Monday, September 22, 2014

THIỆN DUYÊN

Tôi mở đầu entry này bằng hai chữ Thiện Duyên để viết về hai người bạn của mình.



Anh Chương và vợ chồng tôi làm việc trong cùng một Sở được vài năm, anh cưới Thu vào năm 1981, hai anh chị đều học Ngoại thương, vài năm sau thì anh Chương chuyển về TP.HCM làm việc.

Tuy ở hai tỉnh khác nhau nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với nhau dù không thường xuyên lắm, có những lúc bẵng đi vài năm, thế mà lúc thì vì công việc, lúc thì vì muốn tụ họp ăn uống thì chúng tôi lại í ới gọi nhau, và không biết từ lúc nào ngay cả Thu và tôi cũng trở nên thân nhau.

Đến bây giờ khi chúng tôi đứa nào cũng đến ngưỡng cửa của tuổi 60s thì chúng tôi cảm thấy thân nhau hơn những năm tháng còn trẻ, có lẽ do chúng tôi có cùng một quan điểm sống, sống chan hòa, không bon chen chèn ép ai, thường thì chịu thiệt về mình một chút cũng chẳng mất gì.

Hai bạn quí tôi vì cùng chứng kiến cuộc đời trầm thăng của tôi qua năm tháng và riêng tôi thì quí hai vợ chồng bạn qua cách hai bạn đối xử với nhau trong xuyên suốt những năm tháng sống với nhau trong cuộc đời.

Đã qua hai lần bạn xây nhà, nhưng lần nào ghé thăm thì tôi cũng được hai bạn dẫn vào thăm cái phòng ngủ của hai người, cái phòng ngủ được Chương và Thu cùng chăm chút. Năm rồi dù nhà mới cao rộng nhưng cái tổ của hai bạn vẫn nhỏ, hướng về một cái balcony nhỏ, có cái bàn và hai cái ghế bên một không gian mở có hoa, có góc phòng đọc sách.

Từ phòng ngủ của bạn, tôi nhìn thấy một sự đầm ấm nồng nàn.

Một cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng sự nghiệp, cùng nhau nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng cha mẹ hai bên, mỗi người luôn quan tâm và tôn trọng sở thích của đối phương, và lạ là họ chưa bao giờ gây gỗ nhau, anh Chương luôn quan tâm vợ và quan tâm đến tất cả thân bằng quyến thuộc bên nhà vợ, ngược lại Thu cũng trọn tình với bên nhà chồng, bây giờ vợ chồng con trai sống chung, họ nhìn cha mẹ như một tấm gương mà sống. Trong gia đình luôn có những buổi nói chuyện cởi mở giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con với nhau, con dâu xem Thu như mẹ ruột của mình.

  • "Bà M biết không, khi cái xe hơi đầu tiên vừa mang về, con tôi leo lên xe định ngồi bên cạnh tôi, thì tôi nói với chúng :"Chỗ này là chỗ để dành cho mẹ ngồi đầu tiên, ba chở mẹ đi trước, sau này các con mới ngồi.. " . Vừa rồi đổi xe tôi cũng chở bà Thu đi trước, tôi phải cho các con biết và trân trọng mẹ, tất cả những gì tạo được cũng phải cho mẹ chúng trước."
Đó là câu nói của Chương. Gia đình anh ấy thờ Phật và tổ tiên, anh nghiên cứu đến Phật, Khổng, Lão.. có lẽ vì vậy mà anh sống rất nghĩa tình và rất từ tâm chăng?

Sinh nhật anh Chương ngay ngày 1/4 ngày Cá tháng 4, nhưng cách sống của anh lại sống thật.

