Sáng sớm hôm nay tôi thức giấc từ lúc tờ mờ sáng để chuẩn bị cùng hai cậu con trai về quê đi tảo mộ.
Năm nay Tiết Thanh Minh vào ngày 24/2AL (4/4/2013), theo tục lệ của người Hoa trong một năm có hai lần đi tảo mộ: một là vào tiết Thanh Minh - thì có thể đi vào chính ngày Thanh Minh hoặc trước 10 ngày hoặc sau Thanh Minh 10 ngày đều được; hai là vào ngày Trùng Cửu (9/9AL). Còn theo tục lệ bên nội của các cháu thì vào ngày 25 tháng chạp và ngày Thanh Minh.
Đã mấy năm nay, mỗi lần vào dịp Thanh Minh đôi khi tôi không về được, việc tảo mộ bên ngoại thì đã có mấy cậu và dì lo, riêng tảo mộ bên nội, năm nào không về được thì tôi gửi gắm cho mấy cô ở quê lo hộ. Vì vậy khoảng hai ba năm nay mấy cháu không về quê tảo mộ, nên năm nay tôi đã sắp xếp về phép vào đúng dịp giỗ mẹ tôi và dịp Thanh Minh để cùng các cháu về quê tảo mộ cho ông bà.
Đã dự định là đi đúng vào ngày Thanh Minh, nhưng Tuấn có lịch học vào buổi tối hôm Thanh Minh, đường thì xa, đi và về đến nhà thì Tuấn sẽ bị cập rập, nên mẹ con tôi quyết định về trước Thanh Minh một ngày.
Sáng sớm hôm nay ra khỏi nhà lúc 7 giờ kém, về đến Biên Hòa đón dì Út rồi chúng tôi trực chỉ về Định Quán. Từ Hố Nai về Định Quán tài xế chỉ được phép lái xe theo một line, không được vượt phải và vượt trái! đường thì chật hẹp, có đoạn chỉ được đi với tốc độ 50km có đoạn thì 80km, trải dọc đoạn đường QL20, rất nhiều nơi có mấy chú Công an đứng đó ngó vào bảng số xe và sổ tay của họ.. may mà Tuấn lái xe đúng qui định cho nên khi qua các điểm bắn tốc độ (không lộ diện) họ không có dịp báo tin cho mấy chú CA này.. đoạn đường QL20 quả là chật hẹp đến khổ!
Cuối cùng khoảng hơn 9 giờ chúng tôi cũng đến nơi, ngôi chùa Bửu Sơn, nơi này có đất làm nghĩa trang, khi ông bà nội các cháu còn tại thế đã cùng các em của ông bà mua 8 phần đất để làm hậu sự cho ông bà Cố, sau này làm hậu sự cho ông bà Nội, vợ chồng bà Cô, vợ chồng ông chú của các cháu.
Đến nơi chúng tôi cũng thấy vài gia đình đến tảo mộ, đúng là Thanh Minh trong tiết tháng ba thật. Dọn sạch và cúng kiếng ở mộ ông bà, rồi đi thắp nhang hết các dãy mộ xung quanh xong thì đã gần 11g trưa; trời nắng lắm nắng gay nắng gắt, tôi thường quên đem mũ, chỉ có hai cây dù để sẵn ở xe mang ra che nắng nhưng chẳng thuận tiện nên tôi và hai cậu con trai cứ trơ mặt ra với nắng như thế, mồ hôi đổ đầy cay đến mờ mịt cả kiếng và đôi mắt của tôi, nhưng nhìn các con thư thái thanh thản đi lau chùi phần mộ của tổ tiên, người mẹ này chợt thấy nhẹ lòng.
Về đến nhà ngoại, cậu mợ cũng bận đi làm, nên chúng tôi xúm lại lo cúng ở bàn thờ tổ tiên xong mới ra tảo mộ cho ông bà ngoại.
