Chuyện tôi xin kể như sau: Hai ngày nay, hôm nào trong giờ giải lao ông Chairman cũng cho tổ chức một vài tiết mục, lúc đầu thấy vui, nhưng sau đó thì..
Tiết mục 1: KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE ĐƯỢC.
Người dẫn chương trình cho mời 2 nhóm, nhóm 1 gồm 5 cán bộ của Tổng Cty, nhóm 2 gồm 5 cán bộ của Cty con.
Phương pháp chơi:
Kết quả của tiết mục 1:
Tôi ngồi ở bàn trong hội trường vừa nghe và vừa ghi chú nên dĩ nhiên nắm được cả 5 ý chính của câu chuyện, và cả hội trường cứ cười ồ lên theo từng câu lập lại vì thấy người kế tiếp không truyền lại được từng ý chính của từng câu cho người kế tiếp..
Trò chơi này giống như "câu chuyện kể về con vịt từ đầu làng còn đầy lông nhưng truyền đến cuối làng thì con vịt đã rụng hết lông" của trong dân gian của VN mình.
Câu chuyện chẳng lạ, vui cười đó nhưng cũng làm cho chúng tôi và các cán bộ tham gia trò chơi phải nhức đầu vì cái trí nhớ, vì bài học của Chairman dành cho chúng tôi.
TTM
PP. Viết lại để nhớ trò chơi ngày 13/4/2013
Tiết mục 1: KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE ĐƯỢC.
Người dẫn chương trình cho mời 2 nhóm, nhóm 1 gồm 5 cán bộ của Tổng Cty, nhóm 2 gồm 5 cán bộ của Cty con.
Phương pháp chơi:
- Hai người được ở lại trong hội trường,
- ba người ra khỏi phòng họp, cửa phòng họp đóng kín.
- Hai người ở trong hội trường, người thứ nhất cầm một tờ giấy trong đó có viết sẵn một câu chuyện được tóm lại trong 5 câu nói ngắn gọn, đọc to lên cho người thứ 2 nghe.
- Sau khi người thứ 2 nghe xong thì cửa phòng họp mở ra cho người thứ ba bước vào, nghe người thứ hai có trách nhiệm đọc to lập lại 5 câu vừa nghe được cho người thứ ba nghe.
- Sau đó, cửa phòng mở cho người thứ 4 bước vào tiến vào bục họp ở hội trường để nghe người thứ ba tiếp tục truyền đạt lại 5 câu nói trên, cứ thế cho đến người cuối cùng.
Chairman - anh cao cao IT - cô MC - Vice production manager |
Cô MC - Chairman hướng dẫn - Người thứ nhất đọc cho người thứ 2 nghe. |
Kết quả của tiết mục 1:
- Nhóm 1: người thứ hai nghe và truyền đạt lại cho người kế tiếp được khoảng 70% ý của câu chuyện, người thứ ba khoảng 60%, người thứ tư và thứ 5 còn khoảng 50% ý của câu chuyện.
- Nhóm 2: ngay từ người thứ hai đã rơi rớt mất một nửa, nên được nghe lại, nhưng cũng không nhớ hết ý để truyền đạt lại cho người kế tiếp.
Tôi ngồi ở bàn trong hội trường vừa nghe và vừa ghi chú nên dĩ nhiên nắm được cả 5 ý chính của câu chuyện, và cả hội trường cứ cười ồ lên theo từng câu lập lại vì thấy người kế tiếp không truyền lại được từng ý chính của từng câu cho người kế tiếp..
- Sau khi kết thúc trò chơi, ông Chairman mới nói với chúng tôi rằng: "Chỉ là một trò chơi, nhưng trong quá trình truyền đạt từ người đầu cho đến người cuối cùng thì những ý chủ đạo đã rơi rớt theo từng cấp độ truyền đạt. Nhưng các anh chị nghĩ sao về ý nghĩa câu chuyện này? nếu trong công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh từ trên xuống dưới mà sự truyền đạt không khoa học thì hậu quả sẽ ra sao.. ".
