Khác với nhiều quốc gia theo đạo Phật, người Nhật tổ chức lễ Phật đản vào tháng 4 dương lịch.
Cũng
giống như các quốc gia châu Á, đạo Phật là một trong những tôn giáo
được coi trọng tại Nhật Bản đã qua nhiều thế kỷ. Người Nhật Bản cũng tổ
chức đại lễ Phật Đản, tuy nhiên không phải vào ngày 8 tháng 4 âm lịch
hay ngày rằm tháng 4 âm lịch mà lại là ngày 8.4 dương lịch.
Thông thường, đại lễ Phật Đản thường được tổ chức
tại các ngôi chùa lớn như Gokokuji hay Kannon… Các Phật tử nữ mặc trang
phục kimono đủ sắc, trẻ con cũng trong những trang phục rất rực rỡ đứng
trước điện Phật.
Trong sân chùa, du khách dễ dàng thấy đập vào mắt
bức tượng voi trắng lớn từ giấy bồi. Tương truyền, thân mẫu của đức Phật
trước khi thụ thai thái tử Siddhartha, tiền thân của đức Phật, đã mơ
thấy voi trắng sáu ngà đâm vào hông phải.
Bên cạnh tượng voi trắng là một tháp nhỏ được kết
đầy những loại hoa tươi tắn, gọi là Hana-Mido. Phía bên trong tháp là
tượng Phật nhỏ. Bức tượng miêu tả trạng thái đức Phật khi ra đời, bước
đi bảy bước, mỗi bước lại có một đóa sen ôm lấy chân.
Bức tượng này thường bằng đồng đen, đặt trong một
bát nước chứa đầy trà ngọt và một chiếc gáo gỗ. Trong suốt ngày lễ Phật
đản, Phật từ sẽ múc trà ngọt bằng gáo và tắm cho tượng Phật.
Tương truyền, khi đức Phật vừa sinh ra, đã có các long thần trên trời phun nước tắm rửa cho ngài.
Loại trà này làm từ lá cây tử dương hoa, trồng ở
miền núi. Trước đó, người Nhật còn dùng cả nước hoa để tắm tượng Phật.
Nước trà ngọt sau khi tắm phật xong được mang về nhà để cầu nguyện cho
gia đình sự an lành.
Lễ hội có màn diễu hành khá đặc sặc với sự tham
gia của các vị sư trong chùa, các Phật tử, và bắt mắt nhất vẫn là các em
nhỏ trong trang phục kimono, tay cầm hoa tươi. Các em hát những bài ca
Phật giáo và lễ hội kết thúc trong tiếng trống vang rền.
Bức tượng này thường bằng đồng đen, đặt trong một
bát nước chứa đầy trà ngọt và một chiếc gáo gỗ. Trong suốt ngày lễ Phật
đản, Phật từ sẽ múc trà ngọt bằng gáo và tắm cho tượng Phật.
Theo trang Đạo Phật Ngày nay.
Nhật Bản chuyển tất cả các ngày lễ Âm Lịch (với mọi lễ nghi truyền thống) sang Dương Lịch theo kiểu phiên ngang ngày-tháng. Vụ này làm Nô bái phục nhất!
ReplyDeleteNhật Bản còn có nhiều thứ khiến ta phải bái phục Nô nhỉ?
DeleteNhưng mà ngày tết Nguyên Đán nếu phiên ngang với Tết Dương lịch thì buồn lắm Nô à! Vì ta quen như thế biết bao nghìn năm rồi cơ mà.
Kỳ ha, ta phiên ngang nhưng cứ giữ mọi nghi lễ tập tục truyền thống thì đâu có sao! Cứ 23/12 Tây đưa ông Táo về trời, cứ đầy đủ bánh chưng bánh tét, đón giao thừa tối 31/12 Tây. Hoa mai hoa đào và các hoa khác muốn nở vào tết tây cũng dễ ợt! Hihi, cho đốt pháo chút chút từ đêm giao thừa thì thú vị nhễ! :D! Chả có mất cái gì cả!
DeleteNô là người ủng hộ vụ chuyển đổi Tết âm sang ăn vào những ngày Tết Tây!
Thôi! bà già thì không ủng hộ đâu! cái truyền thống đã bao ngàn năm mà xóa đi thì dễ, giữ mới khó mà Nô!