Gia đình tôi việc cúng kiếng vào dịp tết nhất, giỗ chạp rất đơn giản, chủ yếu là nhân những dịp này cho con cháu về tổ đường kính cẩn thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên rồi cùng đoàn tụ quây quần bên cha mẹ ông bà. Từ khi cha mẹ tôi quy tiên, các gia đình nhỏ của chúng tôi cứ theo lệ mà giữ gìn truyền thống của gia đình, giữ gìn cái nếp nhà để con cháu từ bé biết cội nguồn, biết có tổ tiên, ông bà và cha mẹ và bà con quyến thuộc.
Khi đi tảo mộ, theo lệ chúng tôi đặt lên trên mộ những miếng giấy hình chữ thập, để người đi tảo mộ quanh đó biết rằng mộ phần này đã có con cháu đến tảo mộ; nếu nhìn thấy giấy đỏ thì ta biết là ngôi mộ này đã mãn tang, còn giấy trắng là biết đây là mộ phần của người mới mất.
Đây là cái miếu nhỏ thờ Sơn Thần ở bên cạnh mộ của cha mẹ tôi, theo phong tục của người Hoa, ở mỗi khu lăng mộ đều có thờ Sơn Thần.
Tóc tai tôi xoắn tít lên cùng với mặt mũi bị cháy nắng đen đỏ như thế đó, mà không cháy nắng sao được trong khi chỉ trong hai tuần về phép, 2 lần về quê, một lần leo lên núi Châu Thới, chưa kể những lúc ở nhà ra vào với gương mặt trần cứ phơi trong cái nắng gay nắng gắt như thế.. chẳng cháy nắng mới lạ!
Về đến nhà thì đã chiều, cả nhà ăn cơm xong thì đã tối lắm, tôi lên phòng một bên mở TV chờ xem phim, một bên đang mở cái laptop định vào thăm trang blog của mình thì chàng Tuấn vào phòng mẹ với cái gói đắp mặt nạ trên tay, chàng bắt mẹ lên giường nằm rồi đắp miếng mặt nạ lên mặt mẹ, xong chàng tắt TV, tắt đèn sáng trong phòng, mở nhạc thiền nhè nhẹ, bắt mẹ nhắm mắt nằm đó rồi chàng nhè nhẹ ra khỏi phòng!
Giời ạ! mấy chàng nhỏ nhà này! hết bắt mẹ tập Yoga, đi đến trung tâm chăm sóc sức khỏe.. rồi đây là lần đầu tiên trong đời, mấy chàng bắt đầu chăm tới cái đầu tóc và tới cái gương mặt của mẹ như thế đó! Tôi già cả thật rồi.
Tôi nằm đó trong tiếng nhạc và trong hương hoa Ngọc Lan mà út Lâm mới hái vào để trong phòng mẹ, trong cái mát lạnh ấm áp trên gương mặt mình, hình như tôi có thiếp đi một một khắc để rồi lại ngồi dậy trong cái yên ắng của đêm khuya.. Tôi chợt mỉm cười khi nghĩ đến sáng mai thức giấc các con tôi sẽ nhìn thấy thêm một gương mặt gầy, nhăn và đen nhẻm vì thức khuya đây :)
TTM
SG. 03/04/2013
Năm nay Tiết Thanh Minh vào ngày 24/2AL (4/4/2013), theo tục lệ của người Hoa trong một năm có hai lần đi tảo mộ: một là vào tiết Thanh Minh - thì có thể đi vào chính ngày Thanh Minh hoặc trước 10 ngày hoặc sau Thanh Minh 10 ngày đều được; hai là vào ngày Trùng Cửu (9/9AL). Còn theo tục lệ bên nội của các cháu thì vào ngày 25 tháng chạp và ngày Thanh Minh.
Đã mấy năm nay, mỗi lần vào dịp Thanh Minh đôi khi tôi không về được, việc tảo mộ bên ngoại thì đã có mấy cậu và dì lo, riêng tảo mộ bên nội, năm nào không về được thì tôi gửi gắm cho mấy cô ở quê lo hộ. Vì vậy khoảng hai ba năm nay mấy cháu không về quê tảo mộ, nên năm nay tôi đã sắp xếp về phép vào đúng dịp giỗ mẹ tôi và dịp Thanh Minh để cùng các cháu về quê tảo mộ cho ông bà.