Nghỉ hưu sớm, anh về mở một xưởng may nhỏ chỉ hơn trăm công nhân thôi, chuyên sản xuất đồng phục cho khách hàng Nhật, Hàn thân thuộc.. anh luôn chăm sóc đến đời sống của từng công nhân, công nhân xem anh như là người cha người anh chứ không chỉ là ông chủ hay giám đốc. Khi Cty đi vào ổn định anh thường tổ chức cho gia đình công nhân đi nghỉ mát ở xa. Anh nói "Phải cho công nhân mình biết những nơi mà tụi nó chưa được đi bao giờ. CN đứa nào khó khăn, ngay cả chuyện tình cảm cũng tìm đến tui, tui phải giải thích phải chia sẻ và giải tỏa cho tụi nó, sống thì phải chia sẻ thì mới sống hết lòng với nhau được..." Có lẽ vì thế mà công nhân ở quanh xóm đó làm việc rất lâu với Cty anh.

Năm rồi nàng Thu về hưu. Nàng học xong ngoại thương đi làm rồi học tiếp Master ở nước ngoài, làm việc trong Tổng Cty được bao nhiêu người mến yêu, hôm nghỉ hưu ngay cả khách hàng nước ngoài cũng gửi email về chia sẻ, nàng kể cho tôi mà nghe giọng có chút rươm rướm ngậm ngùi. Dù sao với trình độ đó về hưu ở tuổi 55 cũng tiếc lắm thay, nhưng làm việc ở nhà nước là thế, về để nhường vị trí đó cho người khác là điều tất yếu của chính sách cán bộ nước mình mà. Trong khi ở Cty tôi thì ông chủ tịch hay CEO thường nói với tôi khi tôi đề cập đến việc về hưu: "... cô cứ làm việc đến khi nào chạy không nổi nữa thì mới nghỉ nhé! "

Bây giờ hàng ngày đôi khi giúp chồng xem mail, rồi chăm sóc cho các con và cháu nội, chiều sau khi cơm nước xong nàng lại đi đánh bóng bàn, nàng là một cao thủ bóng bàn từ khi trẻ đến bây giờ.

Vừa rồi tôi ghé thăm nhà mới và dự cái tiệc sinh nhật nhỏ do Thu tổ chức cho anh Chương, chúng tôi hẹn nhau năm nay cùng đi Mỹ. Nhưng cuối cùng lại đi Sri Lanka. Chúng tôi đi viếng xứ Phật.

Hôm ấy vào ngày 31/8 hôm đó chúng tôi leo lên núi vào ba cái hang đá, mỗi cái động được tạc tượng đức Phật nhập diệt rất lớn và tạc rất nhiều tượng của các vị Bồ Tát Lạt ma ở xung quanh. Thì cũng chính hôm ấy là kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng, 33 năm nghĩa tình, cho nên dù bận rộn lắm nhưng anh Chương đã thu xếp việc để đi du lịch xứ người với vợ.

















"BA MƯƠI BA NĂM RỒI ĐÓ.. "













Phong tục cột sợi bình an này vào cổ tay giống ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia.. tuy nhiên ở Sri Lanka thì các vị Sư lại dùng màu trắng thay vì màu đỏ như ở mấy nơi trên..


















Cho nên buổi tối hôm ấy khi về đến cái khách sạn ở trên một thành phố cao nguyên ở Sri Lanka, bữa cơm tối đã biến thành một buổi tiệc nhỏ chúc mừng ngày kỷ niệm của mối lương duyên đôi vợ chồng bạn, một đêm thật vui thật hạnh phúc, một chuyến đi sẽ mãi trong hồi ức của bạn mình.









Màu của bụi hoa leo hôm ấy ở Sri Lanka sẽ mãi thắm thiết màu thủy chung như thế !



Sau chuyến đi Sri Lanka về, chồng lại tiếp tục bận rộn với công việc ở nhà máy, còn Thu thì theo hành trình đã lập sẵn lại đi chuyến Mông Cổ và mùa sinh nhật của nàng đã trải qua trên cái thảo nguyên mênh mông ấy..




Thu đứng ở trước bức tượng của Genghis Khan - Chinghis Khan (成吉思汗 1162-1227 Thành cát Tư Hãn) ở thành phố Ulaanbaatar, Mongolia.

******

Có DUYÊN NỢ thì mới nên nghĩa vợ chồng, có những mối lương duyên, thiện duyên thì cũng có những mối ác duyên.