DeleteXưa, ngày Phật Đản, U tôi ra chùa thường mang về những tua vải được lấy ra từ áo cũ của Bụt, trẻ con cài vào người lấy khước. Chắc nay không còn nữa. Tôi thấy bây giờ người ta cắt vải mới, bán hạt ngũ cốc và con nhang đệ tử, chúng sinh hối hả 'mua',
ReplyDelete.
Người Nhật kết hợp ngày Phật Đản với Trà đạo và lấy ngày Dương lịch. Văn minh và truyền thống. Cứ buồn cười, có quan chức sinh nhật cả ngày Âm (cúng trước cho đỡ ruồi).
Chúc Bạn vui!
[IMG]http://i1156.photobucket.com/albums/p568/vanthekt/sen1.jpg[/IMG]
DeleteNhững ký ức ngày xưa sẽ mãi còn đó anh VP ạ. Còn chúng sinh thì vẫn còn trong vòng u minh thì vẫn cứ thế cho đến khi nào ngộ rồi thì những hiện tượng đó sẽ hết thôi mà.
DeleteSinh Nhật của ta, nhớ ngày nào cũng được, nhưng với Quan mà tổ chức sinh nhật thì ngại lắm.
Tiếc là hình anh VP lấy ở Photobucket, thì M ở bên đây không nhìn thấy được, cũng kg biết vì sao dạo này cái net ở bên đây chặn trang photobucket mất tiêu. Để khi M nào về nhà sẽ xem sau vậy.
DeleteNgười Nhật thật sáng tạo và độc đáo, họ rất văn minh, nhưng cũng rất cổ điển...
ReplyDeleteBên mình cũng đang có mốt "trà xanh chém gió" (chẳng hiểu rõ lắm là gì? Chỉ thấy đi đường để bảng đầy, trời nóng thấy các bạn trẻ ngồi uống đông lắm).
Cái mốt này chắc mới, vì M chưa thấy bao giờ, anh Hiệp vào uống thử rồi post bài lên cho bạn bè biết với!
DeleteCàng văn minh người Nhật càng giữ gìn bản sắc dân tộc
ReplyDeleteVà chính vì giữ gìn bản sắc dân tộc nên họ càng văn minh
Anh Bu ơi! Còn ở ta thì ta cứ xóa đi rồi làm lại cái mới càng "vặn mình" chứ sao!
DeleteHN mạo muội thay bác Ngọc Hiệp Phạm để mời GM uống "trà xanh chém gió" bác vừa giới thiệu: http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/100-gram-hoa-chat-cong-huong-lieu-500-lit-tra-chanh/110629.bld.
ReplyDeleteChuyện Nô nói là một can đảm, như chuyện nói thật cho HS tiểu học về địa lý là giới thiệu một nước Nhật nghèo, như chuyện lính Nhật mổ bụng tự sát trên đường phố Hà Nội khi biết tin Nhật hoàng đầu hàng đồng minh trong WWII.
Khi một HS tiểu học Nhật qua Sài Gòn dự trại hè, cùng HS VN đi lượm rác hè phố, phóng viên báo Tuổi trẻ đi theo thấy có một cháu bỏ hàng tụt lại sau xa, anh này chạy tới thì thấy cháu đang gỡ một miếng chewing gum dính trên lề và hỏi: "Không hiểu tại sao người VN không bỏ vào thùng rác??".
HN cũng mới vừa "tắm Phật" trên bàn thờ trưng bày dưới sảnh. Mai là Songkran rồi!
This comment has been removed by the author.
DeleteSẽ xem cái link nói về Trà xanh sau nhé anh HN ơi!
DeleteXem người để nghĩ đến ta anh HN nhỉ? Thôi thì ráng về xây cái tổ ở nhà, cái tổ ấm êm thì cũng là góp phần cho xã hội bình an rồi.
Anh nói Songkran có phải là tết của Thái không? Ở bên đây Công nhân đang vui đùa tết Chol Chnam Thmay ngoài sân kìa.
Nhật bản sẽ trường tồn vi văn hóa dân tộc của họ còn giữ được bản sắc một cách mạnh mẽ và tự hào như thế này...
ReplyDelete