Đã dự định là đi đúng vào ngày Thanh Minh, nhưng Tuấn có lịch học vào buổi tối hôm Thanh Minh, đường thì xa, đi và về đến nhà thì Tuấn sẽ bị cập rập, nên mẹ con tôi quyết định về trước Thanh Minh một ngày.
Sáng sớm hôm nay ra khỏi nhà lúc 7 giờ kém, về đến Biên Hòa đón dì Út rồi chúng tôi trực chỉ về Định Quán. Từ Hố Nai về Định Quán tài xế chỉ được phép lái xe theo một line, không được vượt phải và vượt trái! đường thì chật hẹp, có đoạn chỉ được đi với tốc độ 50km có đoạn thì 80km, trải dọc đoạn đường QL20, rất nhiều nơi có mấy chú Công an đứng đó ngó vào bảng số xe và sổ tay của họ.. may mà Tuấn lái xe đúng qui định cho nên khi qua các điểm bắn tốc độ (không lộ diện) họ không có dịp báo tin cho mấy chú CA này.. đoạn đường QL20 quả là chật hẹp đến khổ!
Cuối cùng khoảng hơn 9 giờ chúng tôi cũng đến nơi, ngôi chùa Bửu Sơn, nơi này có đất làm nghĩa trang, khi ông bà nội các cháu còn tại thế đã cùng các em của ông bà mua 8 phần đất để làm hậu sự cho ông bà Cố, sau này làm hậu sự cho ông bà Nội, vợ chồng bà Cô, vợ chồng ông chú của các cháu.
Đến nơi chúng tôi cũng thấy vài gia đình đến tảo mộ, đúng là Thanh Minh trong tiết tháng ba thật. Dọn sạch và cúng kiếng ở mộ ông bà, rồi đi thắp nhang hết các dãy mộ xung quanh xong thì đã gần 11g trưa; trời nắng lắm nắng gay nắng gắt, tôi thường quên đem mũ, chỉ có hai cây dù để sẵn ở xe mang ra che nắng nhưng chẳng thuận tiện nên tôi và hai cậu con trai cứ trơ mặt ra với nắng như thế, mồ hôi đổ đầy cay đến mờ mịt cả kiếng và đôi mắt của tôi, nhưng nhìn các con thư thái thanh thản đi lau chùi phần mộ của tổ tiên, người mẹ này chợt thấy nhẹ lòng.
Về đến nhà ngoại, cậu mợ cũng bận đi làm, nên chúng tôi xúm lại lo cúng ở bàn thờ tổ tiên xong mới ra tảo mộ cho ông bà ngoại.
Phương Khánh (con chị Hai tôi) - Út Lâm và Anh Tuấn |
Gia đình tôi việc cúng kiếng vào dịp tết nhất, giỗ chạp rất đơn giản, chủ yếu là nhân những dịp này cho con cháu về tổ đường kính cẩn thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên rồi cùng đoàn tụ quây quần bên cha mẹ ông bà. Từ khi cha mẹ tôi quy tiên, các gia đình nhỏ của chúng tôi cứ theo lệ mà giữ gìn truyền thống của gia đình, giữ gìn cái nếp nhà để con cháu từ bé biết cội nguồn, biết có tổ tiên, ông bà và cha mẹ và bà con quyến thuộc.
Khi đi tảo mộ, theo lệ chúng tôi đặt lên trên mộ những miếng giấy hình chữ thập, để người đi tảo mộ quanh đó biết rằng mộ phần này đã có con cháu đến tảo mộ; nếu nhìn thấy giấy đỏ thì ta biết là ngôi mộ này đã mãn tang, còn giấy trắng là biết đây là mộ phần của người mới mất.