Trò chơi này giống như "câu chuyện kể về con vịt từ đầu làng còn đầy lông nhưng truyền đến cuối làng thì con vịt đã rụng hết lông" của trong dân gian của VN mình.
Câu chuyện chẳng lạ, vui cười đó nhưng cũng làm cho chúng tôi và các cán bộ tham gia trò chơi phải nhức đầu vì cái trí nhớ, vì bài học của Chairman dành cho chúng tôi.
TTM
PP. Viết lại để nhớ trò chơi ngày 13/4/2013
Nguoi xua co noi " tam sao that bon" roi ma chi.
ReplyDeleteSự việc thì đúng như thế Nilan nhỉ? nhưng việc ông ấy đưa lên thành một trò chơi kể ra cũng vui, như một trò chơi thử trí nhớ vậy.
DeleteNgày HN sinh hoạt cộng đồng ở phong trào Du ca VN cũng có trò chơi tương tự. 15-20 người ngồi xoay vòng tròn. Người quản trò viết một câu trên mẫu giấy nhỏ 10-12 chữ, đưa cho người đầu đọc và đề nghị rỉ tai cho người tiếp theo. Người cuối sẽ ghi lại, so sánh giữa câu viết lần đầu và viết lần cuối khác xa nhau, như chuyện con vit mà GM nói. Hihi.
ReplyDeleteCái ghi lại này đỡ hơn cái nói, cái ghi lại sẽ còn đó để so sánh xem sự rơi rụng hết bao nhiêu % rõ hơn là kể lại đúng không anh HN ơi!
DeleteChúc bạn ngày mới an vui
ReplyDeleteCám ơn bạn ghé thăm nha.
Deletemột trò chơi nhỏ nhưng ý nghĩa thật là lớn :)
ReplyDeleteÝ nghĩa đến nhức cả cái đầu của lính lác bố Susu hén.
DeleteTTM còn ở Cam hay về Việt rồi hè?
ReplyDeleteNhư đám mây vẫn bay ỡ trên trời đó No ơi!
DeleteThế mới hay chuyện ngàn năm trước sử sách ghi lại đâu hoàn toàn sự thật
ReplyDeleteAnh Bu ơi! Nếu ghi lại ngay lúc xảy ra sự việc để truyền lại thì vẫn là sự thật chứ anh? Chỉ sợ những sự việc được truyền khẩu, người hậu thế nghe nghe lại rồi mới ghi chép lại thì e rằng có "tam sao thất bổn" thật anh Bu nhỉ?
Delete"Tam sao thất bổn", ba lần sao mà được có bảy bản là ngày xưa lót giấy cạc bon mà viết, bây giờ có xì ken, máy phô tô cóp pi, muốn sao ra bao nhiêu bản cũng ô kê, hehe!
ReplyDeleteHaha.. anh Hiệp dịch thật hay đó!
DeleteCâu chuyện nhỏ mà ý nghĩa sâu xa chị nhỉ?! Em chúc chị tuần mới may mắn và vui vẻ chị nhé!
ReplyDeleteCám ơn em Như Mai nhé! quanh ta có nhiều thứ để ta học tập em nhỉ.
DeleteTrò chơi cho trẻ con thì vô tư, trò chơi cho người lớn này thì đau đầu nhưng mà thú vị và ý nghĩa chị nhỉ
ReplyDeleteCũng thú vị Thu Thủy ạ. Mình cũng cho con trẻ luyện tập trí nhớ của mình bằng trò chơi này cũng hay đó chứ Thu Thủy nhỉ?
DeleteBạn TTM nhớ hộ là lịch sử thành văn của Việt Nam bắt đầu với các sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sỹ Liên cách nay khoảng 900 năm, vậy thì hơn 1000 năm trước đó ai là người chép sử ?? Ngô sỹ Liên và Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký toàn thư thì hơn một nửa lịch sử là dựa vào giai thoại, huyền thoại, chuyện kể... Vậy ai dám bảo phần lịch sử đó là đáng tin ???.
