Tuesday, November 19, 2013

Nhất tự Sư 一字師.


Sáng nay, nhân ngày nhà giáo gần đến, tôi chợt nhớ đến nhưng vị thầy của mình, có những thầy rất tốt và cũng có những thầy giáo ngày xưa rất tốt nhưng sau này gặp lại tôi lại có đôi chút thất vọng buồn phiền, nhưng dù sao thì cũng là thầy giáo của mình, những vị thầy ngày xưa - sau cha mẹ tôi - đã dạy dỗ tôi thành tài và thành nhân như bây giờ.

Chợt nhớ câu :"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" nên tôi gõ chữ "一字為師,班字為師" vào Google để tìm. Nhưng thật lạ, mấy trang của Trung Quốc và Đài Loan không có nguyên ngữ như mình thường nói, thế là tôi vào điển tích của chữ "一字師" để đọc.




唐朝五代著名詩僧齊己一次在下了一夜大雪的早上, 髮現有幾枝梅花已經開了, 覺得開得很早, 為了突出一個 “早” 字, 便寫了一首《早梅》詩, 其中有兩句是:
  • “前村深雪里,昨夜數枝開。”

他對這兩句詩很滿意,便高興地拿著這首詩去請教詩友鄭谷(849-911年)。 鄭谷看了幾遍後評點說:
  • “數枝梅花開已經相當繁盛了,不足以說明 ‘早’,不如把 ‘數枝’ 改為 ‘一枝’ 更貼切。” 
齊己聽了,認為改得很好,欣然接受,並向鄭谷拜謝,後人便稱鄭谷為齊己的“一字師”。 

Hán Việt:

Đường triều ngũ đại trứ danh thi tăng Tề Kỉ, nhất thứ tại hạ liễu nhất dạ đại tuyết đích tảo thượng, phát hiện hữu ki chi Mai hoa dĩ kinh khai liễu, giác đắc khai đắc ngận tảo, vi liễu đột xuất nhất cá “tảo” tự, tiện tả liễu nhất thủ《tảo mai》thi, kì trung hữu lưỡng cú thị:
  • 前村深雪里 Tiền thôn thâm tuyết lí,
  • 昨夜數枝開 Tạc dạ sổ chi khai。

Tha đối giá lưỡng cú thi ngận mãn ý, tiện cao hưng địa nã trứ giá thủ thi khứ thỉnh giáo thi hữu Trịnh Cốc (849-911)。 Trịnh Cốc khán liễu ki biến hậu bình điểm thuyết:
  • “Sổ chi Mai hoa khai dĩ kinh tương đương phồn thịnh liễu,bất túc dĩ thuyết minh ‘tảo’, bất như bả ‘sổ chi’ cải vi ‘nhất chi’ canh thiếp thiết。” 

Tề Kỉ thính liễu, nhận vi cải đắc ngận hảo, hân nhiên tiếp thụ, tịnh hướng Trịnh Cốc bái tạ, hậu nhân tiện xưng Trịnh Cốc vi Tề Kỉ đích “nhất tự sư ” 。

Theo trang Bách khoa.


Dịch nghĩa:

Vào đời Đường có Tề Kỉ là một trong năm nhà sư nổi tiếng,  một lần vào buổi sáng sớm sau cả đêm tuyết rơi lớn, ông phát hiện ra có mấy đóa hoa Mai đã nở hoa, cảm giác hoa nở rất sớm, thốt nhiên cũng chỉ vì một chữ "tảo (sớm)", bèn viết ra một bài thơ "Tảo mai", trong đó có hai câu:

