứ nhét tiền vào các nơi trong chùa như thế thì lỗi tại Phật tử chứ nào phải lỗi là tại thầy đâu!

      Delete
  13. Tên thường gọi: Chùa Châu Thới

    Chùa tọa lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trên một ngọn núi cao 85m. ĐT: 0650.751519. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

    * Chùa do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ XVII.
    * Sách Sơ thảo Phật giáo Bình Dương (NXB. Mũi Cà Mau, 2000) cho biết chùa có thể được lập vào năm Tân Dậu (1681).
    * Nhà tổ và giảng đường được trùng tu năm 1930,
    * tam quan xây dựng năm 1970,
    * 220 bậc thang lên xuống núi được xây đắp xi măng năm 1971.
    * Ngôi chánh điện được Hòa thượng Viện chủ Thích Huệ Thông và Thượng tọa trụ trì Thích Minh Thiện tổ chức đại trùng tu từ năm 1993 đến năm 1995.

    Kiến trúc chùa chính gồm một quần thể bao gồm:

    * ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương (thuộc tín ngưỡng dân gian).
    * Cấu trúc mái trên chánh điện theo kiểu tứ tượng. Chùa sử dụng những mảnh gốm sứ đắp lên các con rồng ở cuối các đầu đao của mái chùa.
    * Trên đỉnh mái, có chín con rồng nhìn ra nhiều hướng. Mặt tiền được đắp gốm sứ tạo các loại hình như tứ linh, thủ quyển, đức Phật đản sanh…

    Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Tầng trên thờ tượng Di Dà Tam Tôn: đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Các tầng kế thờ đức Phật Thích Ca (cao 3m), đức Di Lặc, tượng Đản sanh. Các pho tượng trên đều được đúc bằng đồng tại chùa do nhóm thợ Huế thực hiện. Hai bên vách chánh điện thờ bộ tượng Thập Bát La Hán và Thập Điện Minh Vương bằng đất nung.

    * Năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung (đúc tại Huế, theo mẫu đại hồng chung chùa Thiên Mụ).

    * Năm 1996, chùa xây dựng một bảo tháp 4 tầng, cao 24m: Tầng 1 tôn trí tượng Quan Đế bằng đồng nặng 5 tấn, tầng 2 tôn trí tượng Bồ tát Địa Tạng bằng đồng nặng 3 tấn, tầng 3 tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng nặng 1 tấn, đại hồng chung nặng trên 1,5 tấn và tầng 4 tôn thờ Xá Lợi Phật.

    * Ở Tây lang, chùa tôn trí tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, đại hồng chung nặng 850kg đúc năm 2003. Đặc biệt ở đây có điện Di Lặc với pho tượng Ngài cao 2,4m, nặng 2,5 tấn, bằng gỗ buôn mu (ở Lào).

    * Ở Đông lang, chùa tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng đá (ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) dài 4,5m, nặng 8 tấn; tượng Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và tượng Ngọc Hoàng (năm 2003).

    Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ và tượng quý như bộ tượng Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương bằng đất nung; tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng gỗ mít và một số tượng Phật, tượng Bà Chúa Xứ bằng đá xanh. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 3 pho tượng Phật bằng đá có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVIII.

    Các đời Hòa thượng trụ trì chùa:

    * Hồng Kiềm – Chơn Quả, đời 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông ( ? – 1922),
    * Nhật Tâm – Đồng Minh (1922 – 1936),
    * Nhật Liên – Thiện Hóa (1936 – 1950),
    * Lệ Huệ – Thiện Chí (1950 – 1953),
    * Lệ Thiện (1953 – 1958),
    * Huệ Thông (1958 – 1983).
    * Thượng tọa Thích Minh Thiện trụ trì từ năm 1983 đến nay.

    Chùa là một danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Dương. Hằng năm, chùa đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái.
    Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.

    Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
    Võ văn Tường

    ReplyDelete
  14. Hay wa' GM tôi cần thông tin để làm việc
    THANKS

    ReplyDelete
  15. Cảm ơn tác giả vì sự cầu kỳ và công phu quá.

    ReplyDelete

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...