ReplyDeleteNói đâu xa lịch sử cận đại năm 1975 đã bị viện lịch sử Bộ quốc phòng bóp méo sự thực trong việc ai là người thảo văn bản cho tổng thống Dương Văn Minh đọc trước đài phát thanh Sài gòn ??? Ông đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc - đã nói lên sự thực này.
Anh Bu ơi! có phải là Đại tá Bùi Văn Tùng viêt lời tuey6n bố đó không? Anh vào xem video clip này nhé. Anh vào trang này rồi đọc bài viết đầy đủ hơn: http://www.youtube.com/watch?v=kiD3vKTZguQ
DeleteVâng, M nhớ chứ! Sử của mình cũng đã được chỉnh sửa qua nhiều thời đại mà.. Nguyên nhân của việc chỉnh sửa đó cũng là vì sự tam sao thất bổn hoặc do người viết hoặc truyền lại vào thời điểm đó đã truyền lại không trục thực..
DeleteM đem vài giòng ở Wiki về đây minh họa cho cái đoạn comment của anh luôn.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442-1460-1497), biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên...
....
Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư...
NANO vừa Post lên một chuyện rất nên đọc, nếu sang đó thì nhớ cầm theo khăn lau nước mắt !!!!
ReplyDeleteM sẽ qua đọc. Mấy hôm nay M bận họp, tối về mệt quá, nên thấy bài của bạn bè mà chưa đọc kỹ được anh Bu ạ.. Nếu quên đem khăn lau thì M mượn vạt áo để lau nước mắt vậy!
DeleteThấy bạn có quan tâm đến chi tiết lịch sử này nên bu tui định viết hẳn một ẻn dài nhưng nghỉ bụng còm vào đây thôi, để thì giờ viết về đề tài khác.
ReplyDelete1- Như bạn thấy qua địa chỉ http://www.youtube.com/watch?v=kiD3vKTZguQ thì người thảo văn bản cho Tống thống Dương Văm Minh đọc trước đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.4.1975 là Trung tá Bùi Văn Tùng (năm 1975 ông chưa là đại tá). Thế nhưng 30 năm sau, tức ngày 19.10.2005 viện lịch sử quân sự tổ chức tọa đàm để khẳng định ai là người thảo văn bản cho ông Minh đọc, vì năm 1985 có người đăng báo nói rằng sự thức không phải như vậy. Trong cuộc tọa đàm 19.10.1975 trung tướng Phạm Xuân Thệ khẳng định ông là người thảo văn bản kia. (năm 1975 ông Thệ mới là đại úy trung đoàn 66, còn ông Tùng là trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203). Trước sự đổi trắng thay đen, cướp công, xuyên tạc lịch sử của ông trung tướng tư lệnh quân đoàn 1 viện Khoa học Quân sự kết luận theo ông Thệ, đó là điều sỉ nhục cho môn sử học nước nhà. Sau vụ này ông Tùng có văn bản gửi Viện sử học quân sự phản đối kết luận của tọa đàm. Ông bảo văn bản ông viết còn lưu trử ở viện bảo tàng, đề nghị đưa ra đối chiều với lời đọc của ông Dương Văn Minh xem có đúng như ông Thệ viết không.
2- Nguyên tấm ảnh xe tăng húc đổ cảnh cổng dinh Độc lập cũng là xuyên tạc lịch sử. Xe tăng tiến vào cổng, bộ binh chạy theo sau, vậy ai là người ở trong dinh chụp ra? Góc nhìn tấm ảnh nói lên như vậy. Thực ra, người ta phục dựng lại cảnh đó để tuyên truyền. Tấm ảnh phục dựng này do nhiếp ảnh gia Trần Mai Hưởng chụp.
3- Nói chuyện năm 1975 để thấy chuyện mấy ngàn năm trước có thật sự đáng tin như bu tui đã còm không... hehehe