  • 前村深雪里 Tiền thôn thâm tuyết lí,trước thôn trong tuyết sâu
  • 昨夜數枝開 Tạc dạ sổ chi khai。đêm qua mấy đóa nở.
Ông rất là vừa ý đối với hai câu thơ này, bèn cao hứng đưa bài thơ này đến thỉnh giáo với bạn thơ là Trịnh Cốc (849-911)。Sau khi Trịnh Cốc xem đi xem lại vài lần ông luận bàn như sau:
  • "Mấy cành hoa Mai nở bản thân nó đã tương đương cho sự rất nhiều rồi, nhưng không bổ túc cho ý nghĩa "sớm", hay là đem chữ "mấy cành" sửa thành "một cành" có lẽ nó sát ý hơn chăng!" 
Tề Kỉ nghe xong,  nhận thấy sửa rất hay, ông hân hoan tiếp thu, bèn hướng về Trịnh Cốc bái tạ. Người đời sau bèn gọi Trịnh Cốc là "Nhất tự sư" của Tề Kỉ.

Bài thơ "Tảo Mai" sau khi được Trịnh Cốc chỉ giáo như sau:

Hán ngữ

早梅

萬木凍欲折,
孤根暖獨迴。
前村深雪裏,
昨夜一枝開。

風遞幽香出,
禽窺素艷來。
明年如應律,
先發望春臺。

Hán Việt

Tảo Mai

Vạn mộc đống dục chiết,
Cô căn noãn độc hồi。
Tiền thôn thâm tuyết lí,
Tạc dạ nhất chi khai。

Phong đệ u hương xuất,
Cầm khuy tố diễm lai。
Minh niên như ứng luật,
Tiên phát vọng xuân thai。

TTM biên dịch

Mai nở sớm

Vạn cây nằm chết đông
Một gốc ấm tự hồi
Trước thôn trong tuyết lạnh
Đêm qua nở một cành.

Gió đem hương đi ẩn
Chim dòm tơ trắng đến
Năm sau tuyết lại rơi
Mong lắm xuân bên thềm.






Nhờ vậy mà tôi biết được nguồn gốc của câu thành ngữ này. Sau này đã thêm "一字師,班字師" và ở Việt Nam ta có lẽ để thuận ngôn hơn nên ông cha ta đã thêm chữ "vi" vào chăng? "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" "Môt chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy". Con người ta mà không biết tri ân thì nào phải là con người nữa.


Gửi ở đây lòng tri ân đến với tất cả những vị thầy trực tiếp hay gián tiếp (Bill Gate, Steve Jobs... ) đã rèn luyện cho tôi như ngày hôm nay; Gửi tới những người bạn nhà giáo thân thiết của tôi; tới những cô giáo mầm non, trung học, đại học, sau đại học của con cháu tôi.. Hãy biết rằng chúng tôi tri ân quí thầy cô biết dường nào.

TTM
PP. 19/11/2013

14 comments:

  1. Chữ sổ 數 là mấy - một từ chỉ số lượng bao nhiêu không rõ nhưng không phải là một.
    Mấy đóa nở tức thời gian qua đi nhiều hơn thời gian cho một đóa nở
    Rõ ràng dùng chữ tảo 早 - sớm, cho mấy đóa nở là không hợp lý và không hay.
    Trịnh Cốc dùng chữ nhất 一 một, thay chữ sổ quá đúng, Tề Kỉ bái phúc là phải

    Câu chuyện TTM kể chỉ nhằm minh họa cho thành ngữ nhất tự sư 一字師 của Tàu.
    Sau này người ta thêm 班字師 - bán tự sư, để tăng thêm mức độ quan trọng của ông thầy đối với học trò ((dạy một chữ là thầy, (dạy) nửa chữ cùng là thầy)
    Cách nói nhất tự sư, bán tự sư, theo bu là một thứ văn ngôn rất súc tích và khó hiểu. (ví dụ: quân quân thần thần, phiên ra tiếng việt thì dài lắm)
    Có thể người Việt thêm vào chữ vi 为 - là, cho gần với cách nói bạch thoại để người bình dân hiểu được.
    Ai thêm vào chữ vi, thêm lúc nào là điều chưa có nhà ngâm cứu trả lời được

    (Bu tui được cái văn dốt võ dát nói sai chỗ nào xin được bà chủ nhà chỉ bảo)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thầy Bu mà nói thì khó mà sai, cho nên bà chủ nhà này cũng xin bái phục đứng dựa cột mà nghe tiếp mà thôi! Đúng là từ ngữ trong các bộ tam thư ngũ kinh đời xưa, đời ta mà hiểu được sát nghĩa là cả một vấn đề.