  • THIỆN DUYÊN thì từ khi se tơ kết tóc, như mối lương duyên keo sơn họ đã gieo và thề nguyện cùng nhau từ tiền kiếp, kiếp này họ tiếp tục sống để mà chăm chút nhau, để mà nương nhau, để mà cùng sống chung trong hạnh phúc bình dị, êm đềm mà trả nợ cho nhau. Cái duyên nợ ấy cứ quyện vào nhau như thế mà trôi cho đến hết dòng đời..
  • Còn ÁC DUYÊN, thì từ khi kết hợp, cái mầm mống khổ đau đã xuất hiện, họ đã phải sống chung từng sát na trong mối duyên nợ gập ghềnh, sống để mà dày vò gây đau đớn cho nhau, hai cái nửa của họ cứ vơi chẳng đầy. Có những đôi cả hai bên đều cấu xé nhau, tiếp tục gây thêm nợ và ác nghiệp cho nhau, cho nên nợ khổ đau cứ chằng chịt theo nhau cho đến hết đời. Có đôi thì người chồng phải chịu đựng, có đôi thì người vợ bị dày vò, họ sống chung như chỉ để trả cho nhau những cái nợ cay đắng từ tiền kiếp... nhưng đột nhiên đến lúc nào đó khi mà một bên đã trả hết nợ cho bên kia thì đột nhiên mối ác duyên đó chấm hết và họ chia xa.


Khi mà chúng tôi ở vào cái tuổi để nhận ra rằng sau cái tình yêu nồng nhiệt của tuổi trẻ thì bây giờ lúc mà tuổi đời đang dần về chiều thì tình yêu ấy không chỉ là ở bề nổi nữa mà tình yêu ấy thấm đậm lặn sâu vào bên trong của nhau và tôi đã nhìn thấy mối THIỆN DUYÊN, thấy cái nhân duyên ấm áp ấy tràn đầy trong mái nhà của bạn mình.

Hai bạn tôi sau bao tháng ngày tào khang nghĩa tình, cái tình yêu ấy bây giờ mới từ vơi đến đầy.. đến sâu lắng, họ sẽ mãi nương vào nhau mà mãi theo nhau đến cuối dòng đời này..

TTM

Và Thu ơi!
Đây là entry chị viết - thay cho món quà sinh nhật - tặng em !
Chúc ngày sinh nhật thật vui nha!

Chị TTM
PP. 18/09/2014
***************
 
--> Read more..

Friday, September 12, 2014

Viếng CHÙA THUYỀN, Thailand


Trong chuyến du lịch Sri Lanka vừa rồi, chúng tôi phải quá cảnh ở Thái Lan để bay qua Sri Lanka, trong thời gian một buổi chiều tối chờ transit, cả đoàn được Cty du lịch Chánh Tín bố trí cho chúng tôi đến vài nơi trên đất Thái trong đó điểm đầu tiên là chùa Thuyền.    

Theo lời cô hướng dẫn viên kể, ngày xưa ở Thái Lan có trên 230 kênh rạch, nên việc đi lại thường là bằng thuyền và chính vị vua đời thứ hai của Thái khi mất đi cũng ra đi bằng thuyền, nên ngôi chùa Thuyền được xây dựng lên để tưởng nhớ đến vị vua của đất nước này, là một trong 16 ngôi chùa của Hoàng gia Thailand.



Wat Yan Nawa (Tiếng Thái: วัดยานนาวา, Tiếng Việt: Chùa Thuyền) là ngôi chùa nằm ở đường Charoen Krung thuộc quận Sathon, Bangkok, Thái Lan.

Đây là ngôi chùa độc nhất vô nhị vì nó được xây dựng theo hình dáng một con thuyền được xây dựng bởi vua Rama III. Hình dáng chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình dáng con thuyền của người Trung Hoa cùng với kiến trúc Thái là các chedi cao vút mang đậm phong cách thời Ayuthaya. Đồng thời ngôi chùa còn là nơi lưu giữ nhiều xá lợi nhất.
...