Đây là cái miếu nhỏ thờ Sơn Thần ở bên cạnh mộ của cha mẹ tôi, theo phong tục của người Hoa, ở mỗi khu lăng mộ đều có thờ Sơn Thần.
Tóc tai tôi xoắn tít lên cùng với mặt mũi bị cháy nắng đen đỏ như thế đó, mà không cháy nắng sao được trong khi chỉ trong hai tuần về phép, 2 lần về quê, một lần leo lên núi Châu Thới, chưa kể những lúc ở nhà ra vào với gương mặt trần cứ phơi trong cái nắng gay nắng gắt như thế.. chẳng cháy nắng mới lạ!
Về đến nhà thì đã chiều, cả nhà ăn cơm xong thì đã tối lắm, tôi lên phòng một bên mở TV chờ xem phim, một bên đang mở cái laptop định vào thăm trang blog của mình thì chàng Tuấn vào phòng mẹ với cái gói đắp mặt nạ trên tay, chàng bắt mẹ lên giường nằm rồi đắp miếng mặt nạ lên mặt mẹ, xong chàng tắt TV, tắt đèn sáng trong phòng, mở nhạc thiền nhè nhẹ, bắt mẹ nhắm mắt nằm đó rồi chàng nhè nhẹ ra khỏi phòng!
Giời ạ! mấy chàng nhỏ nhà này! hết bắt mẹ tập Yoga, đi đến trung tâm chăm sóc sức khỏe.. rồi đây là lần đầu tiên trong đời, mấy chàng bắt đầu chăm tới cái đầu tóc và tới cái gương mặt của mẹ như thế đó! Tôi già cả thật rồi.
Tôi nằm đó trong tiếng nhạc và trong hương hoa Ngọc Lan mà út Lâm mới hái vào để trong phòng mẹ, trong cái mát lạnh ấm áp trên gương mặt mình, hình như tôi có thiếp đi một một khắc để rồi lại ngồi dậy trong cái yên ắng của đêm khuya.. Tôi chợt mỉm cười khi nghĩ đến sáng mai thức giấc các con tôi sẽ nhìn thấy thêm một gương mặt gầy, nhăn và đen nhẻm vì thức khuya đây :)
TTM
SG. 03/04/2013
Bà mẹ tuyệt vời sinh ra những đứa con tuyệt vời, chúc mừng chị!
ReplyDeleteMà em có thấy chị bị đen chút nào đâu, khuôn mặt vẫn trắng trẻo ửng hồng trong nắng mà!
Thu Thủy ơi! Thật tình mấy đứa con làm cho chị cảm động lắm em ạ.
DeleteEm nhìn hình thấy thế chứ gương mặt của chị bị cháy nắng đó em, lần đầu tiên mới biết sao nắng gắt thế, nắng đến cháy hết lớp da mặt của chị.
Bài viết thoảng hương hoa Ngọc Lan của lòng hiếu.
ReplyDeleteĐêm nay M vẫn có vài cành để ở đầu giường.. thơm thật anh ạ.
DeleteBà già có của để dành thật sáng giá . Vui lên nhé
ReplyDeletePhải vui chứ Bống nhỉ! kẻo các cháu nó buồn.. hihi
DeleteBạn là người con hiếu thảo của gia đình
ReplyDeletelà tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Anh Bu nói thế thì M lại càng phải cố gắng hơn nữa.
DeleteChẳng thấy cháy nắng đâu bà già xinh. Con trai quý mẹ thế chứ. Hạnh phúc quanh bạn mình!
ReplyDeleteTối hôm qua phải bôi lớp kem dưỡng dầy dầy để đi gặp bạn bè nhà mình, chứ không thì sẽ thấy mặt mũi của bạn mình ngay thôi đó Minh An à.
DeleteThiệt là hạnh phúc đó Chị Già ơi (((-:
ReplyDeleteThấy cháu chăm mẹ một cách tự nhiên như thế, như đó là nhu cầu thương mẹ của con vậy, thấy vậy mà lòng mẹ chợt bùi ngùi thương cảm đó Marg ơi!