      Delete
    2. Đúng như anh nói, M đi tìm cả câu "Nhất tự vi sư", thì cũng không tra ra nguồn gốc ai thêm chữ "vi" vào, dù sao nghe cũng suông sẻ hơn anh Bu nhỉ?

      Delete
  2. Về "Nhất tự Sư" 一字師 (Thày một chữ) có mấy điển tích. Như chuyện Tề Kỷ và Trịnh Cốc đời nhà Đường chị M. đã đưa ở trên. Trịnh Cốc sửa "sổ chi khai" (nở mấy cành), thành "nhất chi khai" (nở một cành), sửa chữ "sổ" thành chữ "nhất". Tề Kỷ bái Trịnh Cốc làm "Nhất tự sư".

    Cũng có điển tích khác theo sách Thi Thoại Tổng Quy: Trương Vinh có làm câu "Độc hận thái bình vô nhất sự" (giận buổi thái bình không một việc). Sử Tài đổi chữ "hận" thành chữ "hạnh" (may) - May gặp thái bình không một việc.

    Chuyện khác nữa Tác Thiên Tích làm câu thơ: Địa thấp yếm văn Thiên Trúc vũ/ Nguyệt minh lai thính Cảnh Dương chung (Đất ẩm chán nghe mưa Thiên Trúc/ Trăng sáng đến nghe chuông Cảnh Dương). Trong 2 câu thơ trên chữ "văn" và "thính" đều có nghĩa là nghe. Có ông cụ ở Sơn Đông mới sửa chữ "văn" của câu đầu thành "khan" (âm khác là khán - xem mưa). Thiên Tích liền bái làm "Nhật tự Sư".

    (Theo Tầm nguyên tự điển của Bửu Kế - NXB TP HCM - 1993).

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Nhật tự Sư" = "Nhất tự sư". :-)))

      Delete
    2. Vâng, anh Hiệp nói đúng, thật ra chữ "Nhất tự sư" sáng nay M vào trang Baike để đọc thì thấy có rất nhiều điển tích về chữ này, nhưng xuất phát ban đầu có lẽ là theo tích Trịnh Cốc và Tề Kỉ anh Hiêp nhỉ?

      Delete
  3. Replies
    1. M phải cám ơn tới thầy VP chứ! Cám ơn anh ! Dạo này anh đã khỏe hẳn chưa. Lâu rồi không thấy anh gõ bài gì mới cả.

      Delete
  4. TTM thật giỏi giang! Ngưỡng mộ quá!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ui! M cũng chỉ phải học thôi mà anh TT ơi!

      Delete
  5. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, MC xin gửi đến các Thầy, Cô giáo lời tri ân sâu sắc và Chúc Thầy, Cô luôn vui khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, mình cùng tri ân đến quí thầy cô!

      Delete
  6. Sau một thời gian dài bàn thảo ba chúng tôi gồm Bu, Ruchung, NanoBobi nhất trí cao về ba chữ Võ Đan Thùy, Đan bộ khẩu, Thùy bộ trúc. Bu tui chấp bút đưa ra kiểu chữ triện như sau đây, mong được nhà chữ vuông TTM chỉ bảo


    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5397_zps912262eb.jpg[/IMG]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh Bu ơi! M không nhìn được hình ở đây anh ạ. Để ngày mốt về tới VN xem lại xem có nhìn thấy hình hay không sẽ nói sau nha!

      Delete

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...