Cũng như Campuchia, Phật giáo cũng là quốc giáo ở Thái Lan và thuộc tông phái Phật giáo Nguyên thủy (còn gọi là Tiểu thừa) (zh. 小乘, sa. hīnayāna) với quan điểm của Thượng tọa bộ (zh. 上座部, sa. sthaviravādin, pi. theravādin) hay còn gọi là Phật giáo Nam tông được truyền vào Thái Lan từ thế kỷ thứ 13.

Trong chùa toàn là những tháp nhỏ bằng vàng đựng xá lợi quí báu, vì các tượng Phật ở trong chùa toàn là những bức tượng Phật cổ kính, những bức tượng các vị la hán ngồi trong các lồng kiếng được đúc rất truyền thần nhìn y như người thật, có những quả cầu được Phật tử dát những dát vàng mỏng cúng dường.. cầu khẩn cho mình an khang thịnh vượng.. dân giàu thì quốc thái dân an nhỉ !

Đường vào chùa Thuyền..









Bàn thờ Phật trước khi bước vào chánh điện..



Xá lợi được thờ trong tháp..



Chánh điện



Quả cầu dát vàng mỏng..



Phía sau chùa là dòng sông đầy cá do Phật tử thường thả thức ăn xuống nuôi cá và trên cái ban công ra sông thì đầy bồ câu không sợ người.. và NHÓM BẠN CHÚNG TÔI HÔM ẤY ĐÃ VUI ĐÙA VỚI ĐÀN BỒ CÂU này.. :-)

















Con Thuyền chụp từ phía sau..
Chúng tôi sau khi viếng chùa, ra phía sau dòng sông ngắm đàn cá và bồ câu xong thì đi ngược ra để tiếp tục hành trình của minh.

















****** Kể tiếp chuyện chùa Thuyền ******

"KHÔNG TIN THÌ ĐỪNG BÁC BỎ"

Đây là một tòa nhà cao tầng ở trước cổng chùa, bị bỏ hoang sau khi vừa xây dựng xong vào năm 1997.











Còn đây là tòa nhà 62 tầng với cái vòm màu vàng, có thiết kế giống tòa nhà trên và được xây dựng đồng thời..



Trên đường đến chùa, chúng tôi được cô hướng dẫn viên người Thái gốc Việt chỉ cho hai ngôi tòa nhà cao 62 tầng do hai thương nhân Malaysia xây dựng vào năm 1997, hai tòa nhà được thiết kế giống nhau xây ở phía bên kia đường trước ngôi chùa Thuyền này, một tòa ở ngay trước khuôn viên của chùa và một tòa lệch bên trái cách chùa khoảng vài trăm mét, nhưng một tòa nhà khi thì xây xong lại bỏ hoang, còn một tòa khác thì phát triển..!!

Khi tòa nhà vừa xây lên thì vị sư trong chùa đã gặp và nói với thương nhân đó rằng "..chỉ nên xây tới tầng 12 thôi".. nhưng thương nhân đó không nghe lời vị sư Trụ trì, cứ cho tiến hành xây dựng, khi xây xong tầng thứ 3 thì tòa nhà bị sét đánh, bỏ qua những điềm gở đó tòa nhà vẫn tiếp tục được xây lên tới tầng thứ 62 thì gặp phải nhiều sự cố cuối cùng phải ngưng lại.. trong khi đó tòa nhà kế bên vẫn tiếp tục xây dựng và phát triển đến bây giờ..

Câu kết luận của cô hướng dẫn viên : "Người dân Thái thường nói KHÔNG TIN THÌ ĐỪNG BÁC BỎ".