DeleteMiếu sơn thần đề Vượng Tương Đường là sao chị? Thạch Thổ Hộ Trì Thiên Thu... LOng Thần... Vạn Đại Hưng... Chắc là câu đối theo mẫu.
ReplyDeleteỞ ngoài Bắc khi xưa đi thăm mộ cũng đánh dấu là đã có người thăm mộ, tránh nhầm lẫn là lấy cuốc dẫy một miếng cỏ ở giữa mộ bằng cái đĩa, sau đó cắm hương. Do đó, đi tảo mộ có khi được gọi là đi rẫy mả, chạp mả. Cũng vì mồ mả xưa ít xây nên thường không thắp hương những mộ bên cạnh mộ nhà mình, vì có thể gây lo lắng cho con cháu họ là có người nhận nhầm mộ chị M ạ. Vùng Sơn Tây không thăm mộ vào Thanh minh mà chỉ đi vào cuối năm.
Ngôi miếu này được Ba của chị lập ra sau khi cải táng mộ cho Mẹ của chị, chắc chị phải hỏi lại người già sẽ trả lời em sau vậy.
DeleteVì khi đi tảo mộ cho người thân thuộc trong gia đình, xung quanh có nhiều ngôi mộ thiếu nén nhang có thể do con cháu ở xa hoặc chưa đến, nếu đến nghĩa trang mộ liệt sĩ ta còn thấy những ngôi mộ "chưa biết tên", thế đó em, nên gia đình của chị hồi nào giờ, cứ cúng lễ cho người nhà xong thì đi thắp thêm nén nhang cho láng giềng thêm ấm áp. Ôi! đó cũng có thể xuất phát từ tâm tư của người còn sống mà tạo ra thôi Toro nhỉ?
Chào chị BÀ GIÀ ít tuổi!
ReplyDeleteHôm qua tôi đã ghé nhà chị, nhưng bằng máy để bàn nên không để lại được lời COM. Hôm nay theo chỉ dẫn của VP và của chị, tôi đã tới được nhà A. Tôi tự xưng là anh cao tuổi ( sinh năm 1948),nhà tôi là chị cao tuổi ( 1952). Chị xưng Bà Già, nhưng so ra thì ít tuổi hơn, vậy cho phép tôi gọi là BÀ GIÀ ít tuổi nha! Trước đây tôi dùng Blog trên Yahoo. Được gần 3 năm thì họ đóng cửa. Tôi vì tò mò mà tự mở Blogspot, nên may có quán để dùng. Ghé thăm chị, chúc chị và toàn gia nhiều may mắn, hạnh phúc. Biết nhà, tôi sẽ thường xuyên ghé chơi!
Trân trọng!
Vũ Nho
Anh Vũ Nho ơi! cái danh xưng "Bà già" lúc đầu do M xưng hô với mấy em nhỏ tuổi ở Multiply, sau đó các bạn gọi M bằng nick đó luôn, thế là "Bà già" vẫn trở lại là "Bà già" đó anh ạ. Cho nên anh cứ gọi M là "Bà già". Anh PN-Hiệp còn gọi M là "Chị Bà Già" nhữa, thế cho nên.. cũng vui đó anh Nho ạ! hihi :)
DeleteCám ơn anh đã ghé thăm.
Chị ơi
ReplyDeleteLần đầu em sang thăm chị, qua lời giới thiệu của một người bạn chị- anh Bulukhin.
Em thấy chị rất yêu đời, thành đạt, các con ngoan, hiếu thảo quá, thế là chị nhất rồi đó chị
Em chúc mừng chị, chúc mừng hạnh phúc của cả gia đình ta.
PHUSA ơi! chị cám ơn em về lời thăm hỏi, cám ơn em đã ghé qua thăm chị. Mấy hôm nay chị hơi bận việc nên không rỗi mà vào trang blog của mình nữa.
Delete