Còn tôi thì nghĩ "Sao lại bỏ trống như thế nhỉ? đó sẽ là một sự lãng phí lớn, nếu ta tin về tâm linh thì ta lập trai đàn cúng vái.. đức Phật thì không dạy chúng ta mê tín, nhưng những vị khuất mày khuất mặt - dù ta chưa từng thấy bao giờ - có thể có những oai lực thần bí - nếu tin tưởng thì ta cầu khấn họ cho sự bình an, khi ta có khấn cầu, tâm ta sẽ an vì ta tin tưởng rằng bên ta có trời Phật, ông bà, thần thánh phù hộ, khi ấy cái tiềm thức bình an ấy sẽ sản sinh ra những tính tích cực để dẫn dắt cái nghiệp lực của ta đi vào hướng tốt... Biết đâu đấy lại thành công hơn nhỉ? Còn lãng phí sẽ còn có tội hơn! "

TTM.
PP. 12/09/2014
Viết cho chuyến viếng thăm Thái Lan, trên đường quá cảnh đi Sri Lanka.

********
--> Read more..

Những entries gần đây



2015-06-17 - 88,616 views

Song Ngư..

“Hòa vào dòng chảy, và luôn mong muốn bản thân thay đổi khác hơn ngày hôm qua.”






.. Và mây vẫn trôi giữa dòng đời bụi bặm... Người đi qua đời.. chợt.. cũ đến chẳng còn quen....

Thiên di



- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.





Dấu chân..

Flag Counter
15/02/2016 - 64,319 pageviews - 63 Flags colledted

Labels

Bảo Huyên (7) Bhutan (1) Biên dịch (12) Birthday (13) Bs Đỗ Hồng Ngọc (1) buigiang (1) Campuchia (9) Canada (3) carpenters (1) children (7) chinese (11) chinese12 (1) Cooking (1) culture (8) dalat (1) Đặng Thế Phong (1) Danh nhân (2) Đi đó đây.. (28) Đinh Thị Thu Vân (2) doanchuantulinh (1) Đọc sách báo (14) event (4) Facebook (1) family (8) france (2) Friend (50) Gia đình tôi (35) Hà Nội 2013 (9) hanoi (7) heomap12 (1) Hoa cỏ (14) hoa Đào (1) Hoa Đỗ Quyên (2) Hoa Kỳ. (6) Hoa Lộc vừng (3) Hoa Mai (2) Hoa Phượng. (1) Hoa Sen (1) Hoa Sứ (2) Hoa thay lời muốn nói. (3) hoa2 (3) hoa2012 (5) hoa3 (2) Học làm blogspot (7) Hồi Ức nằm đâu đó.. (7) impressive (1) Khánh Ly (2) khuc (1) kinhthi (2) lehuuha (1) life (4) Luận về cái tên TTM (1) memory (5) mixmusic (1) Món ăn (2) multiply3 (1) Mười hai con Giáp (2) music (18) musicpoem (2) New year (1) ngothuymien (2) Nguyễn Ngọc Chính (3) nguyensa (1) nguyentatnhien (1) nhạcphạmduy (1) nhạctcp (1) nhạctcs (3) nhạctrữtình (1) Như Thị (2) Những chuyến đi của tuổi 60 (15) Những điều trông thấy (1) nonfiction (1) phamduy (2) Phong tục tập quán (1) poem (26) poem10 (14) poem12 (4) Quotation (4) Russia (1) Sài Gòn. (3) saigon (4) Sức khỏe là Kim cương (8) Sưu tầm (4) tagore (1) taiwan2012 (11) Tản mạn (30) tcp (2) tcs (6) Thơ's TTM - Remil Nguyễn phổ nhạc. (1) Tibet (4) Tiễn biệt (3) Tôi (105) Tôi ở góc trời. (1) tovu (1) Trang Tôn giáo (14) travel (5) travelcambodia11 (9) travelcambodia12 (1) Truyện ngắn (3) uk (1) uyenlinh (1) Viếng cảnh chùa (1) vietnam (4) vta (1) Vũng Tàu (3)

Luôn nhớ!

Bạn đã ghé thăm đó ư!

Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

Mutiply 27/02/2013: 315,715 pageviews; 118 flags collected
free counters



Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhất.
Người tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất.
Và người lãng quên trước sẽ là người hạnh phúc nhất...